Đề xuất bỏ quy định trả kết quả chứng thực trong buổi

Sếp hàng chờ làm thủ tục chứng thực tại UBND phường Lê Đại Hành (Hà Nội). Ảnh: Phạm Diệu
Sếp hàng chờ làm thủ tục chứng thực tại UBND phường Lê Đại Hành (Hà Nội). Ảnh: Phạm Diệu
(PLO) - Theo quy định tại Nghị định 79/CP của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký thì việc tiếp nhận yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính trong thời gian làm việc buổi sáng hoặc buổi chiều thì phải được thực hiện chứng thực ngay trong buổi làm việc đó; trường hợp yêu cầu chứng thực với số lượng lớn thì việc chứng thực có thể được hẹn lại để chứng thực sau nhưng không quá 2 ngày làm việc. Nhiều địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn, đang kêu trời vì quy định này...
Lãnh đạo UBND đang bị biến thành “người ký và đóng dấu chuyên nghiệp”
Với phương châm không để dân phải chờ đợi quá lâu khi đi làm chứng thực, Nghị định 79/CP quy định dân được nhận kết quả ngay trong buổi làm việc (trừ chứng thực với số lượng lớn). Tuy nhiên, do công việc nhiều trong khi lượng bản sao cần chứng thực là rất lớn nên một số địa phương (Yên Bái, Lâm Đồng, Lào Cai, Thái Nguyên…) quy định việc tiếp nhận giải quyết yêu cầu chứng thực bản sao được thực hiện “trong ngày”. 
Nhiều địa phương cẩn trọng thì ghi theo đúng quy định tại Nghị định 79/CP được niêm yết tại trụ sở UBND các phường, xã (Ninh Bình, Sóc Trăng)… còn “mạnh dạn” như Lai Châu thì “giải quyết ngay khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Tình trạng quá tải bản sao dẫn đến chậm trả kết quả chứng thực hiện nay cho thấy phổ biến nhất ở các thành phố lớn. Trưởng phòng Tư pháp quận Ba Đình, Hà Nội Đỗ Gia Khương phân tích nguyên nhân của tình trạng này là do quy định hiện hành không giới hạn về số lượt người yêu cầu chứng thực trong một ngày và số lượng hồ sơ yêu cầu chứng thực trong một lần mà giải quyết theo nhu cầu. 
Quy định này không hợp lý ở chỗ chỉ trong một khoảng thời gian nhất định thì cơ quan chứng thực không thể đáp ứng được nhu cầu không giới hạn của tổ chức và cá nhân. Mặt khác, với số lượng bản sao quá nhiều nhưng không quy định việc sao chụp tại trụ sở của cơ quan chứng thực dẫn đến mất quá nhiều thời gian cho việc kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính, ảnh hưởng đến việc trả kết quả cho công dân.
Qua kiểm tra hồ sơ hành chính về chứng thực tại địa bàn Hà Nội cho thấy, tình trạng trả chậm thời hạn theo quy định vẫn phổ biến. Nguyên nhân do bất cập về quy trình và yêu cầu phải trả ngay trong buổi được quy định tại Nghị định số  79/2007/NĐ-CP trong khi lượng hồ sơ chứng thực tại trung tâm thành phố là quá lớn, cán bộ thực hiện nhiệm vụ chứng thực còn phải thực hiện quá nhiều  nhiệm vụ khác về tư pháp.
Bên cạnh đó, việc chậm trả kết quả chứng thực cũng còn do “mặt trái” của cơ chế một cửa. Đại diện Phòng Tư pháp huyện Diên Khánh, Khánh Hòa trong một tọa đàm cũng phản ánh: Mô hình một cửa, một cửa liên thông cũng là một trong những yếu tố gây áp lực cho người thực hiện chứng thực khi phải đáp ứng yêu cầu về thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật chứng thực hiện hành (phần lớn các việc chứng thực phải giải quyết và trả kết quả ngay trong buổi hoặc trong ngày làm việc). 
Đây là một vấn đề được nhiều địa phương phản ánh khi thẩm quyền ký chứng thực hiện nay thuộc về lãnh đạo UBND, mà ở cơ sở, Chủ tịch/Phó Chủ tịch cấp xã không thể hàng ngày ngồi chờ dân đến ký chứng thực vì họ còn muôn ngàn công việc khác. Thậm chí nói như nhiều người, nhiều nơi, lãnh đạo UBND cấp phường đang bị biến thành người ký và đóng dấu chuyên nghiệp do lượng bản sao cần chứng thực quá lớn.
