Thể lệ Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất
Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất
(PLVN) - Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. 

Mục đích, yêu cầu

Mục đích: Khẳng định vị trí vai trò, những đóng góp của Bộ, ngành Tư pháp qua 80 năm xây dựng và trưởng thành đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là những đóng góp trong giai đoạn 10 năm (kể từ Đại hội thi đua yêu nước lần thứ lần thứ IV) trong công cuộc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kịp thời tổ chức triển khai quan điểm, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới.

Tuyên truyền về vai trò, dấu ấn của ngành Tư pháp trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thi hành pháp luật, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Phản ánh thông tin toàn diện về các lĩnh vực hoạt động của ngành Tư pháp nhằm tạo sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện nhiệm vụ công tác của Bộ, Ngành.

Phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, các nhà báo, người làm công tác báo chí trong việc phát hiện, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình hay, sáng kiến tốt, qua đó tạo động lực tinh thần, cổ vũ, động viên công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành phát huy truyền thống; tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo và trí tuệ, lan tỏa những thông điệp tích cực đến người dân, xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, xây dựng ngành Tư pháp ngày càng vững mạnh.

Thiết thực hưởng ứng kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của Ngành Tư pháp (28/8/1945 - 28/8/2024), Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, Kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Chào mừng Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11/2025.

Yêu cầu: Tác phẩm dự thi phản ánh đa dạng, sinh động các hoạt động, các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp; biểu dương những mô hình mới, cách làm hay trong công tác tư pháp, pháp chế; những cá nhân tiêu biểu, những cống hiến, hy sinh thầm lặng của những người làm công tác tư pháp, pháp chế trên cả nước, nhất là công tác tư pháp, pháp chế ở cơ sở…; hiến kế các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư pháp, xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng vững mạnh; lan tỏa tinh thần “Thượng tôn Hiến pháp, pháp luật”, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới.

Bám sát các lĩnh vực hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp được quy định tại Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp và các đóng góp của ngành Tư pháp trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Tác phẩm báo chí tham dự giải cần có góc nhìn mới, tư liệu mới hoặc có những phát hiện mới; hình thức, nội dung không vi phạm Luật Báo chí và các quy định của pháp luật liên quan; không vi phạm về bản quyền.

Tác giả dự Giải không vi phạm các quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, không vi phạm Luật Báo chí và các quy định pháp luật hiện hành.

“Giải Báo chí toàn quốc về Ngành Tư pháp Lần thứ nhất” không nhằm mục đích kinh doanh. Tác phẩm đoạt Giải và tác phẩm dự thi không trả lại tác giả. Ban Tổ chức được quyền sử dụng để phục vụ công tác tuyên truyền.

Bản quyền tác phẩm thuộc về tác giả. Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm về những tranh chấp bản quyền tác giả và quyền liên quan.

Đối tượng tham gia

Công dân Việt Nam không vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, không vi phạm Luật báo chí, Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản quy phạm pháp luật.

Mỗi tác giả, nhóm tác giả được gửi tối đa 03 tác phẩm tham dự Giải. Số tác giả của một nhóm tác giả không quá 07 người. Tác giả, nhóm tác giả chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm theo quy định của pháp luật.

Nội dung và hình thức tác phẩm

Về chủ đề, nội dung: Tác phẩm dự “Giải Báo chí Toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất” phải đáp ứng các nội dung:

- Khẳng định vị trí vai trò, những đóng góp to lớn của Bộ, ngành Tư pháp trong 80 năm xây dựng và trưởng thành đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là những đóng góp trong giai đoạn 10 năm (kể từ Đại hội thi đua yêu nước lần thứ lần thứ IV) vào công cuộc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, kịp thời tổ chức triển khai quan điểm, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới.

- Tuyên truyền về vai trò, dấu ấn của ngành Tư pháp trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế; trong công tác thi hành pháp luật.

- Phản ánh đa dạng, sinh động các hoạt động, các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp; biểu dương những mô hình mới, cách làm hay trong công tác tư pháp, pháp chế; những cá nhân tiêu biểu, những cống hiến, hy sinh thầm lặng của những người làm công tác tư pháp, pháp chế trên cả nước, nhất là công tác tư pháp, pháp chế ở cơ sở…

- Phản ánh, hiến kế các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, công tác tư pháp, xây dựng Bộ, ngành Tư pháp; lan tỏa tinh thần “Thượng tôn Hiến pháp, pháp luật”, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới.

