Đề nghị tiếp tục cấp giấy khai sinh cho trẻ em

Đề nghị tiếp tục cấp giấy khai sinh cho trẻ em
(PLO) - Thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Hộ tịch hôm qua (28/10), tuyệt đại đa số Đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục cấp giấy khai sinh cho trẻ em thay vì cấp Thẻ căn cước công dân để tránh lãng phí, gây khó khăn cho người dân.
Thẻ căn cước không thể thay thế giấy khai sinh
Đại biểu Quốc hội (ĐB) Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) cho rằng, cần thiết phải tiếp tục cấp giấy khai sinh (GKS) cho trẻ em để phù hợp Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Việc cấp GKS cũng là căn cứ quan trọng cho việc thiết lập các giấy tờ tùy thân tiếp theo, kể cả làm Thẻ Căn cước công dân (CCCD).
Dẫn chứng trẻ em có quyền khai sinh và có quốc tịch theo Hiến pháp 2013, ĐB Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) nghi ngại, Luật CCCD quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ em sẽ “phát sinh thêm thời gian, thủ tục, phiền hà cho dân”. Bởi lẽ, GKS không có thời hạn sử dụng, còn Thẻ CCCD thì ngược lại, do đó “việc cấp thẻ tốn kém hơn cho Nhà nước, công dân vì đến 14 tuổi công dân lại phải đổi thẻ khác. Hơn nữa, nếu bỏ GKS sẽ gây khó khăn cho chính công dân Việt Nam ở nước ngoài khi mà GKS đã trở thành thông lệ quốc tế.”
Thống kê hiện có đến 70 loại thủ tục hành chính yêu cầu phải xuất trình GKS, ĐB Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) quả quyết: GKS rất quan trọng, là căn cứ pháp lý đầu tiên chứa đựng những thông tin về cá nhân một người, do đó giữ quy định về cấp GKS như hiện nay là cần thiết. 
Chung nhận định, nhưng ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) đề nghị phải rà soát lại quy định của Dự thảo Luật CCCD để đảm bảo tính thống nhất. Theo ĐB Tám, việc cấp Thẻ CCCD cho trẻ mới sinh ra chỉ “phục vụ yêu cầu quản lý” và khẳng định “Thẻ CCCD không thể thay thế GKS”. Nhiều ĐB khác chỉ rõ, việc cấp Thẻ CCCD cho trẻ em là không phù hợp vì trẻ mới sinh ra thay đổi nhân dạng liên tục, gây tốn kém, trong khi người dưới 14 tuổi chiếm khoảng 24% tổng dân số. 
Trong 20 ĐB phát biểu tại hội trường về Dự án Luật Hộ tịch, tất cả đều nhất trí cao với nhận định tại Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Hộ tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: cần tiếp tục cấp GKS cho trẻ em khi đăng ký khai sinh.
Phải quy định rõ các trường hợp đăng ký khai sinh lưu động
Theo Dự thảo Luật Hộ tịch: “Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động”. 
Dẫn chứng từ thực tế “đăng ký khai sinh cho trẻ ở miền núi còn rất nhiều khó khăn, ĐB Pờ Hồng Vân (Lai Châu) cho rằng, đăng ký khai sinh lưu động là cần thiết, tuy nhiên “trong trường hợp nào thì được đăng ký lưu động, trình tự, thủ tục ra sao Dự thảo chưa quy định”. 
“Nhiều trẻ em ở vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa đến tuổi đi học vẫn chưa được đăng ký khai sinh, gây khó khăn cho các thầy cô giáo, cho nhà trường vì vừa phải lo dạy chữ cho các em, vừa phải lo làm đăng ký khai sinh”, từ câu chuyện này, ĐB Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) đề xuất: “Cần có quy định riêng về thời hạn đăng ký khai sinh cho trẻ ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc; và quy định rõ việc đăng ký khai sinh lưu động được thực hiện như thế nào?
Đồng tình cao với nhiều nội dung về đăng ký khai sinh cho trẻ em mà Chính phủ trình Quốc hội, ĐB Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) lưu ý: “Cần quy định rõ trách nhiệm và thủ tục khi thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi”. Trở lại vụ việc xảy ra ở chùa  Bồ Đề (Hà Nội) cách đây chưa lâu, ĐB này nhấn mạnh: “Việc chùa có 112 trẻ em, nhưng có tới 80 trẻ em chưa được đăng ký khai sinh, như vậy làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của trẻ”.
Để Luật Hộ tịch đảm bảo tính khả thi, thuận lợi cho người dân trong công tác đăng ký cũng như phục vụ tốt công việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội, nhiều ĐB đề nghị cần hạn chế các quy định giao Chính phủ, đồng thời quy định rõ trình tự, thủ tục các trường hợp đăng ký khai sinh như đăng ký cho trẻ bị bỏ rơi, đăng ký cho trẻ trong trường hợp bố mẹ tảo hôn, đăng ký quá hạn… đồng thời rút ngắn thời gian giải quyết một số việc về hộ tịch và tiếp tục đơn giản hóa giấy tờ để đảm bảo thuận lợi cho người dân khi có yêu cầu. 
Thảo luận tại hội trường, có ý kiến băn khoăn vì hiện đội ngũ cán bộ tư pháp cấp huyện còn mỏng, công việc nhiều, trong khi trình độ ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Giải trình thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng, nếu để lãnh đạo UBND cấp tỉnh ký một cái GKS, hay kết hôn có yếu tố nước ngoài thì rất bất cập. Nhiều Chủ tịch tỉnh rất “ta thán” về vấn đề này. 
Còn về trình độ ngoại ngữ của cán bộ cơ sở, theo Bộ trưởng: “Chúng ta đòi hỏi cán bộ tư pháp - hộ tịch ở cấp huyện mà phải biết tiếng Anh, tiếng Đức hoặc tiếng Nga v.v... thì rất vô lý, bởi tất cả đều có sự bảo đảm về mặt phiên dịch, giấy tờ bằng tiếng Việt, chứ không phải bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp, tiếng Đức mà chúng ta phải trông chờ”. 
Bộ trưởng cũng tha thiết đề nghị: “Nếu chúng ta không dồn lại về một cấp để tổ chức đăng ký hộ tịch, thống nhất một đầu mối thì bước quá độ này cũng nên phân cấp về cấp huyện để có hai cấp đăng ký hộ tịch, để cấp tỉnh tập trung vào công tác quản lý nhà nước”.