Tiếp nhận hồ sơ: đối chiếu bản chính để giảm tải bản sao
Trước tình trạng quá tải bản sao diễn ra ở nhiều nơi, ngày 20/6/2014 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính. Các địa phương cũng thể hiện rõ quyết tâm trong câu chuyện này bằng việc ban hành nhiều chỉ thị, văn bản để giảm tải bản sao. 
Theo đó, trường hợp nộp bản sao không có chứng thực và xuất trình kèm bản chính thì công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tự kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính mà không yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp bản sao có chứng thực.
Tăng trách nhiệm của các ngành trong việc không đòi hỏi bản sao có chứng thực, UBND TP.Hà Nội còn đề xuất khi xây dựng Luật Chứng thực cần kế thừa quy định tại Khoản 2 Điều 73 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP: “Cơ quan, tổ chức đã cấp bản chính giấy tờ có quyền cấp bản sao các giấy tờ đó” nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền cấp bản chính, đồng thời giảm tải khối lượng chứng thực bản sao tại các cơ quan thực hiện chứng thực và đáp ứng được nhu cầu của người dân trong hoạt động chứng thực; quy định cụ thể những loại giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp không được thực hiện chứng thực và quy định bản sao là bản có đầy đủ nội dung như sổ gốc hoặc bản chính. 
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đề nghị quy định mang tính định lượng, xác định như thế nào là “số lượng lớn” đối với số lượng bản chứng thực, đồng thời quy định cụ thể về thời gian thực hiện chứng thực với hồ sơ có số lượng lớn.
Ngoài ra, ngành Tư pháp cần tiếp tục củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác chứng thực, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng chứng thực, xây dựng cơ chế, chính sách bổ sung và ổn định đội ngũ cán bộ tư pháp cơ sở, đặc biệt là cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã, đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng, giảm bớt tình trạng quá tải về công việc. 
Để không gây áp lực cho cán bộ và cơ quan nhà nước, nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi quy định trả kết quả chứng thực trong buổi làm việc mà thay vào đó là trong ngày. Tuy nhiên, với xu thế cải cách hành chính như hiện nay, nhiều người phản biện việc kéo dài thời hạn trả kết quả chứng thực là quy định thụt lùi, đẩy khó khăn cho người dân.
Đồng thời, để khắc phục điểm bất cập trong việc áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông đối với thủ tục chứng thực chữ ký, Dự thảo Nghị định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch đã bổ sung quy định: Trường hợp yêu cầu chứng thực được thực hiện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì người tiếp nhận hồ sơ chỉ kiểm tra yêu cầu chứng thực và hẹn người có yêu cầu chứng thực về thời gian trả kết quả. Tại thời điểm trả kết quả, người yêu cầu chứng thực sẽ ký trước mặt người thực hiện chứng thực; người thực hiện chứng thực ký chứng thực và trả kết quả cho người có yêu cầu chứng thực. 
Về vấn đề này, Bộ Tư pháp cũng thừa nhận: “Một số UBND cấp huyện, cấp xã vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu chứng thực của nhân dân, có hiện tượng quá tải trong việc chứng thực bản sao tại một số nơi do tình trạng “lạm dụng”, “sính” bản sao trong khi pháp luật đã quy định chỉ cần có bản chính để đối chiếu, đặc biệt trong thời gian tuyển sinh thì yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính tăng đột biến, gây quá tải cho các cơ quan thực hiện chứng thực và lãng phí không cần thiết cho xã hội”.

