Đặc sắc biểu diễn nghệ thuật Chăm bên tháp cổ

Tiết mục hòa tấu nhạc cụ dân tộc Chăm của đoàn nghệ thuật văn hóa dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận.
Tiết mục hòa tấu nhạc cụ dân tộc Chăm của đoàn nghệ thuật văn hóa dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những tiết mục hát dân ca Chăm, múa Chăm, hòa tấu trống Ghinăng, kèn Saranai, trống Paranưng, trình diễn nghệ thuật làm gốm, dệt thổ cẩm truyền thống của người Chăm… bên tháp Đôi, tháp Bánh Ít là điểm nhấn thu hút khách du lịch đến Bình Định trong những ngày qua.

Trong 5 ngày từ 6 - 10/7, tại tháp Đôi và tháp Bánh Ít diễn ra chương trình giao lưu biểu diễn nghệ thuật dân gian Chăm giữa tỉnh Bình Định và tỉnh Ninh Thuận. Xuyên suốt chương trình (2 buổi sáng, chiều), đoàn nghệ thuật văn hóa dân gian Chăm tỉnh Ninh Thuận biểu diễn giao lưu, giới thiệu nét văn hóa dân gian Chăm, với các tiết mục hát dân ca Chăm, múa Chăm, hòa tấu trống Ghinăng, kèn Saranai, trống Paranưng trình diễn nghệ thuật làm gốm, dệt thổ cẩm truyền thống của người Chăm…; đoàn nghệ thuật đồng bào Chăm H’roi (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) biểu diễn giao lưu, giới thiệu nghệ thuật cồng chiêng, độc tấu đàn goong, trống kơtoang đối đáp…

Nghệ nhân Chăm tỉnh Ninh Thuận trình diễn nghệ thuật dệt thổ cẩm truyền thống.
Nghệ nhân Chăm tỉnh Ninh Thuận trình diễn nghệ thuật dệt thổ cẩm truyền thống.

“Chương trình giao lưu biểu diễn nghệ thuật lần này là để kết nối tình đoàn kết giữa người Chăm ở Ninh Thuận và người Chăm H’roi ở Bình Định. Ngoài ra, với tinh thần giao lưu, học hỏi, truyền dạy nghệ thuật truyền thống không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển nghệ thuật văn hóa Chăm, mà với những tiết mục biểu diễn độc đáo sẽ là điểm nhấn để thu hút khách du lịch”, ông Huỳnh Văn Lợi - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định cho biết.

Hơn 1.000 năm về trước, Bình Định đã được các quốc vương Chăm Pa chọn làm đất kinh kỳ. Một thời kỳ vàng son của vương quốc Chăm Pa đã để lại trên vùng đất này những di sản vô giá. Dấu tích thành quách và đặc biệt là những ngọn tháp rêu phong đã đứng trước những thử thách của thời gian qua nhiều thế kỷ.

Toàn tỉnh Bình Định hiện còn 8 cụm tháp Chăm (Bánh Ít, Dương Long, Đôi, Cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện, Bình Lâm, Hòn Chuông) với 14 tháp, phân bố ở các địa phương, gồm: Quy Nhơn, An Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn, Phù Cát.

Biểu diễn nghệ thuật cồng chiêng, múa xoang của đoàn nghệ thuật đồng bào Chăm H’roi (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định).
Biểu diễn nghệ thuật cồng chiêng, múa xoang của đoàn nghệ thuật đồng bào Chăm H’roi (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định).

Khác với tháp Chăm ở các tỉnh, thành phía Nam, các tháp Chăm ở Bình Định hiện nay không còn gắn với các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của người Chăm. Tuy nhiên, hằng năm, cộng đồng người Chăm ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận thường tổ chức hành hương đến các tháp Chăm ở Bình Định như: tháp Bánh Ít (huyện Tuy Phước), tháp Đôi (TP Quy Nhơn), tháp Cánh Tiên (thị xã An Nhơn) và thực hiện các nghi lễ cúng thần linh của họ.

Đặc sắc các tiết mục múa, hát của đồng bào Chăm bên tháp cổ.
Đặc sắc các tiết mục múa, hát của đồng bào Chăm bên tháp cổ.

Nhằm góp phần phục hồi không gian tâm linh cho di tích, phục vụ khách tham quan, nghiên cứu, những năm qua, tỉnh Bình Định đã thực hiện tu bổ một số tháp trên địa bàn. Bên cạnh đó, Bảo tàng tỉnh Bình Định cũng xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động, chương trình biểu diễn nghệ thuật Chăm tại các di tích; tăng cường quảng bá, kết nối du lịch đến các tháp Chăm.

Nghệ nhân Chăm tỉnh Ninh Thuận trình diễn nghệ thuật làm gốm.
Nghệ nhân Chăm tỉnh Ninh Thuận trình diễn nghệ thuật làm gốm.

“Thực tế cho thấy việc gắn kết du lịch với di tích tháp Chăm hiện nay là việc làm cần thiết để thu hút khách du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa dân tộc và phát huy các giá trị của di tích, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nhận thức rõ tiềm năng của du lịch văn hóa Bình Định, trong nhiều năm qua, ngành du lịch cùng với ngành văn hóa đã triển khai các tour du lịch tham quan một số di tích tháp Chăm trên địa bàn tỉnh, tiêu biểu như tour tham quan tháp Đôi, tháp Bánh Ít, tháp Cánh Tiên, tháp Dương Long…”, ông Bùi Tĩnh - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Định cho biết.

Tin cùng chuyên mục

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

Đọc thêm

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.