“Công tác tư pháp đối ngoại cần có những bước tiến tích cực”

Chiều qua (23/2), dự Hội nghị triển khai công tác hợp tác quốc tế (HTQT) năm 2012, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh, giai đoạn 2012-2016 là bước phát triển mới của đất nước, đòi hỏi công tác pháp luật và tư pháp đối ngoại cần có những bước tiến tích cực ngay từ năm 2012.

Chiều qua (23/2), dự Hội nghị triển khai công tác hợp tác quốc tế (HTQT) năm 2012, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh, giai đoạn 2012-2016 là bước phát triển mới của đất nước, đòi hỏi công tác pháp luật và tư pháp đối ngoại cần có những bước tiến tích cực ngay từ năm 2012.

Hội nghị triển khai công tác Hợp tác Quốc tế năm 2012
Hội nghị triển khai công tác Hợp tác Quốc tế năm 2012

Trong giai đoạn 2007-2011, nhất là năm 2011, hoạt động HTQT của Bộ Tư pháp tiếp tục được tăng cường, phát triển về chất và lượng, hỗ trợ việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và góp phần vào sự hội nhập của Bộ, ngành và đất nước, thể hiện rõ nét qua những kết quả đáng ghi nhận trong công tác quản lý nhà nước về HTQT trong lĩnh vực pháp luật, tương trợ tư pháp, thực hiện Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp, tổ chức thực hiện hoạt động HTQT về tư pháp và pháp luật với các quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế, các nhiệm vụ liên quan đến các vấn đề pháp lý quốc tế và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Thừa nhận hoạt động HTQT năm 2011 còn một số hạn chế, bất cập, nhưng qua những bài học kinh nghiệm được rút ra, Vụ trưởng Vụ HTQT Nguyễn Khánh Ngọc khẳng định, định hướng công tác HTQT giai đoạn 2012-2016 là nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hợp tác nước ngoài về pháp luật, nâng cao vai trò của Bộ Tư pháp trong việc tổng hợp và điều phối về nội dung các hoạt động hợp tác, tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ cả về qui mô và phạm vi trong công tác tương trợ tư pháp, đề cao tính hiệu quả, thực chất của hoạt động HTQT về pháp luật và tư pháp… sẽ được thực hiện bằng các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể ngay từ năm 2012.

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Hà Hùng Cường lưu ý, công tác HTQT là công việc chung của Bộ, ngành. Giai đoạn 2012-2016 là bước phát triển mới của đất nước đòi hỏi công tác pháp luật và tư pháp đối ngoại cần có những bước tiến tích cực ngay từ năm 2012.

Các hoạt động quan trọng là xây dựng được Chiến lược đối ngoại về pháp luật và tư pháp của đất nước đến năm 2020 để trình Thủ tướng Chính phủ chậm nhất đến đầu quý III; đẩy mạnh, thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật hiện hành về tương trợ tư pháp, phối hợp tốt với các cơ quan để Bộ Tư pháp thực sự là đầu mối trong lĩnh vực này, không để lọt những vấn đề liên quan đến người dân.

Các dự án hợp tác phải bám sâu hơn nữa vào chương trình công tác trọng tâm trọng điểm của ngành năm 2012 và giai đoạn 5 năm tới của ngành, tham mưu, đề xuất với Chính phủ các giải pháp để giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh trong lĩnh vực thương mại đầu tư, tập trung vào công tác cán bộ để đủ khả năng tham gia vào các định chế quốc tế, xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan liên quan để công tác pháp luật và tư pháp đối ngoại có chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa…

Trong giai đoạn 2007-2011, số lượng hồ sơ ủy thác về dân sự mà Bộ Tư pháp nhận và xử lý được năm sau đều cao hơn năm trước, đặc biệt trong năm 2011, con số này đã tăng đột biến. Tính từ 1/1-31/12/2011, Bộ Tư pháp đã nhận được 2.524 hồ sơ và đã gửi 5.013 công văn và 150 Công hàm để chuyển toàn bộ số hồ sơ nêu trên và 1.250 hồ sơ ủy thác còn tồn đọng từ những năm 2008, 2009, 2010 tới các cơ quan thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài để giải quyết.

Đồng thời, Bộ đã tiếp nhận 7 hồ sơ yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài và đã gửi tới các TAND có thẩm quyền để thực hiện theo qui định của Bộ luật Tố tụng Dân sự.

H.Giang

Đọc thêm

Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ông Trần Anh Đức, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Qua tổng kết cho thấy, các VBQPPL được ban hành từ khi Luật Ban hành VBQPPL, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP có hiệu lực đã giúp thể chế hóa đầy đủ, kịp thời một trong 3 đột phá chiến lược được xác định tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII về công tác xây dựng pháp luật.

Tập huấn kiến thức pháp luật tại huyện Văn Bàn

Bà Nguyễn Lê Hằng – Phó trưởng phòng PBGDPL Sở Tư pháp Lào Cai - Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh giới thiệu nội dung tại hội nghị
(PLVN) -  Vừa qua, Thường trực Ban Chỉ đạo 81 tỉnh Lào Cai phối hợp với ngành thành viên và Ban Chỉ đạo 81 huyện Văn Bàn tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật tại xã Dương Quỳ huyện Văn Bàn cho thành viên Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật.

Nâng cao trách nhiệm của các chủ thể trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì phiên họp thẩm định Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp Đà Nẵng
(PLVN) - Ngày 25/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/ NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 59/2024/NĐ-CP).

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác pháp chế

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi
(PLVN) - Với nhiều điểm mới, bám sát yêu cầu, nhiệm vụ và thực tiễn, Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 của Chính phủ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, tiêu chuẩn, chế độ cho người làm công tác pháp chế cũng như yêu cầu thực tiễn công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật trong tình hình mới, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác pháp chế.

Hoàn thiện pháp luật về hòa giải và trọng tài thương mại

Phó Giám đốc Học viện Tư pháp Trương Thế Côn chủ trì Hội thảo (Ảnh pv)
(PLVN) -Sáng 30/5, Học viện Tư pháp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thực trạng và định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo phương thức hòa giải và trọng tài ở Việt Nam” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Phó Giám đốc Học viện Tư pháp Trương Thế Côn chủ trì Hội thảo.