Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ông Trần Anh Đức, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp.
Ông Trần Anh Đức, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Qua tổng kết cho thấy, các VBQPPL được ban hành từ khi Luật Ban hành VBQPPL, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP có hiệu lực đã giúp thể chế hóa đầy đủ, kịp thời một trong 3 đột phá chiến lược được xác định tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII về công tác xây dựng pháp luật.

Ngày 25/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 59/2024/NĐ-CP).

Để làm rõ những nội dung mới cũng như ý nghĩa của Nghị định quan trọng này đối với công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Trần Anh Đức, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp.

- Xin ông cho biết tính cấp thiết của việc ban hành Nghị định số 59/2024/NĐ-CP?

Ông Trần Anh Đức: Ngày 14/5/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành VBQPPL (Nghị định số 34/2016/NĐ-CP); ngày 31/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 154/2020/NĐ-CP của sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (Nghị định số 154/2020/NĐ-CP).

Qua tổng kết, đánh giá cho thấy, các VBQPPL được ban hành từ khi Luật Ban hành VBQPPL, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP có hiệu lực đã giúp thể chế hóa đầy đủ, kịp thời một trong 3 đột phá chiến lược được xác định tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII về công tác xây dựng pháp luật; nhiều văn bản có tính đột phá về thể chế cho phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương, giải quyết được các khó khăn, vướng mắc, bất cập đối với các dự án trọng điểm quốc gia; góp phần trước mắt và lâu dài kiểm soát, phòng chống dịch Covid; hỗ trợ đắc lực cho phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện 2 Nghị định nêu trên cũng còn một số khó khăn, vướng mắc nhất định xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan từ các quy định của 2 Nghị định. Có thể kể đến như, một số quy định của 2 Nghị định chưa phù hợp với thực tiễn công tác xây dựng pháp luật trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, một số quy định của 2 Nghị định còn thiếu cụ thể, rõ ràng dẫn đến cách hiểu và thực hiện chưa thống nhất (như thể thức, kỹ thuật trình bày VBQPPL; việc xử lý thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ…). Ngoài ra, thực tiễn cũng cho thấy, một số nội dung còn thiếu trong 2 Nghị định cần bổ sung để nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thi hành VBQPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Do vậy, việc ban hành Nghị định số 59/2024/NĐ-CP là cần thiết, phù hợp với các quy định của Luật Ban hành VBQPPL, đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế.

- Nghị định số 59/2024/NĐ-CP có phạm vi sửa đổi ra sao, thưa ông?

Ông Trần Anh Đức: Nghị định số 59/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung 30 Điều về nội dung; bãi bỏ cụm từ, khoản, điều tại 8 điều; bổ sung 3 Mẫu và thay thế 4 Mẫu; tập trung vào 3 nhóm vấn đề. Đó là nhóm các quy định để đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Ban hành VBQPPL; nhóm quy định được sửa đổi, bổ sung để quy định rõ hơn, giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho bộ, ngành, địa phương nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Ban hành VBQPPL; và nhóm quy định được sửa đổi, bổ sung để nâng cao trách nhiệm của cơ quan lập đề nghị, soạn thảo VBQPPL và các chủ thể có liên quan trong quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL.

- Ông có thể nói rõ những điểm mới của Nghị định theo 3 nhóm vấn đề trên, thưa ông?

Ông Trần Anh Đức: Ở nhóm các quy định để đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Ban hành VBQPPL, Nghị định số 59/2024/NĐ-CP sửa đổi 3 điều, bãi bỏ 3 điều, thay thế 3 Mẫu về xây dựng chính sách và đánh giá tác động của chính sách như quy định cụ thể, rõ ràng, hợp lý hơn về yêu cầu đánh giá tác động của chính sách; đơn giản hóa phương pháp đánh giá tác động của chính sách để tăng cường tính chủ động, linh hoạt của cơ quan lập đề nghị xây dựng VBQPPL; bãi bỏ một số quy định về đánh giá tác động của chính sách không khả thi hoặc đã được quy định trong Luật Ban hành VBQPPL…

