Đắk Lắk: Cán bộ xã “bắt tay” với người dân chiếm đoạt tiền tại dự án nghìn tỷ

Các bị cáo Đỗ Văn Hưu (trái) và Y Thoại Byă tại phiên tòa xét xử phúc thẩm.
Các bị cáo Đỗ Văn Hưu (trái) và Y Thoại Byă tại phiên tòa xét xử phúc thẩm.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong quá trình bồi thường tiền thu hồi đất tại dự án hồ chứa nước Krông Pắk Thượng (tỉnh Đắk Lắk), một số cán bộ xã đã nhờ người dân đứng tên trên hồ sơ để nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, gây thiệt hại cho Nhà nước 4,6 tỷ đồng.

Giảm nhẹ hình phạt cho nguyên chủ tịch xã

Ngày 28/4, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Đỗ Văn Hưu (SN 1970, nguyên Chủ tịch UBND xã Cư Elang, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) và bị cáo Y Thoai Byă (SN 1962, ngụ xã Cư Elang) trong vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy tại dự án hồ chứa nước Krông Pắk Thượng.   

Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX TAND tỉnh Đắk Lắk đã tuyên phạt bị cáo Hưu 5 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, 4 năm tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, tổng hợp hình phạt là 9 năm tù; bị cáo Y Thoai Byă 3 năm 6 tháng tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Đồng thời, HĐXX còn tuyên phạt các bị cáo, gồm: Hoàng Trọng Nghĩa (SN 1984), Lê Thành Nguyên (SN 1983), Lê Sơn (SN 1985, đều là nguyên cán bộ địa chính xã Cư Elang) mỗi bị cáo 10 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ngoài ra, đối với 3 cặp vợ chồng, ngoài bị cáo Y Thoại Byă nói trên, 5 bị cáo còn lại, gồm: H’Blút Niê (SN 1967, vợ Y Thoai Byă), vợ chồng Y Wem Byă (SN 1971) và H’Nĩ Niê (SN 1965), vợ chồng Y Thiên Ktla (SN 1962) và H’Nút Byă (SN 1965, cùng ngụ xã Cư Elang) được HĐXX tuyên hưởng án treo.

Sau đó, bị cáo Đỗ Văn Hưu kháng cáo kêu oan, bị cáo Y Thoai Byă kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Hưu thay đổi nội dung kháng cáo và xin giảm nhẹ hình phạt.

Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm. 

Trong khi đó, Luật sư bào chữa cho bị cáo Hưu vẫn giữ nguyên quan điểm kháng cáo và đưa ra những lý lẽ cho rằng có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm ở Hội đồng thẩm định huyện Ea Kar. Do đó, luật sư đề nghị HĐXX trả hồ sơ điều tra bổ sung để giải quyết triệt để vụ án, xác định lại vai trò, trách nhiệm của thân chủ. Tuy nhiên, quan điểm này không được HĐXX xem xét.

Sau khi xem xét các tình tiết xin giảm nhẹ hình phạt, HĐXX TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã tuyên phạt bị cáo Đỗ Văn Hưu 5 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, 2 năm tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, tổng hợp hình phạt là 7 năm tù; bị cáo Y Thoại Byă 3 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Cán bộ “bắt tay” dân nghèo chiếm đoạt tiền tỷ

Dự án hồ chứa nước Krông Pắk Thượng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt lần đầu vào tháng 5/2009, có tổng mức đầu tư gần 2.900 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Sau đó, dự án được phê duyệt điều chỉnh vào tháng 12/2018, với tổng mức đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng.

Dự án do Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng thủy lợi 8 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) làm chủ đầu tư hợp phần xây dựng công trình đầu mối và kênh chính, Ban Quản lý Dự án đầu tư công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư hợp phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xây dựng kênh cấp 1 trở xuống hồ Krông Pắk Thượng. Dự án đi qua địa bàn các huyện Krông Pắc, Ea Kar, Krông Bông và M’Drắk. 

Về quy mô, dự án gồm 2 công trình: hồ chứa nước Krông Pắk Thượng là công trình chính, có dung tích 122,69 triệu m3; hồ chứa nước Ea Rớt là công trình phục vụ tưới và khu di dân tái định cư, với dung tích 18,53 triệu m3. Công trình có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 14.900ha đất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho khoảng 73.000 người.

Theo cáo trạng, diện tích đất thực hiện điểm tái định cư số 1 của dự án hồ chứa nước Krông Pắk Thượng thuộc địa giới hành chính xã Cư Elang do UBND huyện Ea Kar làm chủ đầu tư.