- Bám sát các lĩnh vực hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp được quy định tại Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp và các đóng góp của ngành Tư pháp trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Về hình thức: Các tác phẩm tham dự “Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất” phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Là tác phẩm báo chí bằng Tiếng Việt thuộc các loại hình: báo in và báo điện tử, thuộc mọi thể loại báo chí (trừ tin và ảnh báo chí). Không nhận các video clip trên báo điện tử; các tác phẩm mang tính hư cấu: thơ, truyện ngắn, tiểu phẩm, kịch...; tác phẩm có nội dung đang trong thời gian chờ đánh giá và kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Phải đảm bảo tính chính xác, thuyết phục, mang tính tiêu biểu.

- Có nội dung, hình thức không vi phạm Luật Báo chí, các quy định khác của pháp luật và không vi phạm về bản quyền và Thể lệ Giải.

- Được đăng trong thời gian từ ngày 01/5/2023 đến ngày 30/5/2025 trên các loại hình báo in và báo điện tử của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương được cấp phép hoạt động của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Những tác phẩm viết về ngành Tư pháp được trao thưởng ở các cuộc thi khác vẫn được quyền tham dự “Giải Báo chí Toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất”, nhưng phải ghi rõ mức giải và tên đơn vị trao giải.

Cách thức tham dự giải

Đối với tác phẩm báo in: gửi nguyên bản gốc hoặc bản photocopy, ghi rõ tên báo, thời gian đăng tải, độ dài không quá 05 kỳ, phù hợp với yêu cầu, điều kiện nêu tại Thể lệ này (không nhận tác phẩm đánh máy lại). Trường hợp vượt quá 05 kỳ, Ban tổ chức Giải sẽ xem xét cụ thể.

Đối với tác phẩm báo điện tử: in ra giấy khổ A4 trên giao diện điện tử, ghi rõ tên báo, thời gian đăng tải, kèm đường dẫn (link) tác phẩm; độ dài không quá 05 kỳ, phù hợp với yêu cầu, điều kiện nêu tại Thể lệ này (không nhận tác phẩm đánh máy lại). Trường hợp vượt quá 05 kỳ, Ban Tổ chức Giải sẽ xem xét cụ thể.

Hồ sơ tham dự Giải thưởng: Bao gồm tác phẩm dự Giải và một bản giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. Thông tin tác giả gồm: Họ và tên, năm sinh, bút danh (nếu có), chức danh khoa học, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, địa chỉ email, số Căn cước (hoặc Căn cước công dân), số tài khoản ngân hàng.

Cơ cấu và giá trị giải thưởng:

Cơ cấu giải thưởng: Ban Tổ chức Giải sẽ trao 01 giải Đặc biệt, 02 giải A, 02 giải B, 04 giải C, 06 giải Khuyến khích.

Ngoài ra, quá trình lựa chọn tác phẩm, Ban Tổ chức có thể xem xét, quyết định số lượng các giải thưởng phụ tùy thực tế tác phẩm dự thi và khả năng tài chính của Giải.

Giá trị, hình thức Khen thưởng:

- 01 giải Đặc biệt: Tiền thưởng trị giá 70.000.000 (bảy mươi triệu đồng) và Giấy Chứng nhận của Ban Tổ chức

- 02 giải A: Tiền thưởng mỗi giải trị giá 50.000.000 (năm mươi triệu đồng) và Giấy Chứng nhận của Ban Tổ chức

- 02 giải B: Tiền thưởng mỗi giải trị giá: 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) và Giấy Chứng nhận của Ban Tổ chức.

- 04 giải C: Tiền thưởng mỗi giải trị giá 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) và Giấy Chứng nhận của Ban Tổ chức.

- 06 giải Khuyến khích: Tiền thưởng mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) và Giấy Chứng nhận của Ban Tổ chức

- Các giải phụ (nếu có): Tiền thưởng mỗi giải trị giá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) và Giấy Chứng nhận của Ban Tổ chức.

