Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp

Toàn cảnh Hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Chiều 31/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 26/2024/NĐ-CP ngày 1/3/2024 của Chính phủ về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp. Đến dự và phát biểu khai mạc có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc.

Đồng chí Nguyễn Hữu Huyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp và đồng chí Phạm Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ, Bộ Nội vụ đồng chủ trì Hội nghị.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc cho biết, trên cơ sở các định hướng của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, công tác hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp đã có nhiều sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Sự hợp tác này phát triển ở cả trên bình diện song phương, khu vực và đa phương, ở cả cấp độ Trung ương và địa phương, cho tới các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp khác nhau.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu khai mạc.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu khai mạc.

Thông qua sự hợp tác này, các cơ quan, tổ chức và người dân Việt Nam có được cơ hội để chia sẻ, học hỏi có chọn lọc các kinh nghiệm tốt, phù hợp của các nước; đồng thời giúp cộng đồng quốc tế hiểu được những chính sách pháp luật của Việt Nam và nỗ lực, cố gắng của các cơ quan, tổ chức Việt Nam trong xây dựng pháp luật, cải cách pháp luật, cải cách tư pháp và xây dựng môi trường thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, hợp tác quốc tế là một quá trình vừa hợp tác lại phải vừa đấu tranh, vừa phải thúc đẩy lại vừa phải bảo đảm đúng định hướng nguyên tắc, quan điểm của Đảng, quy định pháp luật Việt Nam và các nguyên tắc nền tảng của pháp luật quốc tế, như bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Trong bối cảnh đó, việc Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2024/NĐ-CP sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hợp tác quốc tế của các cơ quan, tổ chức Việt Nam về pháp luật và tư pháp cũng như là quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Để tổ chức thực hiện tốt các nội dung của Nghị định số 26/2024/NĐ-CP, Thứ trưởng đề nghị đại diện các cơ quan, tổ chức tham dự Hội nghị nghiên cứu kỹ nội dung Nghị định này và cùng trao đổi, thảo luận các nội dung liên quan.

Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp Nguyễn Hữu Huyên.

Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp Nguyễn Hữu Huyên.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe đồng chí Nguyễn Hữu Huyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp trình bày bối cảnh ban hành và những nội dung chính của Nghị định số 26/2024/NĐ-CP. Đồng chí cho biết, trong suốt một năm rưỡi qua, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu, đề xuất với Chính phủ các phương án hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước đối với các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp. Đến ngày 01/3/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/2024/NĐ-CP về quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.

Nghị định số 26/20024/NĐ-CP sẽ khắc phục các tồn tại, hạn chế của công tác quản lý nhà nước trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc đề xuất, triển khai thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp; tăng cường biện pháp đảm bảo các hoạt động hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực này đúng định hướng, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, Nghị định sẽ làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan có liên quan và thực hiện phân cấp, phân quyền cho các cơ quan, chính quyền địa phương trong quyết định, thực hiện và quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp phù hợp với thực tiễn.

Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp Đào Quý Lộc.

Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp Đào Quý Lộc.

Đồng chí Đào Quý Lộc, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp cho biết, để triển khai và đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Nghị định số 26/2024/NĐ-CP trong phạm vi lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý, các cơ quan, đơn vị cần lưu ý một số điểm như:

Thứ nhất, nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, công văn triển khai Nghị định; qua đó xác định đầy đủ các nội dung công việc cần thực hiện, nhất là những nhiệm vụ liên quan đến quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp, thời hạn hoàn thành cũng như trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong tổ chức thi hành Nghị định.

Thứ hai, xác định hợp lý một đầu mối giúp quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp trong phạm vi bộ, ngành, địa phương để đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu trong lĩnh vực này.

Thứ ba, thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước; bố trí nguồn lực đảm bảo thực hiện tốt các chức năng này; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp tham mưu để thương xuyên cập nhật, nắng vững các quy định pháp luật và các văn bản chỉ đạo của Đảng đối với công tác này.

Bên cạnh đó, đồng chí cũng đề nghị cơ quan, tổ chức, địa phương thống nhất cách hiểu và áp dụng một số quy định của Nghị định; báo cáo tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp hàng năm;….

Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ, Bộ Nội vụ Phạm Thu Hằng.

Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ, Bộ Nội vụ Phạm Thu Hằng.

