Gương sáng Pháp luật

Cô giáo Lê Thị Lan Phương: “Người lái đò” thắp sáng tri thức pháp luật cho học sinh nơi dải đất biên cương

Cô giáo Lê Thị Lan Phương, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng
Cô giáo Lê Thị Lan Phương, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng
(PLVN) -Sau bao năm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, cô giáo Lê Thị Lan Phương đã để lại nhiều dấu ấn cho các thế hệ học trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng. Cô vinh dự được nhận nhiều danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng như Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh (6 lần); Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy Cao Bằng, UBND tỉnh Cao Bằng.

Nơi biên giới xa xôi của tỉnh Cao Bằng, tại ngôi trường nội trú dành cho các em học sinh dân tộc thiểu số, cô giáo Lê Thị Lan Phương, Hiệu trưởng nhà trường đã âm thầm cống hiến suốt nhiều năm.

Học kiến thức kết hợp học luật

Với gần 30 năm gắn bó với nghề, cô giáo Lê Thị Lan Phương đã không ngừng phấn đấu, sáng tạo và đóng góp to lớn vào sự phát triển của nhà trường cũng như ngành giáo dục địa phương. Cô không chỉ mang đến tri thức mà còn lan tỏa kiến thức pháp luật đến từng lớp học sinh. Với trái tim nhiệt huyết và sự tận tụy, cô đã trở thành hình ảnh của một người lái đò đầy cảm hứng, không ngừng nỗ lực để xây dựng tương lai cho những mầm non của đất nước.

Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng là trường giáo dục đào tạo học sinh bậc trung học phổ thông, có học sinh dân tộc thiểu số, học sinh dân tộc thiểu số ít người và học sinh được tuyển thẳng là dân tộc thiểu số đặc biệt ít người. Cô Phương cho biết, mỗi em học sinh đến trường đều mang theo những câu chuyện riêng về cuộc sống, về gia đình, về tập quán và những thói quen, sở thích vô cùng phong phú. Qua đó, nhà trường có thể nhận diện năng lực nhận thức và vốn sống riêng của từng em đối với kiến thức kỹ năng và đặc biệt là kiến thức pháp luật.

Từ việc nắm bắt tình hình kịp thời, cô Phương đã tiên phong trong việc tổ chức các buổi học về pháp luật, đưa pháp luật đến gần hơn với đời sống của học trò.

"Khi đến công tác tại trường, tôi nhanh chóng phân loại đối tượng học sinh để có phương pháp giảng dạy phù hợp. Ví dụ các em học sinh dân tộc Lô Lô là dân tộc thiểu số đặc biệt ít người, khi đến trường còn mang theo đây rất là nhiều tập tục lạc hậu. Việc nhận biết, tuân thủ pháp luật của các em còn hạn chế. Hôn nhân cận huyết tại vùng định cư của các em còn khá phổ biến. Chính vì thế, chúng tôi giáo dục, tuyên truyền các em theo một cách khác. Còn đối với những em học sinh có điều kiện hơn, trường tập trung tuyên truyền về các tệ nạn xã hội, cũng như việc tuân thủ an toàn giao thông và các chủ trương chính sách pháp luật khác. Nhà trường có nhiều hình thức, nhiều nội dung để tuyên truyền giáo dục pháp luật phù hợp với các đối tượng học sinh”, cô Phương chia sẻ.

Cô Phương cho biết, nhà trường tổ chức nhiều hoạt động trong năm và tạo thành nếp sinh hoạt quen thuộc cho học sinh. Cô luôn xem công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật là một phần quan trọng trong giáo dục. "Việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức văn hóa, mà còn là trách nhiệm giúp các em hiểu về pháp luật để trở thành những công dân tốt”, cô nhấn mạnh.

Cô giáo Lê Thị Lan Phương - đại diện tập thể điển hình tiên tiến Học tập và làm theo Bác năm 2023, được nhận biểu trưng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao tặng (Ảnh: Nhân vật cung cấp)Cô giáo Lê Thị Lan Phương - đại diện tập thể điển hình tiên tiến Học tập và làm theo Bác năm 2023, được nhận biểu trưng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao tặng (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Cùng với nhà trường, cô Phương đã chỉ đạo tổ chức và phối hợp với các cơ quan, đơn vị chuyên môn tổ chức nhiều buổi tuyên truyền pháp luật dành riêng cho học sinh: Ngoại khóa tuyên truyền Ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; ngoại khóa Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ngoại khóa về An toàn giao thông; Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống… Hình thức tổ chức các buổi ngoại khóa cũng được đổi mới, sáng tạo, linh hoạt nhằm tạo sự hấp dẫn, thu hút học sinh tích cực tham gia, như: Hội thi, tiểu phẩm, tình huống pháp luật, Rung chuông vàng, phiên tòa giả định…

Thông qua những chương trình ngoại khóa bổ ích, sân chơi lý thú, các em học sinh không chỉ hiểu biết hơn về luật pháp mà còn trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân trước các tình huống bất ngờ trong cuộc sống. Cô luôn khuyến khích học sinh đọc thêm các sách về pháp luật, giúp các em có cơ hội tiếp cận với kiến thức mới mẻ và thực tiễn. Tại thư viện nhà trường, cô đã chỉ đạo thành lập Tủ sách pháp luật, Tủ sách Hồ Chí Minh để định hướng các em trong việc tìm nguồn sách để đọc, để tham khảo hiệu quả.

