Dân không “mặn mà” với sổ đỏ vì... thuế cao

(PLO) - Với những bất cập bắt nguồn từ ban hành chính sách đến thực hiện các chính sách, quy định về đất đai, nhiều người dân đã không có điều kiện để được cầm “sổ đỏ", thậm chí cả với diện tích đất do cha ông để lại, trong khi nhiều người khác lại không "thèm" đến lấy "sổ đỏ".

Sáng nay (19/11), Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam (VIJUSAP) tổ chức Hội thảo “thực trạng và những bất cập trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất (QSDĐ)”.

Đây là kết quả từ quá trình thực hiện Dự án để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận QSDĐ (“sổ đỏ”) cho người dân ở vùng nông thôn thông qua vận động chính sách, tư vấn pháp luật, thực hiện đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền lợi do VUJUSAP thực hiện .
Hội thảo “thực trạng và những bất cập trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất”
 Hội thảo “thực trạng và những bất cập trong việc cấp
giấy chứng nhận quyền sử đụng đất”

ĐB Bùi Văn Xuyền – Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình cho biết, Luật đất đai 2013 có nhiều quy định tạo thông thoáng, tạo điều kiện cho người dân sử dụng QSDĐ của mình để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Song thực tiễn đặt ra nhiều vấn đề cần thực hiện để triển khai Luật và vấn đề khó nhất là cấp “sổ đỏ” ở nông thôn do những hậu quả từ thực tiễn quản lý đất đai trong thời gian dài và những quy định về thủ tục, hạn mức sở hữu đất...

Hiện vẫn còn nhiều tranh chấp đất đai không bao giờ được giải quyết nên các chủ thể tranh chấp đều không được cấp “sổ đỏ”. Như phản ánh của ông Huỳnh Xuân – Trung tâm tư vấn pháp luật cho người nghèo, dân tộc thiểu số thuộc VUJUSAP tại Phú Yên, bất cập trong cấp “sổ đỏ” xuất phát từ việc trước đây chính quyền chỉ giao quyết định giao đất mà không giao sổ đỏ nên bây giờ giao “sổ đỏ” thì chênh lệch giá đất giữa hai thời điểm quá cao nên người dân không đi lấy “sổ đỏ”. Thậm chí, có trường hợp, cấp đất có thu tiền cho người dân nhưng sau này lại thu hồi quyết định giao đất rồi lại bán đấu giá, khiến dân khiếu kiện.

Ngay tại Hà Nội cũng có nhiều bất cập dẫn đến tồn đọng việc cấp “sổ đỏ” ở nông thôn. Hậu quả là người được cấp sổ không "mặn mà", còn “các hộ nghèo không có “sổ đỏ” thế chấp, vay tín dụng làm kinh tế do đó hộ nghèo càng nghèo thêm” – ông Chu Văn Hệ, UBND xã Cổ Loa, Đông Anh cho biết.
Ông Chu Văn Hệ (UBND xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) cho biết "người dân chưa "mặn mà" với "sổ đỏ" vì không đủ tiền đóng thuế
 Ông Chu Văn Hệ (UBND xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) cho biết
"người dân chưa "mặn mà" với "sổ đỏ" vì không đủ tiền đóng thuế
Nguyên nhân theo ông Hệ, căn cứ Luật 2013 các phần thuế phải nộp để được cấp “sổ đỏ” là quá cao (50-100%) so với điều kiện kinh tế của người dân ở nông thôn, mặc dù các thửa đất đã ở ổn định đúng vùng quy hoạch của địa phương nên người dân không đủ điều kiện để được nhận sổ. Hoặc nhận sổ nhưng bị "phê" nợ thuế cũng không làm gì được thì "cấp vậy cũng bằng không" - ông Hệ nhận xét.

Giải thích thêm nguyên nhân, đại diện lãnh đạo Cục Công sản, Bộ Tài chính cho rằng, tình trạng người dân không nhận “sổ đỏ” không hẳn vì vấn đề tài chính, mà vì không đồng tình với việc chỉ được cấp sổ cho một phần diện tích mà họ thực tế đang sử dụng do hạn mức đất, phần còn lại phải nộp thuế cao…

Do đó, bà Tạ Thị Minh Lý – Chủ tịch VUJUSAP nhấn mạnh, tỷ lệ khiếu kiện cao về đất đai, trong đó có liên quan đến cả việc cấp "sổ đỏ" hiện nay là mất mát lớn cho người dân và xã hội. Do đó, “đất không chân”, không tự dịch chuyển nên cơ quan chức năng phải tính toán khi quy hoạch, quản lý đất đai, tháo gỡ bất cập trong quản lý đất đai, không để dân phải khiếu kiện./.