Nghị định cũng sửa đổi một số quy định về lấy ý kiến đề nghị, dự án, dự thảo VBQPPL như sửa đổi, bổ sung quy định lấy ý kiến đề nghị xây dựng và dự án, dự thảo VBQPPL (Điều 10 và khoản 3 Điều 25) theo hướng quy định hợp lý hơn các đối tượng gửi lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND cấp tỉnh và trao quyền chủ động cho cơ quan lập đề nghị trong việc xác định cơ quan, tổ chức cần lấy ý kiến đảm bảo huy động trí tuệ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thứ ba, Nghị định số 59/2024/NĐ-CP sửa đổi quy định về xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn; xác định rõ đề nghị xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn có thể được thực hiện trước hoặc trong quá trình soạn thảo văn bản nhằm tháo gỡ vướng mắc của các bộ, cơ quan ngang bộ trong quá trình soạn thảo mà phát sinh yêu cầu cần áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn (như văn bản cần có hiệu lực ngay để xử lý các vấn đề cấp bách phát sinh từ thực tiễn theo yêu cầu của Chính phủ).

Còn ở nhóm quy định được sửa đổi, bổ sung để quy định rõ hơn, giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho bộ, ngành, địa phương nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Ban hành VBQPPL, Nghị định số 59/2024/NĐ-CP sửa đổi một số quy định như quy định trách nhiệm công bố danh mục nghị quyết của HĐND quy định chi tiết hết hiệu lực nhằm giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho bộ, ngành, địa phương trong việc công bố danh mục văn bản quy định chi tiết hết hiệu lực.

Quy định trách nhiệm của các cơ quan trong công tác rà soát văn bản, Nghị định quy định rõ, định kỳ 3 năm, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện rà soát theo lĩnh vực, địa bàn quản lý và định kỳ 5 năm, Chính phủ xem xét, trường hợp thấy cần thiết thì kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tổng rà soát hệ thống văn bản.

Nghị định cũng bổ sung quy định về việc xử lý thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong trường hợp cần phải thay thế, bãi bỏ thông tư liên tịch mà trước đây chưa có hướng dẫn, gây ra khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Ở nhóm quy định được sửa đổi, bổ sung để nâng cao trách nhiệm của cơ quan lập đề nghị, soạn thảo VBQPPL và các chủ thể có liên quan trong quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL, Nghị định sửa đổi, bổ sung để quy định rõ hơn trách nhiệm của thành viên Hội đồng tư vấn thẩm định, Hội đồng thẩm định trong việc nghiên cứu hồ sơ dự thảo VBQPPL và phát biểu ý kiến thẩm định theo các nội dung yêu cầu của Luật Ban hành VBQPPL.

Cạnh đó, Nghị định sửa đổi để quy định trách nhiệm phối hợp của các cơ quan trong việc cử thành viên tham gia Ban soạn thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ; Tổ biên tập có trách nhiệm tổ chức việc soạn thảo và chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ soạn thảo dự thảo VBQPPL trước cơ quan chủ trì soạn thảo; mối quan hệ giữa Ban soạn thảo, Tổ biên tập với cơ quan chủ trì soạn thảo.

Ngoài ra, Nghị định bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ trưởng, UBND cấp tỉnh trong việc tổ chức thi hành VBQPPL; quy định rõ cơ quan chủ trì lập đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm truyền thông chính sách trong quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL…

- Với những điểm mới đáng chú ý như trên, ông có kỳ vọng gì về tác động của Nghị định đối với công tác xây dựng, ban hành VBQPPL trong thời gian tới?

Ông Trần Anh Đức: Với các quy định như trên, Nghị định số 59/2024/NĐ-CP khi có hiệu lực từ ngày 1/6/2024 sẽ góp phần đẩy nhanh việc xây dựng, ban hành VBQPPL, nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính kịp thời trong công tác xây dựng pháp luật. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL; cũng như tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc của bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan và đáp ứng tốt hơn yêu cầu, đòi hỏi của công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Hướng dẫn kỹ năng 'Thần thái đẹp - Phong cách sang' cho chị em phụ nữ Báo Pháp luật Việt Nam dịp 20/10

Hướng dẫn kỹ năng 'Thần thái đẹp - Phong cách sang' cho chị em phụ nữ Báo Pháp luật Việt Nam dịp 20/10

(PLVN) - Nằm trong chuỗi hoạt động Chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam, sáng 17/10, tại Hà Nội, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức khóa học với chủ đề "Thần thái đẹp - Phong cách sang", nhằm cung cấp những thông tin hữu ích giúp chị em phụ nữ trở nên xinh đẹp, thần thái và sang trọng hơn.

