Phát huy dân chủ cơ sở trong các trường đại học, cao đẳng

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) -Sáng 31/5, Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội phối hợp Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong các trường đại học, cao đẳng.

Phát biểu đề dẫn Hội nghị, PGS TS, Nguyễn Vũ Bích Hiền, Phó bí thư Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội nêu rõ, trong những năm gần đây, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục đại học, cao đẳng đã có nhiều đổi mới theo hướng trao cơ chế tự chủ cho các cơ sở giáo dục - đào tạo, nhằm phát huy mọi tiềm năng sức sáng tạo trong đổi mới mô hình quản trị, xây dựng chiến lược phát triển, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, tạo môi trường thuận lợi để nhà quản lý, nhà khoa học, cán bộ, giảng viên, sinh viên có môi trường sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, hội nhập quốc tế, cũng như thu hút nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục. Những thay đổi đó đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, ngày càng tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế. Đảng ủy Khối đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, Ban Giám hiệu các trường trực thuộc triển khai hiệu quả việc thực hiện dân chủ gắn với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục - đào tạo.

PGS TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền phát biểu khai mạc Hội nghị.

PGS TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền phát biểu khai mạc Hội nghị.

Bên cạnh đó, Đảng ủy, Ban Giám hiệu các trường đã phát huy vai trò của người đứng đầu; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong nhiều mặt công tác; định kỳ tổ chức đối thoại với cán bộ, giảng viên, sinh viên... Việc thực hiện dân chủ đã góp phần quan trọng tạo nên sự đoàn kết, ổn định, phát triển của các trường; nâng cao nhận thức và hành động của cán bộ, giảng viên, người lao động, sinh viên; tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng trong tình hình mới.

Để không ngừng nâng cao hiệu quả việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong các trường Đại học thuộc Khối, PGS TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền đề nghị các đại biểu dự Hội nghị cần tập trung vào những nội dung cụ thể như: công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, việc triển khai tổ chức thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở của Ban giám hiệu gắn với thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước; đánh giá những kết quả đạt được, phân tích những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; trao đổi kinh nghiệm, những cách làm hay, những mô hình tốt trong việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; vai trò của Hội đồng trường, Ban giám hiệu, các tổ chức chính trị-xã hội và các Hội sinh viên trong việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng trường; các nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong thời gian tới…

Trao đổi về dân chủ và tự chủ của cơ sở giáo dục đại học TS. Chu Mạnh Hùng Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồngTrường Đại học Luật Hà Nội nhấn mạnh, chiến lược nguồn nhân lực là yếu tố sống còn của các trường đại học, cao đẳng, do đó chiến lược phát triển nguồn nhân lực và đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng là yêu cầu cấp thiết.

TS. Chu Mạnh Hùng Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồngTrường Đại học Luật Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.

TS. Chu Mạnh Hùng Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồngTrường Đại học Luật Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.

Về trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học, TS Chu Mạnh Hùng nêu rõ, tự chủ đại học chỉ thành công khi chất lượng và hiệu quả đào tạo được khẳng định thông qua trách nhiệm giải trình. Trách nhiệm giải trình là trách nhiệm đương nhiên của cơ sở giáo dục đại học dù đó là cơ sở giáo dục tự chủ hay không. Sự khác biệt về trách nhiệm giải trình giữa cơ sở giáo dục đại học truyền thống và cơ sở giáo dục đại học tự chủ là ở chỗ giải trình cái gì, giải trình với ai và giải trình như thế nào. Yêu cầu đặt ra là các hệ thống giải trình phải dựa trên phương pháp luận khoa học, rõ ràng và thực tế; việc tiến hành giải trình phải tin cậy, đúng đắn và công bằng; cả phương pháp luận và kết qủa phải công khai…

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận các nội dung về tăng cường phát huy dân chủ cơ sở góp phần chuyển đổi mô hình tổ chức; công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và thu hút, sử dụng nhân tài trên cơ sở phát huy dân chủ...

Phát biểu kết luận Hội nghị, ông Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Trưởng Ban Dân vận Thành ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở Thành phố Hà Nội, nêu rõ, trong những năm qua, thể chế, chính sách về giáo dục đại học, cao đẳng đã có nhiều đổi mới theo hướng trao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo, nhằm phát huy mọi tiềm năng sức sáng tạo trong đổi mới mô hình quản trị, xây dựng chiến lược phát triển, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, tạo môi trường thuận lợi để nhà quản lý, nhà khoa học, cán bộ, viên chức, giảng viên, sinh viên có môi trường sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, hội nhập quốc tế cũng như thu hút nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục.

Ông Đỗ Anh Tuấn phát biểu kết luận tại Hội nghị

Ông Đỗ Anh Tuấn phát biểu kết luận tại Hội nghị

Trong thời gian tới, ông Đỗ Anh Tuấn đề nghị Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng, các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đến toàn thể cán bộ, đảng viên, giảng viên, sinh viên, người lao động với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với thực tiễn nhà trường; thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường phải gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy vai trò của hội đồng trường, của hiệu trưởng và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường; mở rộng hơn nữa việc thực hiện dân chủ ở tất cả các đối tượng và trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường. Phát huy quyền làm chủ của giảng viên, cán bộ quản lý, người lao động, sinh viên, đề cao trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường.