Ngoài ra, các đại biểu cũng được nghe đồng chí Phạm Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ, Bộ Nội vụ đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý các tổ chức hội trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo đồng chí, cần thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo, quản lý để nhắc nhở, chấn chỉnh hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện; tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức, hoạt động và chấp hành pháp luật và điều lệ. Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan cũng cần phối hợp, trao đổi thông tin khi thẩm định hồ sơ của các hội, quỹ đề nghị phê duyệt các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài…

Đọc thêm

Đại úy Đoàn Nguyên Khang: “Sức trẻ - chí trẻ” ở đồn Biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây

Đại úy Đoàn Nguyên Khang, Trạm trưởng Trạm Biên phòng Mỹ Quý Tây
(PLVN) -  Đại uý Đoàn Nguyên Khang chưa tròn 30 tuổi, là 1 trong 9 gương mặt tiêu biểu của tỉnh Long An, đại diện cho khát vọng tuổi trẻ, lan tỏa thông điệp về một thế hệ sống có trách nhiệm, đổi mới tư duy sáng tạo, kiên trì theo đuổi ước mơ, vượt qua giới hạn bản thân, tự tin hội nhập vươn ra biển lớn

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.

Ông Đoàn Trung Kiên được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh

Ông Đoàn Trung Kiên được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh
(PLVN) -Sáng 28/4, HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (Kỳ họp chuyên đề) để kiện toàn nhân sự lãnh đạo và thông qua nhiều nội dung quan trọng về tổ chức hành chính cấp tỉnh. Kỳ họp có sự tham dự của đoàn công tác Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc dẫn đầu.

Bảo đảm chặt chẽ khi sửa đổi quy định về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, sẽ bổ sung quy định xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ trong trường hợp hết thời hạn tạm giữ nhằm góp phần rút ngắn thời gian, quy trình xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, khắc phục tình trạng tồn đọng, quá tải trong bảo quản, quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ thời gian qua, đồng thời, giúp tránh thất thoát, lãng phí tài sản.

Luật sư Lê Hải Lâm: Một đời gắn bó với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Luật sư Lê Hải Lâm, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Sau khi nghỉ hưu , với lòng say mê, nhiệt huyết, Luật sư Lê Hải Lâm (SN 1956 ) tiếp tục tận tuỵ với nghề , tư vấn pháp luật , trợ giúp pháp lý. Qua đó, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hàng chục ng hìn người, trong đó có các chức sắc tôn giáo của nhiều tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh ... Hiện ông hành nghề tại Đoàn Luật sư tỉnh, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh và Báo cáo viên pháp luật tỉnh Bạc Liêu .

Công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý

Hướng dẫn người dân làm thủ tục công chứng, ảnh congchungmyduc.com
(PLVN) -  Trong bối cảnh kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, số lượng và quy mô của các giao dịch nói chung, giao dịch về bất động sản nói riêng ngày càng tăng, việc bãi bỏ quy định công chứng, chứng thực bắt buộc đối với một số giao dịch về đất đai, nhà ở sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về lừa đảo, tranh chấp .

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp về nguồn, thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp trước nhà của đồng chí Võ Văn Kiệt tại Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.
(PLVN) - Ngày 26/4, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Tây Ninh và nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp gồm đại diện Bộ Tư pháp, Học Viện tư pháp cơ sở 2, ĐH Luật Hà Nội do đồng chí Phan Thị Hồng Hà, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tư pháp dẫn đầu, đã đến thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.

Đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng thẩm định dự án văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị không bỏ Hội đồng thẩm định đối với các dự án, các đề xuất do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Một số ý kiến đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng thẩm định đối với các dự án, các đề xuất do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) bởi thời gian qua, Hội đồng thẩm định đã phát huy hiệu quả rất tốt.

Sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL để phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành VBQPPL nhằm thể chế hóa đầy đủ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã)…

Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc: Tiếp tục đổi mới, thích ứng và chủ động xây dựng phương án, kịch bản trong điều kiện mới

Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc: Tiếp tục đổi mới, thích ứng và chủ động xây dựng phương án, kịch bản trong điều kiện mới
(PLVN) - Ngày 25/4/2025, Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị chỉ đạo thích ứng thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ trong điều kiện mới và xây dựng kịch bản, phương án chuẩn bị tinh gọn, sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập các Cơ quan Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc, lấy ý kiến đối với các văn bản về các vấn đề phát sinh trong giai đoạn sắp xếp bộ máy; Dự thảo Luật THADS và xác định nhu cầu trụ sở Cơ quan THADS theo mô hình tổ chức mới.

Việt Nam – Lào: Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Việt Nam – Lào: Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào từ ngày 24-25/4/2025. Bộ Tư pháp vinh dự có đại diện (Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc) tham gia Đoàn chính thức của Chủ tịch nước.