Cộng đồng Star-up trẻ Việt Nam (Kỳ 8): Lê Yên Thanh - Chàng trai từ bỏ Google về quê hương khởi nghiệp

Lê Yên Thanh - CEO/Founder Công ty CP Công nghệ Phenikaa MaaS.
Lê Yên Thanh - CEO/Founder Công ty CP Công nghệ Phenikaa MaaS.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Để biến giấc mơ khởi nghiệp thành hiện thực, Lê Yên Thanh đã quyết định từ chối công việc với mức lương 6.000 USD/ tháng tại Google để về nước phát triển “đứa con tinh thần”.

LTS: Startup trẻ Việt Nam – họ không “cùng sân” với những doanh nhân, tỷ phú tầm cỡ, không có trong tay khối tài sản kếch xù. Đơn giản, họ chỉ là những người trẻ đam mê khởi nghiệp, đam mê kinh doanh với nhiệt huyết cao độ, mong muốn gây dựng được cơ nghiệp cho bản thân và có thể cống hiến cho sự phát triển chung cho đất nước.

Đam mê tin học từ nhỏ, Lê Yên Thanh đã sớm tạo ra và nuôi dưỡng đứa con tinh thần Busmap của mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Để biến giấc mơ khởi nghiệp thành hiện thực, Lê Yên Thanh đã quyết định từ chối công việc với mức lương 6.000 USD/ tháng tại Google để về nước phát triển “đứa con tinh thần”.

“Chàng trai vàng trong làng tin học”

Lê Yên Thanh, sinh năm 1994, quê An Giang là nhà sáng lập, đồng sáng lập của Talo – mô hình ứng dụng nền tảng công nghệ blockchain trong thi cử, tuyển dụng; JobHop – ứng dụng tìm kiếm việc làm; Umbala – ứng dụng tạo video clip… và giờ đây là EO/Founder Công ty CP Công nghệ Phenikaa MaaS (Phenikaa MaaS). Trước đó, với những thành tích xuất sắc trong học tập, Lê Yên Thanh được mọi người yêu mến gọi là “thần đồng lập trình”, “chàng trai vàng trong làng tin học”.

May mắn được sinh ra trong một gia đình có cả bố và mẹ đều là giáo viên dạy toán, Thanh từ sớm đã làm quen và có niềm yêu thích với những con số. Cậu cũng liên tiếp tham gia các cuộc thi học sinh giỏi toán. Dù ở quê nhưng Thanh cũng có may mắn được tiếp cận với máy tính qua những giờ tin học.

Ứng dụng Busmap đã có 2 triệu người sử dụng.Ứng dụng Busmap đã có 2 triệu người sử dụng.

Ngay từ những ngày đầu tiếp xúc cậu bé đã yêu thích và mày mò tìm kiếm, học hỏi những thứ xung quanh lĩnh vực này. Từ cấp hai, Thanh đã có những bài viết gửi báo và nhận nhuận bút từ các tờ báo, tập chí nổi tiếng về tin học thời bấy giờ như “eChip” hay “Làm bạn với máy tính”. Số tiền nhận được từ các giải thưởng đủ để anh dành dụm tự mua một chiếc xe đạp thời điểm chuẩn bị vào cấp ba.

Tuy nhiên, phải đến năm lớp 10, Thanh mới có hiểu biết tường tận về bộ môn này qua những bài giảng trên lớp và tự lên mạng tìm hiểu để học hỏi thêm. Tình yêu với kho tàng kiến thức sống động ẩn chứa bên trong chiếc máy tính dần lớn hơn những con số trong toán học. Thanh chuyển từ lớp chuyên toán sang chuyên tin và trở thành “hạt giống” trong đội học sinh giỏi tin của trường, mang về nhiều giải thưởng cấp tỉnh đến quốc gia.

Với bảng thành tích vàng trong tay, Thanh dễ dàng được tuyển thẳng vào ngành Công nghệ thông tin của trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP HCM). Từ năm thứ hai trên giảng đường, anh nghiên cứu khoa học và có nhiều bài báo quốc tế dựa trên nền tảng kiến thức chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo và máy học.