Hằng năm, trong các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam; Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời, cô luôn khuyến khích, động viên học sinh đọc nhiều sách về pháp luật. Đồng thời, cô chỉ đạo tổ chức Đoàn thanh niên, Công đoàn trường ủng hộ sách pháp luật cho thư viện nhà trường. Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại đơn vị luôn luôn hấp dẫn bởi hình thức tổ chức đa dạng, tạo hứng thú đối với học sinh: Kể chuyện về tấm gương tự học của Bác Hồ, thi giới thiệu sách, tích điểm thi đua qua hoạt động đọc sách, thi trưng bày sách nghệ thuật.

Nhà trường thường tổ chức các hoạt động tuyên truyền an toàn giao thông vào tháng 9 hằng năm. Đối với các em học sinh dân tộc Lô Lô, nhà trường sẽ tuyên truyền, tác động nhiều hơn về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết. Khi các em trở về địa phương sẽ là những người chủ động thực hiện nghiêm túc nhất, cũng là những người tuyên truyền tích cực cho bố mẹ, anh chị em ở làng, ở bản, ở xóm để thực hiện tốt hơn.

Dịp cuối năm, khi các em học sinh chuẩn bị về quê ăn Tết, nhà trường sẽ tập trung tuyên truyền, giáo dục, thực hiện kí cam kết về việc đảm bảo an toàn giao thông, không tham gia các tệ nạn xã hội. Đặc biệt, nhà trường tuyên truyền giáo dục cho các em học sinh phòng chống cháy nổ, không đốt pháo, không sử dụng pháo trong dịp Tết.

Lồng ghép trong các hoạt động ngoại khóa, cô Phương và đồng nghiệp còn tuyên truyền cho học sinh các kiến thức “nóng” về pháp luật như: phòng chống tham nhũng, giáo dục quốc phòng an ninh, an ninh mạng…

Những nỗ lực của cô giáo Lê Thị Lan Phương không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức mà còn tạo nên những dấu ấn sâu đậm trong lòng các thế hệ học sinh. Những lời dạy của cô không chỉ đơn thuần là những kiến thức khô khan mà còn là những bài học về cuộc sống, về lòng nhân ái và trách nhiệm với cộng đồng. Cô Phương cũng chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, các tổ chuyên môn trong trường tuyên truyền về pháp luật thông qua các hình thức khác nhau như: Chương trình phát thanh Thanh niên; Sinh hoạt dưới cờ; Tình huống pháp luật, Mỗi tuần một thông điệp, tích hợp lồng ghép trong các môn học, các hoạt động giáo dục…

Cô giáo Lê Thị Lan Phương nhận biểu trưng do Chủ tịch nước và Trưởng ban tuyên giáo trung ương trao tặng (Ảnh: Nhân vật cung cấp)Cô giáo Lê Thị Lan Phương nhận biểu trưng do Chủ tịch nước và Trưởng ban tuyên giáo trung ương trao tặng (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Anh Trịnh Văn Thim - Chuyên viên phòng Kế hoạch tài chính - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cao Bằng, một cựu học sinh của cô Phương xúc động cho biết: “Cô Phương là một người rất tâm lý và thấu hiểu học sinh. Rất nhiều lần cô đã dạy chúng tôi về cách đối nhân xử thế. Những tiết học văn của cô luôn để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Nhờ sự tận tâm của cô, cả lớp tôi thêm đoàn kết, thi đua học tập và rèn luyện tốt hơn. Ngoài những giờ dạy trên lớp, cô còn thường xuyên gặp gỡ tâm sự với từng bạn trong lớp để nắm được tâm tư, tình cảm cũng như những khó khăn trong quá trình học tập, rèn luyện và cuộc sống xa nhà. Từ đó, cô đã lựa chọn những cách tiếp cận, nói chuyện, và lựa chọn thời điểm hợp lý để tâm sự, giúp đỡ từng bạn trong lớp vượt qua khó khăn và không ngừng vươn lên trong học tập và rèn luyện. Những kiến thức, những lời dạy, lời tâm sự, chia sẻ của cô Phương là hành trang quý báu cho cá nhân tôi phấn đấu, rèn luyện và cống hiến để mỗi ngày trở thành một phiên bản tốt hơn chính mình của ngày hôm qua”.

