Truyền thông Chính sách

Cần điều chỉnh tăng mức bồi dưỡng giám định tư pháp

Cần điều chỉnh tăng mức bồi dưỡng giám định tư pháp
(PLVN) -Nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt nhân lực ở lĩnh vực pháp y, pháp tâm thần, Bộ Tư pháp đề nghị bổ sung thêm đối tượng hưởng chế độ bồi dưỡng là người đã nghỉ hưu mà được cơ quan, đơn vị nhà nước ký hợp đồng làm giám định.

Cơ bản khắc phục tình trạng nợ đọng tiền bồi dưỡng

Qua 10 năm thực hiện Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg ngày 01/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp (GĐTP) Bộ Tư pháp cho biết đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ người làm GĐTP đã được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm, chăm lo, chuyển biến nhiều so với trước đây. Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg đã tăng mức tiền bồi dưỡng GĐTP mà người giám định được hưởng trung bình gấp từ 02 đến 2,5 lần so với quy định tại Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg ngày 07/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng GĐTP.

Việc phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí chi trả bồi dưỡng GĐTP chặt chẽ, đúng quy định, chi trả đúng đối tượng và tương đối đầy đủ, kịp thời; cơ bản đã bù đắp được công sức, tính chất độc hại, phức tạp, khó khăn trong hoạt động GĐTP của người tham gia vào công tác GĐTP theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Tình trạng nợ đọng tiền bồi dưỡng GĐTP đã được Bộ Tư pháp, Bộ Công an và các cơ quan có liên quan quan tâm giải quyết, có nhiều biến chuyển, cơ bản được khắc phục.

Đồng thời, việc tăng mức bồi dưỡng GĐTP đã giúp cho thu nhập của người thực hiện GĐTP được tăng lên đáng kể, nhất là các lĩnh vực giám định có tổ chức GĐTP công lập, phần nào bảo đảm sự tương xứng, hợp lý với tính chất công việc giám định; giảm khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa người làm GĐTP với cán bộ chuyên môn trong cùng lĩnh vực, ngành nghề, nhất là giữa bác sỹ làm giám định pháp y với bác sỹ làm công tác khám, chữa bệnh tại các bệnh viện, phòng khám. Điều này góp phần “giữ chân” người làm GĐTP, có thêm động lực thực hiện công việc nhiều khó khăn này cũng như thu hút những cá nhân có chuyên môn, các chuyên gia giỏi tham gia vào hoạt động GĐTP.

Bổ sung thêm đối tượng hưởng chế độ bồi dưỡng

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, sau 10 năm tổ chức thực hiện Quyết định 01 đã bộc lộ một số bấp cập, hạn chế.

Cụ thể, trong một số lĩnh vực giám định phải huy động người GĐTP không hưởng lương từ ngân sách nhà nước tham gia, thực hiện giám định, như: trong lĩnh vực xây dựng hiện nay đã được xã hội hóa mạnh mẽ, nhiều vụ việc GĐTP xây dựng do tổ chức, cá nhân hành nghề tư vấn hoạt động xây dựng thực hiện; trong lĩnh vực giám định pháp y tâm thần, do bị thiếu hụt nhân lực nên phải huy động các giám định viên tư pháp đã nghỉ hưu tham gia vào công tác GĐTP nhưng các đối tượng này do không hưởng lương từ ngân sách nhà nước nên không được hưởng chế độ bồi dưỡng GĐTP.

Đặc biệt, mức bồi dưỡng theo quy định tại Quyết định số 01 đã trở nên bấp cập, không còn phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và mức lương cơ sở tăng nhiều lần trong thời gian qua. Đặc biệt, đối với một số lĩnh vực như xây dựng, tài chính, ngân hàng, văn hóa... mức bồi dưỡng thông thường chỉ 150.000 đồng/người/ngày, trong khi có những vụ việc giám định phức tạp, đòi hỏi chuyên môn cao, phải chịu trách nhiệm pháp lý lớn cho nên không thu hút, động viên được các chuyên gia giỏi tham gia vào hoạt động GĐTP.

Trên cơ sở ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, địa phương, cá nhân, tổ chức có liên quan và thực trạng chế độ bồi dưỡng GĐTP hiện nay, cần bổ sung thêm đối tượng hưởng chế độ bồi dưỡng là người đã nghỉ hưu mà được cơ quan, đơn vị nhà nước ký hợp đồng làm giám định nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt nhân lực ở lĩnh vực pháp y, pháp tâm thần và một số lĩnh vực khác để khắc phục bất cập, hạn chế và vướng mắc, khó khăn hiện nay trong việc chi trả tiền bồi dưỡng giám định trên thực tế hiện nay.

Chuyển quy định chế độ bồi dưỡng đối với lĩnh vực pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự và một số loại việc về pháp y (giám định trên hồ sơ, giám định vi thể, độc chất...) từ theo ngày công sang vụ việc tại Điều 3 trên cơ sở đề xuất của Bộ Y tế, Bộ Công an và các tổ chức GĐTP cấp Trung ương.

Về mức bồi dưỡng cần điều chỉnh theo hướng tăng mức bồi dưỡng GĐTP trên cơ sở mức tăng chỉ số trượt giá tiêu dùng và lương cơ sở đối với bồi dưỡng giám định theo ngày công và vụ việc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực.

Sửa đổi thủ tục dự toán, cấp phát, thanh quyết toán chế độ bồi dưỡng GĐTP theo hướng ngân sách nhà nước cấp thẳng, trực tiếp cho các tổ chức GĐTP công lập, cơ quan, đơn vị nhà nước khác thực hiện giám định thay vì qua cơ quan trung gian là các cơ quan tiến hành tố tụng có trưng cầu GĐTP như hiện nay để góp phần khắc phục vướng mắc, khó khăn về dự toán, cấp phát, thanh toán, chi trả chế độ bồi dưỡng GĐTP; góp phần thiết thực thực hiện cải cách hành chính về tài chính công.