Ứng dụng BusMap được Lê Yên Thanh viết vào năm 2013, khi còn là sinh viên. Khi đó anh thường đi học hàng ngày bằng xe bus với chiếc bản đồ giấy rất to. Và việc phải sử dụng bản đồ giấy đó gây rất nhiều khó khăn cho mọi người trong việc tìm cung đường di chuyển, vì TP HCM hay Hà Nội có đến hơn 100 tuyến xe. Lúc đó cũng chưa có ứng dụng nào giúp tra cứu chi tiết hay tìm đường đi. Ý tưởng tạo nên bản đồ dành cho xe buýt BusMap của Thanh hình thành từ hoàn cảnh đó.

“Tôi nghiên cứu và phát triển ứng dụng cho đến ngày ra trường. Khi làm việc tại những công ty khác, tôi vẫn duy trì nó như một dự án cá nhân”, Lê Yên Thanh nhớ lại lý do giúp cậu có được ý tưởng tạo nên Busmap.

Ban đầu Busmap chỉ là một ứng dụng nhỏ nhưng được Thanh mang đi thử thách ở nhiều cuộc thi lớn, nhỏ. Qua mỗi cuộc thi Thanh nhận được sự góp ý nhiệt thành từ các thầy cô và ban giám khảo. Chính nhờ những đóng góp đó mà Thanh dần hoàn thiện Busmap khi học đại học năm 3 – 4.

Ứng dụng BusMap hoàn toàn miễn phí cho người dùng, hạn chế việc chèn quảng cáo vì muốn người dùng có trải nghiệm tốt nhất. Kinh phí duy trì, Thanh góp nhặt từ việc mang nó đi thi ở nhiều nơi.

Cũng nhờ uy tín từ việc chiến thắng tại nhiều cuộc thi startup và được Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ trực thuộc Thành đoàn TP HCM giới thiệu, BusMap được Sở Giao thông - Vận tải TP HCM chấp thuận chia sẻ dữ liệu GPS của xe bus. Tính năng cập nhật thông tin di chuyển của xe theo thời gian thực trở nên hoàn thiện, giúp người dùng biết chính xác khi nào xe đến, tiết kiệm thời gian chờ đợi.

Năm thứ tư đại học, Lê Yên Thanh sang thực tập 4 tháng tại Google Mỹ. Kết thúc khóa thực tập, anh có 3 con đường để chọn. Một là được Google giữ lại làm việc với mức lương 6.000 USD/tháng. Hai là theo đuổi con đường du học và trở thành nghiên cứu sinh sau đại học. Ba là về nước để khởi nghiệp.

Thanh chọn về Việt Nam. Quyết định này của Thanh được nhiều người cho là bồng bột và đáng tiếc. Tuy nhiên, lý do Thanh quyết tâm chọn Busmap vì đây là sản phẩm mà anh đã đầu tư ngay từ năm 2 đại học và nó đang rất hữu ích đối với nhiều người.

Sản phẩm “Made in Việt Nam” phục vụ cộng đồng

Khi quyết định về nước Thanh đã đầu quân cho một số công ty khởi nghiệp để trau dồi kinh nghiệm và kiến thức, chuẩn bị cho việc lập khởi nghiệp riêng vào tháng 3/2019. Thời điểm đó, ứng dụng đạt 500.000 lượt tải. Con số này tương đương với khoảng 25% người đi xe buýt tại TP HCM sử dụng ứng dụng BusMap.

Thành lập công ty xong, anh cùng đội ngũ sáng lập bắt đầu xây dựng mô hình kinh doanh. Ban đầu, họ hướng đến mô hình B2C, tức là xây dựng sản phẩm và khai thác kinh doanh trên lượng người dùng. BusMap khi ấy tiếp tục đi "chinh chiến" tại các cuộc thi khởi nghiệp. Và họ được vinh danh Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP HCM (I-Star 2019).

“Trong quá trình đó, các giám khảo và nhà đầu tư đánh giá mô hình B2C (là loại giao dịch thương mại trong đó doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng – PV) sẽ khó với BusMap vì người dùng đa phần không có thu nhập cao, nên mình quyết định chuyển sang mô hình B2B (giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp – PV), cung cấp những giải pháp về quản lý và bản đồ xe bus cho doanh nghiệp”, Thanh nói.

CEO Lê Yên Thanh và đội ngũ nhân sự tại Phenikaa MaaS.