Những thành tựu đáng tự hào

Học sinh luôn nhớ về cô Phương như một người thầy tận tâm và người mẹ thứ hai, cô không chỉ giúp học sinh hiểu về những kiến thức trong sách vở mà còn dạy cách làm người, cách sống đúng đắn và tuân thủ pháp luật.

Không ít lần, cô phải đối mặt với những trường hợp học sinh gặp các tình huống khó khăn trong cuộc sống, từ những vấn đề nhỏ nhặt trong sinh hoạt đến những vấn đề phức tạp liên quan đến pháp luật, thay vì chỉ đơn thuần giảng giải, cô luôn tìm cách tiếp cận gần gũi, giúp các em hiểu rõ và tìm ra cách giải quyết phù hợp.

Bà Nguyễn Ngọc Thư, Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng cho biết, cô Lê Thị Lan Phương - Hiệu trưởng trường PTDT Nội trú tỉnh Cao Bằng là Hiệu trưởng tâm huyết, trách nhiệm và có năng lực quản lý. Kế thừa và phát huy truyền thống của các thế hệ lãnh đạo đi trước, cô cùng các đồng nghiệp xây dựng Hội đồng sư phạm nhà trường luôn đoàn kết, dân chủ, kỷ cương và trách nhiệm, tích cực xây dựng và vận dụng nhiều phương pháp mới để nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng nhà trường ngày càng phát triển. Trong thực hiện các phong trào, cuộc vận động thi đua của Ngành GD&ĐT, cô Phương luôn dành tâm huyết triển khai một cách có hiệu quả, tạo nên không khí thi đua sôi nổi trong nhà trường, được tập thể giáo viên và học sinh tích cực tham gia hưởng ứng. Trong quá trình công tác, cô luôn hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Cô Phương tâm sự, cô không chỉ muốn học sinh thuộc lòng những kiến thức pháp luật mà còn cần các em thực sự hiểu, từ đó có thể tự bảo vệ mình và giúp đỡ người khác.

Không chỉ dừng lại ở lớp học, cô Phương luôn cố gắng đưa pháp luật đến gần hơn với cuộc sống của học sinh và người dân. Trong những năm gần đây, cô đã cùng nhà trường tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm thực tiễn nhằm giúp học sinh tiếp xúc trực tiếp với các kiến thức pháp luật một cách gần gũi nhất. "Các em không chỉ được học qua sách vở mà còn có cơ hội thực hành, tiếp xúc với thực tiễn", cô chia sẻ. Cô tin rằng điều này sẽ giúp các học trò hiểu rõ hơn và có trách nhiệm hơn với chính mình và cộng đồng.

Song song với những hoạt động trải nghiệm thực tiễn, cô Phương đã tham khảo nhiều kênh thông tin chính thống về tuyên truyền, phổ biến pháp luật của các cơ quan, đơn vị, các câu lạc bộ có chuyên môn, nghiệp vụ để học sinh có điều kiện tiếp xúc sâu rộng hơn với những mô hình, cách làm sáng tạo trong công tác tuyên truyền pháp luật.

Trong những buổi trò chuyện với các bậc phụ huynh, cô Phương luôn nhấn mạnh vai trò của pháp luật trong việc giáo dục con cái. Cô cho rằng, giáo dục không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình và xã hội. Việc hiểu và tuân thủ pháp luật không chỉ giúp các em trở thành những công dân gương mẫu mà còn xây dựng một xã hội văn minh, công bằng.

Với những cống hiến không ngừng, cô Lê Thị Lan Phương đã nhận được sự tín nhiệm và yêu mến của cả tập thể giáo viên và học sinh. Đặc biệt, cô được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Bằng khen, Chủ tịch nước tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo ưu tú vì những nỗ lực và thành tựu trong sự nghiệp trồng người.

Những buổi thảo luận, hội thảo về pháp luật do cô tổ chức luôn thu hút được sự quan tâm của đông đảo phụ huynh và người dân địa phương. Cô giáo Lê Thị Lan Phương không chỉ là một giáo viên giỏi về chuyên môn mà còn là một người dẫn dắt tuyệt vời, luôn sẵn sàng đứng ra để hỗ trợ, hướng dẫn cho các em học sinh và đồng hành cùng các giáo viên trong trường.

Cô giáo Lý Thu Hiền - Tổ phó chuyên môn, Bí thư Đoàn Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng chia sẻ: “Cô giáo Lê Thị Lan Phương là một nhà quản lý có tầm nhìn chiến lược, có những sáng tạo, đổi mới trong quản lý giáo dục, mạnh dạn cải tiến, đổi mới về phương thức quản lý. Cô năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn chú trọng tổ chức các hoạt động chuyên môn, đề xuất, xây dựng các mô hình giáo dục tiên tiến. Cô đã đề xuất sáng kiến xây dựng mô hình bảo vệ an ninh trật tự, đề xuất và chỉ đạo thực hiện nhiều phong trào. Cô là người tình cảm nhưng quyết đoán, luôn bảo đảm “dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” trong công việc, gần gũi, quan tâm đến đời sống của học sinh, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, là tấm gương sáng để các thế hệ giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường noi theo”.