Thi hành án dân sự Đà Nẵng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao

Thi hành án dân sự Đà Nẵng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao
(PLVN) - Với việc đưa ra giải pháp đôn đốc kiên trì, quyết liệt... thời gian thi hành án trong năm của TP Đà Nẵng cũng được rút ngắn đáng kể; lượng án có điều kiện trên 1 năm nhưng chưa thi hành xong đã giảm rõ rệt từ gần 1.700 việc vào đầu năm công tác, xuống chỉ còn gần 900 việc khi kết thúc năm công tác.

Cục An ninh chính trị nội bộ có tân Phó cục trưởng

Cục An ninh chính trị nội bộ có tân Phó cục trưởng
(PLVN) -Ngày 16/10, tại Hà Nội, thừa uỷ quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đã chủ trì buổi lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận và quyết định điều động Đại tá Hoà Quang Tưng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc: Con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc. Ảnh Phạm Hằng- Tuấn Anh
(PLVN) -  Tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức sáng 15/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có bài tham luận sâu sắc. Báo PLVN trân trọng giới thiệu tham luận của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc về vấn đề này. 

Người cựu chiến binh tâm huyết với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Ông Lê Văn Chương làm báo cáo viên tại một Hội nghị PBGDPL do Hội CCB tỉnh Quảng Ngãi tổ chức.
(PLVN) - Với suy nghĩ việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, chuẩn tiếp cận pháp luật sẽ khó đạt mục tiêu đề ra nếu thiếu sự tham gia của người dân, hơn 10 năm qua, ông Lê Văn Chương - Chánh Văn phòng Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho các hội viên Hội Cựu chiến binh tỉnh cũng như người dân địa phương. Qua đó, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế ở cơ sở.

Ủy ban Dân tộc đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Được sự ủy quyền của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành, chiều 14/10, Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) Hồ Quang Huy cùng các thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tại Ủy ban Dân tộc.

Tâm hướng thiện của doanh nhân làm “bố đỡ đầu” cho hàng trăm đứa trẻ

Trong những năm qua, doanh nhân Hoàng Nguyễn Trọng Dũng nhận nuôi dưỡng, đỡ đầu 111 cháu học sinh mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khó khăn ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với số tiền hơn 6 tỷ đồng.
(PLVN) - Trước khi trở thành bố của cô con gái 6 tháng tuổi, Hoàng Nguyễn Trọng Dũng đã làm "bố đỡ đầu" cho hàng trăm em nhỏ mồ côi. Từ tấm lòng nhân hậu và khát khao sẻ chia, doanh nhân trẻ Trọng Dũng đã không ngừng lan tỏa yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ các em vượt qua nghịch cảnh và tìm lại niềm vui trong cuộc sống.

Trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi: Đồng hành cùng người cao tuổi vượt qua khó khăn

Đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi là một trong những mục tiêu quan trọng của Nhà nước Việt Nam. (Ảnh minh họa - Nguồn: Cục TGPL - Bộ Tư pháp)
(PLVN) - Đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi là một trong những mục tiêu quan trọng theo Quyết định số 2156/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021 - 2030. Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ, ngành Tư pháp mà trực tiếp là các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý) đã tích cực triển khai, đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần đồng hành với người cao tuổi gặp khó khăn cho cuộc sống.

Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí: Lương y của đồng bào vùng biên Quảng Nam

Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí.
(PLVN) - Đó là cách gọi dân dã, ngưỡng mộ của đồng đội và đồng bào 4 xã vùng cao biên giới huyện Tây Giang (Quảng Nam) dành cho Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí, thầy thuốc quân hàm xanh của Phòng khám Đa khoa quân dân y A Xan. Với sự tận tụy, trách nhiệm, y đức và y thuật của mình, lương y Trí đã cứu sống hàng chục sinh mạng, làm “bà đỡ” của rất nhiều sản phụ ở biên giới Việt - Lào.

Xây dựng và hoàn thiện năng lực thể chế đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu của phát triển bền vững

GS.TS Nguyễn Trung Việt - Phó hiệu trưởng trường Đại học Thủy lợi - phát biểu khai mạc và chào mừng Hội thảo
(PLVN) - Ngày 11/10, Hội thảo Quốc gia với chủ đề: "Xây dựng và hoàn thiện năng lực thể chế đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu của phát triển bền vững" đã diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Trường Đại học Thủy Lợi phối hợp cùng Tạp chí Pháp luật và Phát triển thuộc Hội luật gia Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội, Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam và Công ty Luật TNHH Sen Vàng đồng tổ chức.