Trong thời gian từ năm 2016 - 2017, khi biết được chủ trương thu hồi và thực hiện chủ trương thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ quá trình thực hiện dự án nêu trên, một số cán bộ địa chính, lãnh đạo của UBND xã Cư Elang đã thực hiện chuyển nhượng đất trái phép (mua - bán) và nhờ các hộ gia đình thuộc diện chính sách, hộ nghèo dân tộc đứng tên trên các hồ sơ nhận bồi thường, hỗ trợ và ký xác nhận về nguồn gốc đất, quá trình canh tác sử dụng đất không đúng, dẫn đến bồi thường sai, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 4,6 tỷ đồng.

Đơn cử, Lê Thành Nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng xét duyệt nguồn gốc đất xã Cư Elang, có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch UBND xã về nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất, việc canh tác và sản xuất trực tiếp trên đất trong các phương án đợt 1 và đợt 2 khu vực thực hiện điểm tái định canh số 1 làm cánh đồng lúa nước. Nguyên nhờ 2 hộ dân thuộc diện hộ nghèo đứng tên và xác nhận không đúng hộ bà Trần Thị Chạm gây thiệt hại tiền tỷ.

Tương tự, Hoàng Trọng Nghĩa cũng nhờ các hộ nghèo đứng tên nhận là chủ sử dụng đất thửa số 29 và thửa đất số 24, trích đo bản đồ số 13 để làm hồ sơ bồi thường không đúng, gây thiệt hại hàng tỷ đồng.

Lê Sơn là thư ký Hội đồng xét duyệt nguồn gốc đất xã Cư Elang, có nhiệm vụ tham mưu cho Chủ tịch UBND xã về xác minh nguồn gốc đất các hộ bị thu hồi theo phương án đợt 3. Sơn xác nhận thông tin về nguồn gốc và trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp của các hộ dân mà Nghĩa nhờ đứng tên như nội dung kê khai. Sơn nhận từ Nghĩa 1,1 tỷ đồng.

Cũng theo cáo trạng, hành vi của 6 người dân nói trên là những cá nhân được các cán bộ địa chính xã Cư Elang nhờ đứng tên sử dụng đất trong các hồ sơ bồi thường, hỗ trợ không đúng quy định. Do đó, hành vi của những người này là đồng phạm với vai trò giúp sức cho các cán bộ địa chính nói trên thực hiện hành vi phạm tội.

Ngoài ra, Đỗ Văn Hưu là Chủ tịch Hội đồng xét duyệt nguồn gốc đất xã Cư Elang đã thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các công việc của cán bộ địa chính thuộc quyền và đã ký xác nhận vào hồ sơ đề nghị bồi thường đất, hỗ trợ trái quy định, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 3,5 tỷ đồng.

Tách nhiều nội dung để tiếp tục điều tra

Theo Công an tỉnh Đắk Lắk, đến thời điểm cuối năm 2017, UBND huyện Ea Kar đã tiến hành bồi thường, hỗ trợ 3 đợt cho 34 hộ dân với tổng số tiền hơn 36 tỷ đồng để thực hiện điểm tái định cư số 1. Cơ quan chức năng đã làm rõ sai phạm 4 cán bộ xã Cư Elang cùng 3 cặp vợ chồng chiếm đoạt hơn 4,6 tỷ đồng.

Do thời hạn điều tra đã hết nhưng chưa có cơ sở xác định hành vi sai phạm trong việc bồi thường, hỗ trợ và trách nhiệm của các cá nhân khác có liên quan nên cơ quan điều tra tách nội dung vụ việc để tiếp tục điều tra. 

Riêng một số cá nhân tại UBND xã Cư Elang, chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Ea Kar, Ban Quản lý Dự án huyện Ea Kar, Hội đồng thẩm định huyện Ea Kar, UBND huyện Ea Kar mắc sai phạm trong việc lập, xét duyệt bồi thường, hỗ trợ trái quy định, cơ quan công an cũng đã tách nội dung để tiếp tục điều tra. 

Tin cùng chuyên mục

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Đọc thêm

Vụ cho ở rồi mất đất ở Cao Bằng: Nguyên đơn không đồng tình với phán quyết của TAND Cấp cao tại Hà Nội

Các văn bản ông Hoàng Văn Tiến gửi đi và nhận lại từ các cơ quan chức từ khoảng 15 năm qua.
(PLVN) -Vì thương gia đình ông Mã Văn Chỉnh không có đất ở, bố mẹ ông Hoàng Văn Tiến đã cho gia đình ông Chỉnh ở nhờ. Nhưng sau đó, ông Chỉnh đã tự ý làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã đem mảnh đất này bán cho người khác. Vụ việc đã được TAND tỉnh Cao Bằng đưa ra xét xử sơ thẩm. Phiên toà phúc thẩm tại TAND Cấp cao tại Hà Nội diễn ra ngày 8/4/2022, luật sư đã phân tích những vi phạm nghiêm trọng ở cấp toà sơ thẩm, dù vậy, ông Tiến vẫn chưa đòi lại được đất đã cho ông Mã Văn Chỉnh mượn.

