Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Ngày 5/11 vừa qua, Bộ Tư pháp đã Công bố Bộ Pháp điển Việt Nam. Để giúp người dân và các cơ quan, tổ chức có thể hiểu thêm về vai trò, ý nghĩa cũng như cách thức tra cứu, sử dụng Bộ Pháp điển Việt Nam, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.

-Thưa ông Nguyễn Duy Thắng, việc xây dựng Bộ Pháp điển được tiến hành từ thời điểm nào?

Ngày 16/4/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật (QPPL), tạo cơ sở pháp lý nền tảng cho công tác pháp điển.

Theo đó, “pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các QPPL đang còn hiệu lực trong các văn bản QPPL do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển”. Bộ pháp điển của Nhà nước Việt Nam là Bộ pháp điển điện tử, được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển (phapdien.moj.gov.vn) phục vụ việc tra cứu, khai thác, sử dụng miễn phí của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

-Làm thế nào để có thể pháp điển được một hệ thống văn bản đồ sộ như vậy thưa ông?

Bộ pháp điển được xây dựng, hình thành từ gần 9.000 văn bản QPPL đang còn hiệu lực của cấp trung ương và được sắp xếp, cấu trúc vào 45 chủ đề, trong mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục (có 271 đề mục thuộc 45 chủ đề). Mỗi đề mục được pháp điển từ nhiều văn bản khác nhau cùng điều chỉnh một lĩnh vực nhất định và được sắp xếp theo một trật tự khoa học, logic.

Để triển khai xây dựng Bộ pháp điển, ngày 29/7/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1267/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng Bộ pháp điển, xác lập lộ trình xây dựng Bộ pháp điển diễn ra và hoàn thành trong thời hạn 10 năm (2014-2023). Bộ Tư pháp và các bộ, ngành đã quyết tâm, nỗ lực để bảo đảm công tác xây dựng Bộ pháp điển hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng.

Sau 10 năm triển khai, thực hiện, đến nay đã có 265/271 đề mục được Chính phủ thông qua và đưa vào khai thác, sử dụng. Có thể nói, Bộ pháp điển cơ bản đã hoàn thành. Về cơ bản, Bộ pháp điển có cấu trúc hợp lý, khoa học và bảo đảm tính logic; việc thực hiện ghi chú, chỉ dẫn tương đối rõ ràng giúp cho việc tra cứu, tìm kiếm các quy định của pháp luật được dễ dàng, thuận lợi. Bước đầu, Bộ pháp điển đã được xã hội đón nhận tích cực, khai thác và sử dụng. Cho đến nay đã có gần 2.000.000 lượt truy cập khai thác, sử dụng Bộ pháp điển, trung bình mỗi một ngày có khoảng gần 5.000 lượt truy cập.

-Người dân rất phấn khởi trước thông tin có Bộ Pháp điển có thể tra cứu mọi thông tin pháp luật còn hiệu lực thi hành một cách miễn phí. Vậy xin hỏi ông Nguyễn Duy Thắng, việc tra cứu miễn phí này được thực hiện trong giai đoạn đầu hay sẽ kéo dài mãi?

Bộ pháp điển Việt Nam là sản phẩm chính thức của Nhà nước, được giao cho Bộ Tư pháp thống nhất quản lý. Bộ pháp điển hướng đến mục tiêu phục vụ nhu cầu tra cứu, áp dụng pháp luật của người dân, của xã hội.

Điều 14 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2012 đã khẳng định: Bộ pháp điển được duy trì liên tục trên Cổng thông tin điện tử pháp điển và được sử dụng miễn phí.

Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật, tạo bước chuyển biến mới về chất của hệ thống pháp luật, phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

-Được biết Bộ Tư pháp đang có kế hoạch đẩy mạnh số hoá, dùng trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ hoạt động pháp điển. Ông có thể chia sẻ thêm về lộ trình này?

Hiện nay chúng tôi mới ứng dụng công nghệ, sắp xếp các điều khoản trong Bộ pháp điển, chưa ứng dụng công nghệ AI. Tuy nhiên, chúng tôi đã đưa vào kế hoạch năm tiếp theo, trong đó có việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ AI vào Bộ pháp điển. Kế hoạch năm 2025 là xây dựng app Bộ pháp điển để ứng dụng công nghệ AI trong việc tra cứu, nhằm giúp người dân, luật sư, doanh nghiệp… có thể tra cứu quy định một cách thuận lợi nhất.