Cô giáo Lê Thị Lan Phương cùng các học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng đọc Báo PLVN (Ảnh: Lê Hanh)Cô giáo Lê Thị Lan Phương cùng các học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng đọc Báo PLVN (Ảnh: Lê Hanh)

Qua nhiều năm cống hiến, cô Lê Thị Lan Phương vẫn luôn giữ vững niềm đam mê với nghề dạy học và không ngừng nỗ lực để mang đến những điều tốt đẹp nhất cho học sinh. Nhiều học sinh của cô hiện đang công tác trong các ngành thuộc khối Tư pháp như Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án tỉnh, Toà án Nhân dân tỉnh, Công an tỉnh…

Nhiều học sinh thành đạt của cô chia sẻ, nhờ nhà trường đã làm tốt công tác giáo dục tuyên truyền khi còn là học sinh nên đã có bước đệm vững chắc và thành công trong công việc. Những học sinh của cô Phương không chỉ rời khỏi trường với kiến thức văn hóa mà còn mang theo hành trang pháp luật, một hành trang vô giá giúp các em tự tin bước vào đời.

Đọc thêm

Nồng ấm mối quan hệ Tư pháp Việt Nam - Lào

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trao 20 máy tính do Bộ Tư pháp Việt Nam tặng Bộ Tư pháp Lào
(PLVN) - Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đến Lào thật đặc biệt và cả nhiều cảm xúc. Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 6 diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào kỳ vọng sẽ tiếp tục là sợi dây kết nối bền chặt mối quan hệ hợp tác, gắn bó, phát triển về công tác tư pháp và pháp luật giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào.

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang
(PLVN) -  Chiều 18/12, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Trường Cao đẳng Luật Miền Nam trao tặng “Mái ấm Tư pháp” cho chị Nguyễn Thị Nhung (nhân viên Trường Cao đẳng Luật miền Nam) tại khu vực 6, phường IV, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Hội đàm giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào: Vun đắp, phát triển mối quan hệ truyền thống, gắn bó

Toàn cảnh Hội đàm
(PLVN) - Chiều 18/12, trong chương trình thăm luân phiên Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và tham dự Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6 mở rộng tại Lào, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Lào Phây-vy Sỉ-bua-lị-pha. Cùng tham dự có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lào Đc Kệt Sạ Ná-Phôm Mạ Chăn. Về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc.

Khẩn trương rà soát pháp luật chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết liên quan để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường tháng 2/2025, sáng 18/12, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để triển khai ý kiến chỉ đạo trên. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.

Ghi nhận những đóng góp tích cực của công tác tư pháp

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025, nhiều đại biểu đánh giá công tác tư pháp ngày càng thể hiện được vai trò, vị thế, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Bộ, ngành, địa phương đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất cụ thể để đưa công tác tư pháp tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Chị Lưu Thị Thu Huyền: Hơn 20 năm tận tuỵ đưa pháp luật đến với người dân thành phố Cảng

Trưởng phòng PBGDPL Lưu Thị Thu Huyền (ngoài cùng bên trái) phát tờ gấp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân tại cảng cá Trân Châu, huyện Cát Hải.
(PLVN) - Ở Hải Phòng nói đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, dù ở cấp xã hay cấp huyện, mọi người đều nhắc đến chị Lưu Thị Thu Huyền – Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật , Sở Tư pháp TP Hải Phòng . Người cán bộ với sự tận tâm, trách nhiệm trong công việc, nỗ lực hết mình để hoàn thành “sứ mệnh” đưa pháp luật đến với người dân.

Triển khai công tác tư pháp năm 2025

Triển khai công tác tư pháp năm 2025
(PLVN) - Sáng 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025 với hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Luật sư công là lựa chọn phù hợp khi phát sinh các tranh chấp về kinh doanh, thương mại

Luật sư Bùi Bảo Ngọc tham gia trợ giúp pháp lý cho người dân tại trụ sở UBND xã Đông Sơn. (Ảnh: B.N)
(PLVN) - Do hoạt động kinh doanh, thương mại không nằm trong phạm vi của trợ giúp pháp lý nên đối với các vụ án có liên quan đến quyền lợi nhà nước, để giải quyết tình trạng khiếu nại tố cáo của người dân, đại diện cho cơ quan nhà nước có chuyên môn sâu để tham gia tranh tụng thì luật sư công là lựa chọn phù hợp hơn trợ giúp viên pháp lý.