Đọc thêm

Đại úy Đoàn Nguyên Khang: “Sức trẻ - chí trẻ” ở đồn Biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây

Đại úy Đoàn Nguyên Khang, Trạm trưởng Trạm Biên phòng Mỹ Quý Tây
(PLVN) -  Đại uý Đoàn Nguyên Khang chưa tròn 30 tuổi, là 1 trong 9 gương mặt tiêu biểu của tỉnh Long An, đại diện cho khát vọng tuổi trẻ, lan tỏa thông điệp về một thế hệ sống có trách nhiệm, đổi mới tư duy sáng tạo, kiên trì theo đuổi ước mơ, vượt qua giới hạn bản thân, tự tin hội nhập vươn ra biển lớn

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.

Sức sống mới trên đảo Trường Sa

Cán bộ, chiến sỹ đảo Trường Sa giao lưu trong một tiết mục giao lưu văn nghệ
(PLVN) -Những ngày tháng Tư, Trường Sa đang là mùa khô, khí hậu khắc nghiệt, nắng cháy da người nhưng kỳ lạ trên đảo vẫn mướt một màu xanh, từ cảnh quan, cây trồng, đến vườn ươm, vườn rau trong khuôn viên của cán bộ, chiến sỹ. Sức sống mãnh liệt trên đảo giống như con người nơi đây, càng khó khăn, càng can trường, quả cảm, vì nhiệm vụ thiêng liêng canh giữ biển trời Tổ quốc.

Ông Đoàn Trung Kiên được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh

Ông Đoàn Trung Kiên được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh
(PLVN) -Sáng 28/4, HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (Kỳ họp chuyên đề) để kiện toàn nhân sự lãnh đạo và thông qua nhiều nội dung quan trọng về tổ chức hành chính cấp tỉnh. Kỳ họp có sự tham dự của đoàn công tác Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc dẫn đầu.

Bảo đảm chặt chẽ khi sửa đổi quy định về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, sẽ bổ sung quy định xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ trong trường hợp hết thời hạn tạm giữ nhằm góp phần rút ngắn thời gian, quy trình xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, khắc phục tình trạng tồn đọng, quá tải trong bảo quản, quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ thời gian qua, đồng thời, giúp tránh thất thoát, lãng phí tài sản.

Luật sư Lê Hải Lâm: Một đời gắn bó với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Luật sư Lê Hải Lâm, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Sau khi nghỉ hưu , với lòng say mê, nhiệt huyết, Luật sư Lê Hải Lâm (SN 1956 ) tiếp tục tận tuỵ với nghề , tư vấn pháp luật , trợ giúp pháp lý. Qua đó, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hàng chục ng hìn người, trong đó có các chức sắc tôn giáo của nhiều tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh ... Hiện ông hành nghề tại Đoàn Luật sư tỉnh, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh và Báo cáo viên pháp luật tỉnh Bạc Liêu .

Cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí kiên cường, bất khuất

Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam trao đổi với Thượng tá Phạm Tiến Điệp, Chính trị viên đảo Trường Sa.
(PLVN) -Những ngày này có mặt trên đảo Trường Sa, mỗi thành viên trong đoàn công tác số 10 đều cảm nhận khí thế phấn khởi, tươi vui, hào sảng của quân và dân trên đảo trong thời khắc đặc biệt - kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025) và chào mừng nhiều sự kiện lịch sử của đất nước. Nhân dịp này, Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi nhanh với Thượng tá Phạm Tiến Điệp, Chính trị viên đảo Trường Sa.

Công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý

Hướng dẫn người dân làm thủ tục công chứng, ảnh congchungmyduc.com
(PLVN) -  Trong bối cảnh kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, số lượng và quy mô của các giao dịch nói chung, giao dịch về bất động sản nói riêng ngày càng tăng, việc bãi bỏ quy định công chứng, chứng thực bắt buộc đối với một số giao dịch về đất đai, nhà ở sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về lừa đảo, tranh chấp .

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp về nguồn, thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp trước nhà của đồng chí Võ Văn Kiệt tại Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.
(PLVN) - Ngày 26/4, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Tây Ninh và nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp gồm đại diện Bộ Tư pháp, Học Viện tư pháp cơ sở 2, ĐH Luật Hà Nội do đồng chí Phan Thị Hồng Hà, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tư pháp dẫn đầu, đã đến thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.

Đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng thẩm định dự án văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị không bỏ Hội đồng thẩm định đối với các dự án, các đề xuất do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Một số ý kiến đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng thẩm định đối với các dự án, các đề xuất do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) bởi thời gian qua, Hội đồng thẩm định đã phát huy hiệu quả rất tốt.

Sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL để phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành VBQPPL nhằm thể chế hóa đầy đủ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã)…

Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc: Tiếp tục đổi mới, thích ứng và chủ động xây dựng phương án, kịch bản trong điều kiện mới

Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc: Tiếp tục đổi mới, thích ứng và chủ động xây dựng phương án, kịch bản trong điều kiện mới
(PLVN) - Ngày 25/4/2025, Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị chỉ đạo thích ứng thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ trong điều kiện mới và xây dựng kịch bản, phương án chuẩn bị tinh gọn, sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập các Cơ quan Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc, lấy ý kiến đối với các văn bản về các vấn đề phát sinh trong giai đoạn sắp xếp bộ máy; Dự thảo Luật THADS và xác định nhu cầu trụ sở Cơ quan THADS theo mô hình tổ chức mới.