PV: Cảm ơn ông đã chia sẻ!

Đọc thêm

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bộ Tư pháp quán triệt và triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp quán triệt và triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp
(PLVN) - Ngày 20/11, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai Thông báo số 108-TB/VPTW về kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp và Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Chung sức, đồng lòng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo, ngày 30/10/2024. Ảnh: TTXVN
(PLVN) -Sau gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội đất nước có bước chuyển mình mạnh mẽ, đột phá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Bên cạnh những thành tựu to lớn, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tình trạng lãng phí, gây tác họa nghiêm trọng, lâu dài, khó khắc phục, cản trở đất nước vươn mình, giàu mạnh. Bởi vậy, hiện nay, Đảng, Nhà nước coi triệt bỏ lãng phí là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.

Cô giáo Lê Thị Lan Phương: “Người lái đò” thắp sáng tri thức pháp luật cho học sinh nơi dải đất biên cương

Cô giáo Lê Thị Lan Phương, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng
(PLVN) -Sau bao năm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, cô giáo Lê Thị Lan Phương đã để lại nhiều dấu ấn cho các thế hệ học trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng. Cô vinh dự được nhận nhiều danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng như Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh (6 lần); Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy Cao Bằng, UBND tỉnh Cao Bằng.

Góp ý tài liệu hướng dẫn tiêu chí đánh giá chất lượng trợ giúp pháp lý

Góp ý tài liệu hướng dẫn tiêu chí đánh giá chất lượng trợ giúp pháp lý
(PLVN) - Trong khuôn khổ dự án “Tăng cường Trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế” do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ từ nguồn vốn của Quỹ phát triển xã hội Nhật Bản (JSDF), với tư cách là cơ quan chủ quản, ngày 19/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý tài liệu hướng dẫn tiêu chí đánh giá chất lượng trợ giúp pháp lý – Phần về điều ước quốc tế, kinh nghiệm quốc tế.

PGS.TS Nguyễn Tấn Vinh: Tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước

PGS.TS Nguyễn Tấn Vinh, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II
(PLVN) - PGS.TS Nguyễn Tấn Vinh hiện là Phó Bí thư Đảng ủy; Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II - ông là một trong những cá nhân có đóng góp nổi bật trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phong trào thi đua yêu nước. Trải qua hành trình sự nghiệp hơn 20 năm, ông đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm và thành tựu, góp phần vào sự phát triển của nền giáo dục chính trị tại Việt Nam.

Lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Lãnh đạo Bộ Tư pháp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, lãnh đạo Bộ Tư pháp cùng lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ đến thăm, chúc mừng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp và gửi lẵng hoa tươi thắm đến các cơ sở giáo dục, đào tạo luật thuộc Bộ Tư pháp.

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc về các quyền dân sự và chính trị

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 19/11, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).

Thực thi pháp luật trở thành một giá trị, một yêu cầu rất cao trong Nhà nước pháp quyền

GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Theo GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp, nếu pháp luật không được thực thi một cách công bằng thì Nhà nước pháp quyền chưa phải là Nhà nước pháp quyền trên thực tế. Do đó, yêu cầu thực thi pháp luật trở thành một giá trị, một yêu cầu rất cao trong Nhà nước pháp quyền.

Vụ trưởng Lê Thị Thúy Sen và “Khéo khôn với tiền…”

Vụ trưởng Vụ truyền thông Ngân hàng nhà nước Việt Nam Lê Thị Thúy Sen
(PLVN) - Ngay sau khi ra mắt, "Khéo khôn với tiền - Tránh những ưu phiền” của tác giả Lê Thị Thúy Sen đã trở thành hiện tượng xuất bản trong hệ thống sách kiến thức khoa học của NXB Kim Đồng. Hóa ra những kiến thức khô khan, khó hiểu về tài chính- ngân hàng được tác giả khéo léo hóa giải để trở nên đơn giản, dễ hiểu…

Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình 'An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai'

Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình 'An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai'
(PLVN) - Chiều nay, 18/11, tại Trường Trung học cơ sở Đông Tiến, xã Đông Tiến, huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình), Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Thường trực huyện Quỳnh Phụ tổ chức chương trình “An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai”, nhằm nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh, góp phần xây dựng một thế hệ trẻ với ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân và cộng đồng.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp gửi thư chúc mừng nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) -Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2024, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã có thư chúc mừng gửi đến các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể viên chức, người lao động trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Tư pháp. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu thư Bộ trưởng.