CEO Lê Yên Thanh và đội ngũ nhân sự tại Phenikaa MaaS.

Nói về “đứa con tinh thần” của mình, Thanh cho hay, khởi đầu BusMap là một ứng dụng dành cho người đi xe buýt, ứng dụng này phục vụ cộng đồng miễn phí và không có mô hình kinh doanh, nếu phát triển mô hình kinh doanh cho BusMap cũng rất khó, bởi người đi xe buýt phần lớn không phải là những người có thu nhập cao, đa phần là sinh viên và người già.

Tuy nhiên, sau khi triển khai thành công ty, Thanh đã xây dựng mô hình kinh doanh cho BusMap. Nhưng điều đặc biệt ở mô hình kinh doanh này là không đặt mục tiêu kinh doanh từ người sử dụng ứng dụng mà phát triển các công nghệ lõi của BusMap để triển khai các dự án hay các sản phẩm để thu tiền từ các doanh nghiệp sẵn sàng trả tiền cho lượng người đi xe buýt này.

Đối với BusMap, mục tiêu ban đầu không phải là tìm kiếm một nguồn doanh thu lớn mà mục tiêu là đóng góp cho cộng đồng. Vì vậy, khi xây dựng BusMap, Thanh chỉ đặt mục tiêu 50% cho doanh thu để công ty có thể vận hành và phát triển, 50% sẽ đóng góp cho cộng đồng và lấy lợi nhuận để tái đầu tư.

Bởi vậy, trong quá trình phát triển thì cả nhà đầu tư và công ty đều không đặt mục tiêu cao nhất là lợi nhuận. Là một ứng dụng dành cho xe buýt, nhưng BusMap kiếm tiền không phải từ xe buýt. Hiện nay, BusMap đang có mô hình kinh doanh như mô hình thành phố thông minh, hay với các doanh nghiệp để phát triển thế hệ thống xe buýt nội bộ và đa phần nguồn thu của BusMap đều từ những dịch vụ lõi này.

Sản phẩm chính là BusMap vẫn được duy trì và phát triển để phục vụ cho cộng đồng, mặc dù không có nguồn thu và phải tốn rất nhiều chi phí để vận hành, nhưng BusMap vẫn duy trì để phục vụ cho cộng đồng.

Một điểm đặc biệt nữa là BusMap được xây dựng trên một nền tảng công nghệ trong nước, hạn chế tối đa việc sử dụng công nghệ của nước ngoài trong hệ thống của mình. Đối với các startup khác các công nghệ về bản đồ, công nghệ máy chủ, các công nghệ về thuật toán đa phần là dùng của nước ngoài, nhưng BusMap đều được sử dụng công nghệ từ nội bộ.

Ngoài ra, BusMap còn tự sản xuất các thiết bị phần cứng như hệ thống định vị. Đây cũng là những điển đặc biệt của BusMap so với các startup khác. Việc kiểm soát được công nghệ cũng giúp tiết kiệm được chi phí cho các sản phẩm, từ đó BusMap phát triển được nhiều mô hình kinh doanh khác dựa trên nền tảng có sẵn.

Đặc biệt, năm 2021, ứng dụng đã được tối ưu để trở thành bản đồ dịch tễ COVID-19, cung cấp miễn phí cho người dân Đà Nẵng, TP HCM, Đồng Nai… hỗ trợ chính quyền và người dân địa phương kiểm soát, cập nhật thông tin kịp thời và chính xác về tình hình dịch bệnh.

Cuộc gặp gỡ “định mệnh” với Phenikaa

Tháng 9/2019, BusMap thắng giải nhất ở “Viet Startup Contest in Japan”. Tại đó, Lê Yên Thanh có dịp gặp gỡ ông Lê Anh Sơn, thành viên của hội đồng giám khảo. Đến tháng 2/2020, ông Lê Anh Sơn đầu quân cho Phenikaa, trở thành Viện Phó Viện Nghiên cứu và Công nghệ Phenikaa của tập đoàn.

Tháng 2/2020, ông Lê Anh Sơn có gọi điện và hỏi Thanh có muốn đưa ứng dụng BusMap lớn mạnh hơn nữa hay không. Và sau cuộc điện thoại đó, đã có cuộc gặp gỡ “định mệnh” với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phenikaa - ông Hồ Xuân Năng.