Đồng thời, tăng cường nề nếp, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của cơ sở giáo dục, góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; phòng, chống các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền; tiếp tục quan tâm hoàn thiện quy chế phối hợp giữa cấp ủy, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu một cách hài hòa, không chồng chéo và rõ chức năng, nhiệm vụ. Tập trung rà soát, điều chỉnh các quy chế, quy định nội bộ liên quan đến thực hiện dân chủ trong nhà trường.

Bí thư Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Nguyễn Thanh Sơn phát biểu bế mạc.

Bí thư Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Nguyễn Thanh Sơn phát biểu bế mạc.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, TS. Nguyễn Thanh Sơn, Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng đề nghị, ngay sau Hội nghị, cấp ủy tổ chức Đảng, người đứng đầu tiếp tục triển khai tuyên truyền sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; thực hiện triển khai Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở phải gắn liền với công tác kiểm tra, giám sát, thi đua và khen thưởng; việc triển khai Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở phải đi vào thực chất.

Đọc thêm

Hội Cựu chiến binh Bộ Tư pháp tri ân các "địa chỉ đỏ", thăm lại chiến trường xưa dọc Miền Trung - Tây Nguyên

Đoàn CCB Bộ Tư pháp thực hiện nghi lễ dâng hương hoa, tưởng niệm tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn. Ảnh: Nguyên Phong
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Hội Cựu chiến binh (CCB) Bộ Tư pháp đã bắt đầu chuyến hành trình tri ân thăm chiến trường xưa dọc dải đất miền Trung – Tây Nguyên với các “địa chỉ đỏ” đầu tiên là mảnh “đất lửa” Quảng Trị, Huế anh hùng.

Những cống hiến thầm lặng của một nữ Phó Chi cục trưởng Thi hành án dân sự

Chấp hành viên Nguyễn Thị Hương – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự Thị xã Bình Long
(PLVN) -Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, công việc của chấp hành viên vốn đã đầy thử thách, nhưng với những người phụ nữ đảm nhận vai trò này, khó khăn lại nhân lên gấp bội. Nhưng vượt lên tất cả, họ vẫn luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Chị Nguyễn Thị Hương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Bình Long (Bình Phước) là trường hợp như vậy.

Sở Tư pháp Điện Biên quyết tâm xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh

Tập thể công chức, viên chức và người lao động Sở Tư pháp Điện Biên quyết tâm xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
(PLVN) - Những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng, không ngừng sáng tạo, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động ; thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên. Qua đó, góp phần t hực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh tiếp và làm việc với Giám đốc Sở Tư pháp khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh tiếp và làm việc với Giám đốc Sở Tư pháp khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)
(PLVN) - Chiều 21/4, tại Trụ sở Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Lý Đạo Quân, Giám đốc Sở Tư pháp khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và đoàn công tác Sở Tư pháp tỉnh Quảng Tây.

Cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng pháp luật phải có luận cứ chặt chẽ, cụ thể

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 21/4, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì buổi làm việc với đơn vị về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong công tác xây dựng pháp luật. Ông Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú cùng tham dự buổi làm việc.

Quy định chủ thể ban hành văn bản trong Trung tâm tài chính quốc tế: Cần phản ứng linh hoạt, kịp thời khi thị trường tài chính thế giới thay đổi

Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của QH Lê Thị Nga.
(PLVN) - Tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của QH về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam vừa qua, nhiều đại biểu bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề áp dụng pháp luật tại TTTCQT.

Sửa đổi Luật Quốc tịch: Đồng hành, lắng nghe và gắn kết kiều bào với khát vọng vươn mình

Quang cảnh Tọa đàm về chính sách pháp luật với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tại Hà Nội, ngày 13/1/2023.(Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Kiều bào ta dù ở đâu cũng đều hướng về quê hương - đất nước. Trong mọi chặng đường lịch sử, kiều bào ở khắp mọi nơi luôn đồng hành cùng đất nước, dân tộc. Việc sửa đổi Luật Quốc tịch lần này là bước đi quan trọng để “cởi trói” về mặt pháp lý, để người Việt Nam dù đang ở trong nước hay đang an cư, lạc nghiệp ở nước ngoài đều có thể chung tay góp sức, đồng tâm, hiệp lực đưa quê hương - đất nước mình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Việt Nam có lợi thế của "người đi sau" khi xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong.
(PLVN) - Nhiều ý kiến lo ngại về sự thành công của Trung tâm tài chính quốc tế (TTTC) tại Việt Nam trong bối cảnh nhiều trung tâm tương tự ở thế giới và khu vực chưa thành công sau nhiều năm phát triển. Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong để làm rõ hơn những lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công của TTTC tại Việt Nam.