Đọc thêm

Nữ thanh tra viên tỉnh Bắc Kạn “dân vận khéo” giúp kiến thức pháp luật gần gũi với người dân

 Chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật tỉnh Bắc Kạn
(PLVN) - Hơn một thập kỷ gắn bó với ngành Thanh tra tỉnh Bắc Kạn, chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật để lại dấu ấn qua những thành tích đáng nể. Chị trở thành người truyền cảm hứng mạnh mẽ về pháp luật trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”
(PLVN) -Trao đổi với Báo PLVN về vấn đề phát triển doanh nghiệp dân tộc, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn khẳng định:  "Để doanh nghiệp dân tộc Việt Nam phát triển vươn tầm quốc tế,  cần phải có những cơ chế, chính sách vượt trội, mang tính chiến lược dài hạn" 

Doanh nghiệp dân tộc là động lực phát triển nền kinh tế

Một dây chuyền sản xuất ô tô của Tập đoàn Trường Hải. (Ảnh: Thacoauto.vn)
(PLVN) - Doanh nghiệp dân tộc không chỉ là trụ cột của nền kinh tế mà còn là biểu tượng của tinh thần tự cường và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, việc xây dựng các doanh nghiệp dân tộc đủ tầm vóc để cạnh tranh với những doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới là nhiệm vụ cấp thiết. Những doanh nghiệp này không chỉ góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, dẫn dắt các ngành kinh tế trọng yếu mà còn nâng tầm thương hiệu Việt, thúc đẩy hội nhập và khẳng định vị thế đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc: Cần cộng hưởng nguồn lực từ nhiều phía

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
(PLVN) -   Làm thế nào để xây dựng thêm được nhiều công ty lớn hơn, hình thành được những doanh nghiệp dân tộc để dẫn dắt từng ngành, lĩnh vực luôn là bài toán mà nhiều bên cùng phải hợp tác giải quyết. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

Thiết chế luật sư công tại Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược

 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
(PLVN) -   Một trong những lợi ích nổi bật khi xây dựng thiết chế luật sư công là thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người và tiếp cận công lý. Đây là quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh việc nghiên cứu xây dựng quy định về luật sư công.

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư
(PLVN) -  Từ mô hình diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam đến Văn phòng Ban IV, chị Phạm Thị Ngọc Thủy vẫn luôn bền bỉ thực hiện sứ mệnh “cầu nối công - tư” của mình. Để rồi những tiếng nói, đề xuất từ khu vực kinh tế tư nhân đã có thể được hiện thực hóa và những quyết sách, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ra đời, được lan tỏa ngược lại với cộng đồng doanh nghiệp… 

Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam và sứ mệnh với dân tộc

Ngày 4/10/2024, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) -  Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã dần khẳng định vị thế trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần nuôi dưỡng tinh thần tự hào dân tộc cho người Việt. Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới càng thêm tạo động lực cho đội ngũ doanh nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới. 

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp
(PLVN) - Nhằm góp phần làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do TS Nguyễn Minh Khuê làm chủ biên.

Nhân rộng mô hình tủ sách pháp luật hay, hiệu quả

Mô hình "Tủ sách pháp luật" tuyên truyền, phồ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu nhi tại ngôi nhà trí tuệ số 3, thành phố Hà Tĩnh.
(PLVN) - Hiện nay, sách pháp luật rất đa dạng, phong phú và là “kênh” thông tin hữu ích cung cấp kiến thức pháp luật đối với người dân. Để góp phần đưa tri thức đến với người dân một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, thời gian qua, nhiều đơn vị, địa phương đã tìm tòi, phát triển nhiều mô hình Tủ sách/ngăn sách pháp luật với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và tên gọi khác nhau .

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền
(PLVN) -Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) Thái Nguyên đã thi hành xong 7.852 việc, tăng gần 500 việc so với cùng kỳ năm 2023; thi hành xong trên 752 tỷ đồng, tăng gần 417 tỷ so với cùng kỳ năm 2023; vượt chỉ tiêu được giao gần 27%.

Chấp hành viên Trịnh Minh Thuận xử lý bản án khó với phương châm “tôn trọng sự thỏa thuận”

Ông Trịnh Minh Thuận, Chấp hành viên trung cấp, Cục THADS tỉnh Yên Bái.
(PLVN) - Vụ việc thi hành Bản án số 03/2020/DS-ST ngày 04/8/2020 của TAND tỉnh Yên Bái từng gây không ít khó khăn do những khúc mắc chưa được giải quyết triệt để và những mâu thuẫn kéo dài giữa các bên đương sự. Với tinh thần trách nhiệm, sự nhạy bén và tâm huyết, Chấp hành viên Trịnh Minh Thuận đã thành công tháo gỡ nút thắt, đưa vụ việc đến một kết thúc có hậu, để lại nhiều bài học ý nghĩa trong công tác thi hành án.

Chi bộ Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề

Toàn cảnh Hội nghị ( Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Ngày 23/12, Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề về “Giải pháp tiếp tục thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”.