Sau vài lần gặp gỡ, trao đổi, Thanh thấy rằng định hướng trở thành Tập đoàn công nghệ - công nghiệp hàng đầu cũng như các giải pháp cho Thành phố thông minh Phenikaa đang triển khai là những điều Thanh và Busmap đang khát khao và mong muốn đạt được.

“Sau cuộc gặp gỡ lần thứ 3, tôi đã quyết định từ chối lời đề nghị của những quỹ đầu tư khác, chủ động ngỏ lời mong muốn được Tập đoàn Phenikaa đầu tư và được Chủ tịch Hồ Xuân Năng đồng ý. Dù trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 và mọi thứ đều được tiến hành từ xa, nhưng tổng thời gian hoàn thành thương vụ chỉ mất khoảng 1 tháng”, Thanh chia sẻ.

Khi lựa chọn Phenikaa, Thanh đã được Tập đoàn hỗ trợ gần như toàn diện từ tài chính, nhân sự, công nghệ, hệ thống. Cùng với đó, bản thân Thanh cũng nhìn nhận được những thuận lợi khác mà khi bắt tay với Phenikaa: “Quan trọng hơn, chúng tôi còn nhìn thấy chiến lược sản phẩm của chúng tôi sẽ được phát triển và đưa vào ứng dụng một cách nhanh và mạnh hơn trong mối liên kết chặt chẽ và sự tương trợ từ các công ty công nghệ trong hệ sinh thái của Tập đoàn và các công nghệ lõi do Tập đoàn nghiên cứu và phát triển, như công nghệ tự hành, hệ sinh thái IoT, các thiết bị thông minh…, từ đó đẩy nhanh việc phát triển công ty”.

Lê Yên Thanh luôn tin vào lựa chọn của bản thân, tin vào đội nhóm đang cộng tác với mình.Lê Yên Thanh luôn tin vào lựa chọn của bản thân, tin vào đội nhóm đang cộng tác với mình.

Còn về việc đổi tên thành Phenikaa MaaS, Thanh cho rằng, tên gọi cũ của mình dễ bị nhầm lẫn là công ty chỉ phát triển các giải pháp công nghệ xung quanh xe bus, trong khi mục tiêu của công ty là muốn trở thành một nền tảng cho giao thông thông minh. Ngoài ra, tên gọi Phenikaa MaaS cũng khiến cho mô hình kinh doanh của công ty được nhìn nhận một cách rõ ràng hơn so với thương hiệu cũ, từ mục tiêu phát triển cho đến nhóm sản phẩm, khi thương thảo với đối tác.

Chưa kể đến, thương hiệu Phenikaa được biết đến trên 50 quốc gia cũng giúp cho Phenikaa MaaS dễ dàng hơn trong việc nhận diện thương hiệu và tiếp cận khách hàng.

Đến thời điểm hiện tại, sau khi cùng hợp tác với Phenikaa, mọi kế hoạch đều diễn ra đúng theo lộ trình mà Thanh đã vạch ra trước đó, kể cả việc mở rộng sản phẩm như thế nào. Đồng thời, Phenikaa MaaS sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc, phát triển các sản phẩm và dịch vụ của mình đến với các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu để mở rộng tập khách hàng mục tiêu, không chỉ gói gọn trong ngành dịch vụ vận tải xe khách nội đô, mà còn mở rộng ra các lĩnh vực khác của ngành giao thông công cộng như tàu hỏa, tàu điện, giao thông đường thủy…

Thay đổi lớn nhất sau khi nhận đầu tư từ Tập đoàn Phenikaa, đó là tốc độ, khả năng phát triển, từ nhân sự cho đến sản phẩm của Phenikaa MaaS với sự bảo trợ của Tập đoàn. Điều dễ nhìn thấy nhất là lượng người dùng ứng dụng BusMap, trước khi nhận đầu tư chỉ có khoảng 500.000 lượt tải, nhưng đến nay con số này đã lên mức hơn 2 triệu,

Ngoài lượng người dùng, sau hơn 1 năm “gọi vốn” thành công, Phenikaa MaaS cũng đã hoàn thành các sản phẩm về IoT, mở rộng phát triển trí tuệ nhân tạo, hoàn thiện công nghệ cho bản đồ lõi của mình, đồng thời mở rộng cung cấp dịch vụ cho những khách hàng nước ngoài