Quan điểm Toà – Viện “vênh” nhau, nguyên đơn kêu cứu đề nghị giám đốc thẩm lại vụ án

Ảnh chụp bản án sơ thẩm, phúc thẩm và Quyết định giám đốc thẩm vụ án.
(PLVN) - Về vụ án này, các cấp Viện kiểm sát không đồng tình với Toà trong việc đánh giá chứng cứ cũng như quan điểm giải quyết vụ án nên đã có kháng nghị lên cấp phúc thẩm và sau đó kháng nghị giám đốc thẩm đề nghị huỷ án nhưng đều không được Toà chấp nhận. Dư luận băn khoăn: cùng một vụ việc tại sao cách nhìn nhận, quan điểm vận dụng pháp luật của hai cơ quan pháp luật lại “vênh” nhau?

Vết máu không cùng nhóm “lên tiếng” sau 15 năm im lặng

Thực nghiệm lại hiện trường vụ cướp của giết người xảy ra 15 năm trước.
(PLVN) - Vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra tại Lào Cai từ năm 2006 nhưng không tìm ra hung thủ. 15 năm sau, vào năm 2021, chỉ từ một tình tiết tình cờ, kẻ thủ ác đã phải tra tay vào còng số 8 nhờ sự xác minh danh tính của khoa học pháp y...

Lộ tẩy hành vi tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép từ hai người ngoại quốc lang thang

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - TAND TP Hà Nội đã đưa bị cáo Trương Thị Quyên (SN 1986, ở Nghệ An), Nguyễn Hữu Trung (SN 1989, ở Gia Lâm, Hà Nội) và Nguyễn Văn Dũng (SN 1980, ở Gia Lâm, Hà Nội) ra xét xử về tội “Tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép”. Đây là những người đã tổ chức đưa 2 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam khi dịch COVID-19 bùng phát hồi đầu năm.

Tay quỷ” hóa giải nỗi oan góa phụ trẻ (Tiếp theo kỳ trước)

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Như đã phản ánh ở kỳ trước, trước khi phát hiện rơi từ tầng 10 xuống đất tử vong, anh Nguyễn Xuân L - Giám đốc một Trung tâm dạy nghề có đưa cho vợ một khoản tiền lớn. Vì vậy, người vợ goá không chỉ gánh trên mình nỗi đau mất chồng mà còn phải đeo thêm tiếng oan từ những nghi kỵ của gia đình chồng.

“Tay quỷ” hóa giải nỗi oan góa phụ trẻ

(Hình minh họa).
(PLVN) - Giải phẫu tử thi để giải mã bí ẩn cái chết nên giới pháp y bị gán cho biệt danh là “tay quỷ”. Tuy nhiên, hoạt động của “tay quỷ” đó lại phục vụ cho “tâm Phật” là sự thật, cho công lý. Câu chuyện hóa giải nỗi oan giết chồng của người vợ trẻ đã minh chứng cho hành trình pháp y “tay quỷ - tâm Phật” như thế. 

Tình ngoài luồng phá nát hai gia đình

Bị cáo Tùng tại tòa.
(PLVN) - Dù đang có vợ, có chồng song Tùng và chị L. vẫn bất chấp luân thường đạo lý, vụng trộm yêu đương. Khi bị chồng phát hiện, khuyên can, chị L. quyết định chia tay với Tùng để quay về làm người vợ, người mẹ tốt. Tuy nhiên, chưa kịp thực hiện, chị L. bị Tùng đoạt mạng bằng hàng chục nhát dao.

Xác định công sức cho người quản lý di sản thừa kế

(Hình minh họa).
(PLVN) - Chia di sản thừa kế là những vụ tranh chấp có yếu tố quan hệ gia đình, giữa những người thân, mặt khác còn phức tạp về nội dung tranh chấp nên ẩn chứa nhiều vấn đề và thông thường các sự kiện pháp lý không thể hiện rõ ràng bằng các tài liệu chứng cứ.

Những vết thương trên thi thể tố cáo hành vi giết bạn của gã đàn ông

Nguyễn Đức Thủy tại cơ quan công an.
(PLVN) - Vụ án xảy ra từ hơn một năm trước nhưng đến giờ nhắc lại, nhiều người vẫn bàng hoàng bởi hung thủ ra tay tàn độc, tạo hiện trường giả một vụ nạn nhân tự gây tai nạn giao thông một cách rất tinh vi... Nhưng tất cả không qua được con mắt tinh tường và giàu kinh nghiệm của cơ quan cảnh sát điều tra...