Đọc thêm

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư công đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Luật sư Nguyễn Hưng Quang phát biểu tại Hội thảo "Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng theo công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và kinh nghiệm đối với Việt Nam". Ảnh: noichinh.vn
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của một đội ngũ luật sư trong nước đáp ứng khả năng tham gia vào quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Luật sư điều hành Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL), Chủ tịch Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) .

Lớp học thầy giáo Di nơi cổng trời xứ Thanh

Thầy Di tận tình sửa từng con chữ cho bà con.
(PLVN) - Khi màn đêm buông xuống, các bản làng miền biên viễn xa xôi của huyện Mường Lát chìm dần trong bóng tối, cũng là lúc tiếng đọc bài của những học sinh đặc biệt có độ tuổi trải dài từ 20-50 tuổi ở bản Khằm II, xã Trung Lý vang lên tại điểm trường Tiểu học Khằm II. Đó là lớp học thầy giáo Di, một thầy giáo mang quân hàm xanh nơi cổng trời biên giới Việt- Lào xứ Thanh…

Canada: Đội ngũ luật sư Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật

Một nhóm luật sư Canada đang họp bàn công việc - Ảnh minh hoạ prepareforcanada.com
(PLVN) -Canada theo đuổi hình thái nhà nước dân chủ hiện đại và sử dụng số lượng lớn luật sư (LS) trong các cơ quan công quyền, nhưng đội ngũ LS làm việc trong nhánh hành pháp lại có vị trí và vai trò tương đối đặc biệt, bởi họ còn đại diện cho chế độ quân chủ đứng đầu là Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và ủy quyền cho đại diện của mình là Toàn quyền Canada.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế
(PLVN) - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng , việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các t ranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ sát thực tế.

Mô hình mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 6/12, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức Hội thảo: “Mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”. Đồng chủ trì Hội thảo là Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư Đào Ngọc Chuyền cùng 2 Phó Chủ nhiệm Đoàn là luật sư Nguyễn Văn Hà và luật sư Nguyễn Xuân San.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hiệu quả, thực chất

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 6/12, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Tổ phó Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) của Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì buổi làm việc với một số bộ, cơ quan, địa phương về công tác này. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội
(PLVN) - Ngày 6/12, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu phối hợp Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác pháp chế; công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Những lợi thế và thách thức khi xác lập về thể thức và hoạt động của luật sư công

Luật sư Trương Quốc Hòe (đứng) tham gia bào chữa tại một phiên tòa.
(PLVN) - Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo giao cho Chính phủ chỉ đạo Bộ Tư pháp nghiên cứu hình thành những chế định, thiết chế về “Luật sư công” nhằm hướng đến vai trò đại diện, giúp chính quyền tại địa phương khi tham gia tố tụng. Liên quan đến vấn đề này, Th.S, luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng Văn phòng luật sư Interla, Đoàn luật sư TP Hà Nội đã có bài viết gửi tới PLVN.

Chi cục Thi hành án dân sự quận Nam Từ Liêm cưỡng chế buộc chuyển giao tài sản tại phường Trung Văn

Các lực lượng triển khai công tác cưỡng chế.
(PLVN) - Sáng ngày 5/12/2024, Chi cục THADS quận Nam Từ Liêm phối hợp cùng chính quyền địa phương phường Trung Văn, đại diện các phòng chuyên môn của Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm và sự giám sát của Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm tổ chức cưỡng chế thi hành án đối với bà Hồ Nha Trang cư ngụ trên địa bàn phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Việt Nam – Nhật Bản: Chia sẻ kinh nghiệm về kỹ năng xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật

Toàn cảnh Hội thảo.
(PLVN) - Ngày 5/12, Bộ Tư pháp đã phối hợp với cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản về kỹ năng xây dựng, thẩm định, đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)”. Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh tham dự và chủ trì Hội thảo. Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Trần Thu Hường cùng dự.