Khi được hỏi về khả năng cạnh tranh của Phenikaa MaaS trong lĩnh vực giao thông thông minh, Thanh cho rằng, điểm mạnh đầu tiên của công ty là đội ngũ nhân sự trẻ, khả năng nghiên cứu nhanh những công nghệ mới, tinh thần khởi nghiệp giúp thích ứng nhanh với thị trường. Điểm mạnh tiếp theo là khả năng tùy biến yêu cầu của khách hàng trong khoảng thời gian ngắn dựa trên công nghệ lõi đang sở hữu. Ví dụ như mỗi trường học, Phenikaa MaaS cung cấp một ứng dụng được tinh chỉnh riêng, phù hợp với đặc điểm của nhà trường.

Đồng thời, để cạnh tranh với những Tập đoàn, công ty lớn trong lĩnh vực giao thông thông minh, Phenikaa MaaS xác định sẽ đi theo thị trường ngách, định hướng đặc thù riêng dựa trên thế mạnh sở hữu công nghệ lõi về bản đồ để phát triển những sản phẩm mà doanh nghiệp khác sẽ mất nhiều thời gian để xây dựng.

Hiện tại, hệ thống quản lý xe công ở Đà Nẵng mà Phenikaa MaaS đang triển khai, khi người dân gọi xe cứu hoả, cứu thương…, trên điện thoại của người dùng sẽ nhận được tin nhắn truy cập lộ trình di chuyển của xe trên bản đồ mà không phải cài đặt bất kì ứng dụng nào. Khi xe sắp tới, người dùng cũng sẽ nhận được tin nhắn qua điện thoại để bất kì người dùng nào không biết gì về công nghệ cũng có thể sử dụng được.

Còn đối với cơ quan quản lý, thông qua Hệ thống, họ có thể biết được việc phân phối, sử dụng xe có hiệu quả hay không, để từ đó tối ưu việc quy hoạch xe công, giúp xe cứu thương, cứu hoả có thể đến nhanh hơn khi người dân gọi điện.

“Người dân không biết những hệ thống đằng sau của cơ quan quản lý nhưng sẽ cảm nhận được những lợi ích mà giải pháp đem lại sau khi sử dụng, như việc xe sẽ đến nhanh hơn khi xảy ra sự cố. Đó cũng chính là những lợi ích của thành phố thông minh trong việc cung cấp cho người dân”, Thanh khẳng định.

Trong thời gian tới, Phenikaa MaaS sẽ nhân rộng nền tảng này cho những tỉnh thành khác. Còn giải pháp quản lý xe Bus, công ty đã cung cấp dịch vụ ở Đà Nẵng, TP HCM, TP Hà Nội và 2 thành phố khác ở Thái Lan.

Đến hiện tại, Công ty đã phát triển và đóng gói thương mại nền tảng quản lý xe buýt cho VinBus, nền tảng trường học thông minh với hệ thống quản lý xe bus cho các trường học cho 4 trường quốc tế ở Việt Nam, nền tảng quản lý xe bus đối với cán bộ công nhân viên cho các công ty.

Nhìn lại chặng đường khởi nghiệp cùng những khó khăn và thành công, Lê Yên Thanh đánh giá startup không phải là con đường dành cho tất cả. Để có thể khởi nghiệp và nắm được phần nhiều thành công thì đam mê và quyết tâm là chưa đủ. Các bạn trẻ chỉ nên bắt tay vào khởi nghiệp cho mình khi trong tay họ có đủ 3 yếu tố: công nghệ, con người và tài chính.

Tin cùng chuyên mục

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

(PLVN) -  Được cấp phép xây dựng từ năm 2017, tiến độ phải hoàn thành vào tháng 10/2022 nhưng dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu tới thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều ngổn ngang, phần thô xây dựng các hạng mục còn chưa được hoàn thành. Dù vậy, ở dự án này đã xuất hiện vài hộ gia đình được chủ đầu tư cho phép vào sử dụng, biến những căn ki- ốt thành nhà ở.

