Ông Lưu Bình Nhưỡng: Trước khi bàn đến pháp luật, tôi là ĐBQH, theo góc độ dân nguyện phải nói rõ, hai từ khác nhau. Tháo là tháo các bộ phận ra nhưng phải bảo toàn công năng. Nhưng phá là không cần sử dụng nữa. Tháo hay phá phương tiện kỹ thuật là một ví dụ. Khi đã phá thì coi như đã hủy nó.
Tuy nhiên cần chú ý có những tài sản dùng được từ tháo dỡ, có những tài sản không dùng phá dỡ. Ví dụ nhà bê tông phải phá, nhưng các tài sản khác thì phải dùng từ tháo dỡ.
Chúng ta sử dụng hai từ theo quy định của luật. Nhưng có những câu chuyện thực tiễn cao hơn cả Luật. Đặc biệt với chúng ta, tài sản của bất kỳ ai cũng là của xã hội, đều được quý trọng như nhau, bởi vậy khi tháo dỡ hay phá dỡ thì phải cân nhắc rất kỹ.
Từ đó, theo tôi, cần đặt vấn đề để thấy tháo hay phá có hại không? Tháo và phá có cần thiết không? Tháo hay phá vào lúc nào, người dân có đồng ý không? Tháo hay phá có lồng vấn đề cá nhân vào đó không?
Nếu vì lý do gì đó mà làm tan tành sản phẩm ra thì là hành vi thể hiện sự cân nhắc chưa đầy đủ các khía cạnh thực thi pháp luật.
Nếu nói về khía cạnh pháp lý, Nghị dịnh và Luật có phần vênh nhau. Nhưng đó là câu chuyện của nhà làm chính sách. Tuy nhiên, vẫn phải nhấn mạnh, thực tiễn khi nào tháo dỡ hay phá dỡ, tháo dỡ hay phá dỡ thế nào phải bàn kỹ.
- Đối với các thiết bị kỹ thuật được lắp đặt trong khuôn viên công trình xây dựng vi phạm như trường hợp công viên nước Thanh Hà thì việc tháo dỡ phải được hiểu và thực hiện như thế nào, thưa ông?
Ông Lưu Bình Nhưỡng: Tôi nghĩ UBND quận Hà Đông cần cân nhắc, xin ý kiến chuyên gia. Nếu công trình an ninh quốc phòng thì có thể làm ngay lập tức. Nhưng ở đây, cần phải cân nhắc. Cần cân nhắc tới lợi ích xã hội.
Tôi cho rằng trong vụ việc này, phá dỡ như vậy là không cần thiết. Bây giờ phá thành đống ngổn ngang, thì trông còn phản cảm hơn.
- Thưa ông, Pháp luật có quy định như thế nào về quyền, nghĩa vụ các cơ quan xử lý vi phạm hành chính trong việc xử lý các tài sản liên quan đến hành vi vi phạm hành chính?
Ông Lưu Bình Nhưỡng: Pháp luật đã quy định rất rõ thẩm quyền. Thẩm quyền là cấp quận. Theo thẩm quyền thì cấp quận được yêu cầu cưỡng chế công trình vi phạm. Nhưng thẩm quyền nào cho anh được phá? Anh phải viện dẫn quy định nào cho anh được mang thiết bị đến để phá tan chỗ này? Tôi chưa thấy.
- Như vậy, đối với việc UBND quận Hà Đông cưỡng chế phá bỏ toàn bộ thiết bị kỹ thuật lắp đặt tại công viên nước Thanh Hà, theo ông việc thực hiện cưỡng chế này có đúng pháp luật hay không?
Ông Lưu Bình Nhưỡng: Trong mỗi chuyên ngành xử lý khác nhau. Vấn đề này xử bằng Nghị định 139/2017/NĐ-CP có thể cảnh cáo, phạt tiền hoặc hình thức xử lý bổ sung khác và cuối cùng là khắc phục hậu quả.
Nhưng cho dù xử phạt cũng phải nộp tiền, còn tài sản của người ta phải tôn trọng. Phải đảm bảo sự sở hữu, giá trị tài sản của người ta nên không được phá dỡ, hủy hoại, làm mất giá trị sử dụng nó. Không được phá hủy tài sản dù của cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp, vì suy cho cùng, đó là tài sản của xã hội.
Phá hủy tài sản là một vấn đề khác. Trong trường hợp Công viên nước Thanh Hà, đây là một hệ thống máy móc có thể sử dụng được. Trong giai đoạn này là tài sản của chủ đầu tư, không được phá.
Thưa ông Lưu Bình Nhưỡng, khi chủ thể vi phạm hành chính có hành vi vi phạm hành chính thì các tài sản vi phạm của chủ thể liên quan đến vi phạm được xử lý như thế nào, theo quy định của hệ thống pháp luật đang có hiệu lực?
Ông Lưu Bình Nhưỡng: Trong Luật Vi phạm hành chính và trong mỗi chuyên ngành xử lý khác nhau. Vấn đề này xử bằng Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 quy định rất rõ các loại hành vi vi phạm có thể cảnh cáo, phạt tiền hoặc hình thức bổ sung khác như tịch thu, và cuối cùng là khắc phục hậu quả, nếu có hậu quả.
Nhưng lưu ý, cho dù xử phạt cũng phải nộp tiền, còn tài sản của người ta phải được tôn trọng. Vấn đề này Hiến pháp quy định rồi. Tài sản không có tội nên không được phá tài sản.
Phải bảo đảm quyền sở hữu tài sản của người ta, giá trị tài sản của người ta. Nếu là tang vật phải xử lý theo quy định về tang vật. Nếu tài sản đó bị tịch thu thì được sung công, thuộc về Nhà nước, thì nó vẫn là tài sản của Nhà nước và công dân. Không được phá phá hủy, hủy hoại, làm mất giá trị sử dụng của nó. Không được phá hủy tải sản của họ. Điều này pháp luật quy định rõ ràng.
Phá hủy tài sản là một vấn đề khác. Đây là một hệ thống máy móc, thiết bị có thể sử dụng được. Nếu nhà nước quyết định tịch thu thì có thể tịch thu. Nhưng trong giai đoạn này là tài sản của người ta, không được phá.