Đọc thêm

Vụ án Alibaba: Gần 4600 bị hại và thách thức đối với cơ quan Thi hành án dân sự

Lãnh đạo Tổng cục THADS khảo sát thực tế tại các điểm phải thi hành án
(PLVN) - Sau gần 2 năm bản án phúc thẩm vụ án Alibaba và 4.548 bị hại có hiệu lực, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) đang đứng trước hàng loạt vấn đề nan giải . V ụ án được xem là có số lượng bị hại lớn nhất từ trước tới nay , trải dài khắp các tỉnh, thành trong cả nước , tài sản thi hành án nhiều và phức tạp, đối tượng thuộc diện thi hành án quá nhiều, việc tiếp nhận hồ sơ uỷ thác thi hành án quá lớn … trong khi lượng chấp hành viên quá thiếu khiến việc thi hành án phần dân sự hết sức khó khăn .

'Xanh hóa' chất lượng sản phẩm để vươn mình

Bà Lê Dung - Viện trưởng Viện Doanh Trí, CEO Cty CP Đào tạo và Phát triển nhân lực Dgroup.
(PLVN) - Trong xu hướng nền kinh tế xanh, các doanh nghiệp (DN) cần phải dồn tâm sức, trí lực để đi tìm lời giải cho bài toán chất lượng xanh (CLX). Đáp án của bài toán hóc búa này, không ở đâu xa, mà nằm ngay trong ý thức, tư duy, hành động của DN. Đây cũng là yêu cầu cần và đủ để các DN vươn ra biển lớn…

TS. Nguyễn Văn Cương: Thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững gắn với việc củng cố lực lượng doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

TS. Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kể từ khi tiến hành đường lối Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trên cơ sở đó, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Tăng cường tính công khai, minh bạch trong xây dựng pháp luật

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là nội dung được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng nhiều đại biểu nhấn mạnh tại cuộc họp Ban soạn thảo dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) diễn ra ngày 6/1. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cùng dự và chủ trì cuộc họp.

Đội ngũ luật sư công: Có thể hình thành từ nguồn công chức, viên chức ngành Tư pháp

Hoạt động tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp của luật sư. (Ảnh minh họa: BN)
(PLVN) - Việc hình thành đội ngũ luật sư chuyên trách ở các Bộ, ngành và địa phương trong bối cảnh hiện nay là cần thiết nhằm bảo đảm các yêu cầu ngày càng cao về việc tuân thủ và thực thi pháp luật trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chủ tịch HUD: “Doanh nghiệp Nhà nước hãy lan tỏa tinh thần trách nhiệm xã hội”

Ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty HUD
(PLVN) - Với doanh nghiệp, doanh nhân, hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận là điều quan trọng. Nhưng uy tín, tầm vóc doanh nghiệp sẽ lớn hơn, tốt hơn… nếu biết phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, hành động và lan tỏa thiết thực nhất tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.

Tư lệnh Binh đoàn 12: Kỷ luật, chất lượng - “bảo chứng” để cạnh tranh và hội nhập

Thiếu tướng, TS. Nguyễn Hữu Ngọc -Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn
(PLVN) - “Tên tuổi” Binh đoàn 12 gắn liền với đường Trường Sơn huyền thoại, với những danh hiệu như “đôi chân vạn dăm”, “gan vàng, dạ ngọc ” … thời chống Mỹ cứu nước. Thời bình, bên cạnh nhiệm vụ quân sự quốc phòng, những “đôi chân” ấy vẫn bước vững chắc trên những công trường, dự án trọng điểm quốc gia, góp phần dẫn dắt thị trường và kiến thiết đất nước.

Bà Mai Thị Diệu Huyền: "Nữ doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam"

Bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI
(PLVN) - Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Triển khai nghị quyết, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó có mục tiêu khoảng 20 - 25% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, 30 - 35% số doanh nghiệp có giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp là nữ. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI về nội dung này.

Công tác báo chí, xuất bản: Chủ động truyền thông chính sách pháp luật và hoạt động Bộ, ngành Tư pháp

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 3/1, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội nghị triển khai công tác báo chí, xuất bản năm 2025. Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) Vũ Hoài Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật Trương Thế Côn, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập NXB Tư pháp Trần Mạnh Đạt đồng chủ trì Hội nghị.