Đọc thêm

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh
(PLVN) - Lửa và giấy là hai vật liệu để Huỳnh Quốc Tuấn (quận 8, TP Hồ Chí Minh) tạo nên những bức tranh đầy tính nghệ thuật. Không chỉ thế, hiện tại chàng trai sinh năm 1994 còn phát triển thành kỹ thuật vẽ tranh lửa có màu, tạo nên một “trường phái” vẽ tranh rất độc đáo.

Vụ lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ở Bình Định: Đã có quyết định xử phạt, người dân mong xử lý đến nơi đến chốn

2.717m2 đất nằm cạnh đường quốc lộ do UBND xã Cát Tường quản lý bị ông Tuấn xây dựng, lấn chiếm.
(PLVN) -  Vụ việc một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng ngàn m2 đất xảy ra ở xã Cát Tường (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Dư luận đang chờ kết quả xử lý cán bộ để xảy ra sai phạm của UBND huyện Phù Cát.

Sữa non Grow ra mắt dòng sản phẩm cao cấp thế hệ mới “Sữa Non Hạt Óc Chó” giúp trẻ phát triển toàn diện.

Sữa non hạt óc chó cung cấp dinh dưỡng đặc biệt giúp trẻ phát triển toàn diện.
(PLVN) - Làm thế nào để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não luôn là nỗi bận tâm của các mẹ. Là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng và chia sẻ, sữa non hạt óc chó Grow colostrum là một trợ thủ đắc lực giúp trẻ ăn ngon, cao lớn vượt trội và tăng cường đề kháng.

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô
(PLVN) - Tại không gian Thư pháp lá sen của Lễ hội Sen tỉnh Đồng Tháp lần thứ nhất diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua, đã có rất nhiều lượt khách tham quan, thưởng ngoạn nét thư pháp lả lướt, độc đáo của “thầy đồ trẻ” - Trịnh Phi Long. Nhiều du khách đã được “thầy đồ” Phi Long giao lưu, tặng chữ trên lá sen khô…

Men theo tiếng Quảng, anh về…

Men theo tiếng Quảng, anh về…
(PLVN) - Lẽ thường, khi quý thương và muốn sẻ chia, tỷ như viết một chút gì đó, kể một chuyện nào đó, người ta ít ra phải có thời gian gắn bó hoặc cưu mang, ám ảnh bằng dăm ba kỷ niệm với đất, với người...

Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng: Điểm đến duy nhất, hấp dẫn và khác biệt

Vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền ảo tại động Tiên Sơn.
(PLVN) - Di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) là một trong những mẫu hình riêng biệt, đẹp nhất ở Việt Nam và thế giới. Những giá trị ngoại hạng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, sinh thái đã tạo ra một Di sản duy nhất, hấp dẫn, khác biệt là trái tim của du lịch Quảng Bình.

Phát triển kinh tế từ văn hóa bản làng

Homestay đang tạo ra sinh kế mới cho phụ nữ A Lưới.
(PLVN) - Đến huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đầy hấp dẫn với màu xanh miên man từ đại ngàn đến những bản làng trù mật, du khách được khám phá miền đất đưa con người về gần với thiên nhiên cùng những trầm tích văn hóa...

Chuyện "lạ" ở Phù Cát (Bình Định): Lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ngay đường quốc lộ, gần trụ sở xã

Nhận chuyển nhượng 1.860,3m2 nhưng ông Tuấn xây dựng tường, rào với diện tích lên tới 5.768,1m2, trong đó có hàng ngàn m2 do UBND xã quản lý.
(PLVN) -  Một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng nghìn m2, rồi trồng cây, trên đất do UBND xã quản lý nhưng vị chủ tịch UBND xã lại "đổ lỗi" cho nhiệm kỳ trước?! Điều đáng nói, khu đất này nằm cạnh đường quốc lộ, gần trụ sở UBND xã. Sai phạm giữa ban ngày khiến người dân địa phương đặt dấu chấm hỏi: Chính quyền địa phương ở đâu?

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.
(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương
(PLVN) -  Bất đắc dĩ phải “đáo tụng đình”, người dân mong muốn vụ việc sẽ được hội đồng xét xử phán xét một cách công minh, thỏa đáng. Thế nhưng, trong vụ án này, sau nhiều lần xét xử, những khúc mắc lại… có phần còn rắc rối hơn.