Tin cùng chuyên mục

Cục THADS Bình Định tổ chức hội nghị trực báo công tác THADS Quý I năm 2025.

Cục THADS Bình Định: Giao chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025

(PLVN) - Mới đây, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ.

Đọc thêm

Làm tốt vai trò “dẫn dắt” chuyển đổi số trong Bộ, ngành Tư pháp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu chỉ đạo hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Công nghệ thông tin (CNTT) diễn ra chiều 13/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi yêu cầu Cục cần nâng cao tính chuyên nghiệp, khoa học, chủ động, sáng tạo để làm tốt công tác hướng dẫn, “dẫn dắt” các đơn vị của Bộ, ngành Tư pháp trong chuyển đổi số.

Trao “Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình: Lan tỏa yêu thương dịp Xuân Ất Tỵ 2025

“Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình (Ảnh: Hoàng Giáp)
(PLVN) - Chiều ngày 10/1, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện thẩm mỹ Saigon Young, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Yên Thịnh tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định Phạm Dân: Người cán bộ Tư pháp tận tâm

Ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định
(PLVN) - Trong hơn 30 năm gắn bó với ngành Tư pháp, ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định vẫn được biết đến như một con người luôn gắn bó với những trang viết, nhất là về các hạn chế, chồng chéo, bất cập trong hệ thống pháp luật. Qua đó, góp phần cùng tập thể Sở để lại nhiều dấu ấn và đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tư pháp địa phương, cũng như góp phần hoàn thành nhiệm vụ công việc của Bộ, ngành Tư pháp. 

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.