Cộng đồng Star-up Trẻ Việt Nam (Kỳ 7): Nữ CEO biến cỏ bàng thành tiền, hiện thực hóa mong ước bảo vệ môi trường

Nguyên Võ - nhà sáng lập Green Joy Straw.
Nguyên Võ - nhà sáng lập Green Joy Straw.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ bỏ vị trí mà nhiều người mơ ước là Trưởng bộ phận Thanh toán – Vận hành tại một ngân hàng nước ngoài, Võ Quốc Thảo Nguyên (Nguyên Võ) - Founder kiêm CEO của Green Joy Straw đã về quê nhà trồng cỏ làm ống hút.

Xuất phát từ mục đích làm ống hút cỏ để bảo vệ môi trường, nhưng giờ đây sản phẩm của Green Joy Straw đã có mặt trong hàng trăm chuỗi nhà hàng và được thế giới biết tới.

Tháng 9/2019, tại chương trình Shark Tank Việt Nam, CEO Võ Quốc Thảo Nguyên đã nhận được khoản đầu tư từ Shark Đỗ Liên với mức 4 tỷ cho 33% cổ phần của Green Joy Straw nhờ sản phẩm ống hút làm từ cỏ bàng.

Từ khát vọng đóng góp ý tưởng bảo vệ môi trường cho xã hội

Sinh năm 1988, Nguyên Võ là cử nhân của Đại học ngân hàng TP HCM, cô cũng có 2 năm đi du học ở Châu Âu về MBA. Trở về nước, Nguyễn Võ làm việc tại bộ phận Thanh toán và Vận hành của một công ty nước ngoài. Bằng vốn kiến thức và khả năng của mình, Nguyên Võ nhanh chóng thăng tiến lên bộ phận Thanh toán và Vận hành với mức lương khủng. Những năm tháng làm ngân hàng, Nguyên Võ có một cuộc sống khá thoải mái với mức lương ấy.

Dù vậy, 8 năm làm việc ở ngân hàng khiến Nguyên Võ cảm thấy những con số không còn hấp dẫn với cô. Khi đó, trong một lần lướt web, Nguyên Võ bất chợt nhìn thấy hình ảnh một chú rùa bị một chiếc ống hút nhựa gặp nguy hiểm từ chiếc ống hút nhựa găm trong mũi. Nhớ lại nhiều lần trước đây, bản thân mình đi du lịch, Nguyên Võ thường xuyên thấy người Việt Nam vô tư xả rác thải nhựa khắp nơi, đặc biệt là tại các bãi biển. Hành động này không chỉ làm mất mỹ quan mà còn gây ảnh hưởng tới môi trường và cả những sinh vật nhỏ bé khác.

Những hình ảnh đó đã thôi thúc Nguyên Võ tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này. Cô biết rằng, hiện tại nhiều người chỉ nghĩ việc vứt bỏ một chiếc ống hút, một chiếc ly nhựa sẽ không gây ra ảnh hưởng lớn nào. Nhưng nhiều người không biết rằng, nếu cả triệu, cả tỷ người cùng làm điều đó thì số lượng rác thải nhựa là khổng lồ. Để có thể phân hủy được số lượng rác thải đó thì trái đất phải mất đến cả trăm năm. Trong khi đó, nếu sản xuất ra được những sản phẩm từ thiên nhiên thì nếu một người vô ý vứt lại cũng phân hủy rất nhanh và không gây tác động xấu.

Sản phẩm ống hút của Green Joy Straw được thành lập từ ý tưởng mong muốn bảo vệ môi trường của CEO Nguyên Võ.Sản phẩm ống hút của Green Joy Straw được thành lập từ ý tưởng mong muốn bảo vệ môi trường của CEO Nguyên Võ.

Những câu chuyện về môi trường đã ngày càng cuốn hút Nguyên Võ. Cô dần tìm hiểu và nhận thấy việc sản xuất và sử dụng sản phẩm ống hút từ cỏ là biện pháp tích cực góp phần bảo vệ môi trường. Tháng 3/2018, ý tưởng ống hút làm từ cỏ bàng của cô và nhóm bạn đã đoạt giải nhất cuộc thi Falling Walls Lab do Đức phối hợp với các trường Đại học ở Việt Nam tổ chức. Cỏ bàng là một loại cỏ quen thuộc của người miền Tây, ruột của loại cỏ này hoàn toàn rỗng, và có đường kính thích hợp để làm ống hút.

Đến tháng 11/2018, Nguyên Võ vinh dự là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự vòng chung kết được tổ chức tại Berlin, Đức. Vòng chng kết này chỉ có sự góp mặt của 100 đại diện xuất sắc từ các nước trên toàn thế giới. Tại cuộc thi này, mặc dù không có được giải nhưng ý tưởng của Nguyên Võ cùng những người bạn đã nhận được những đánh giá tích cực từ ban giám khảo. Họ nhận định ý tưởng này là vô cùng thiết thực và có thể triển khai ở nhiều nước trên thế giới.

“Tham gia để mục tiêu đóng góp ý tưởng hay cho xã hội nhưng tôi không ngờ đoạt giải ‘Phá vỡ bức tường ống hút nhựa’”, Nguyên Võ nhớ lại. Ý tưởng của Nguyên Võ cũng nhận được đánh giá cao từ một cuộc thi khởi nghiệp về môi trường của đại sứ quán Mỹ. Với những gì đạt được sau các cuộc thi, Nguyên Võ quyết định nghỉ hẳn công việc tại ngân hàng để tập trung toàn bộ tiền bạc và tâm trí cho việc khởi nghiệp từ cỏ bàng, từ Green Joy.

Kiên định trên con đường khởi nghiệp

Quyết định nghỉ việc tại ngân hàng của Nguyên Võ đã là một cú sốc đối với gia đình cô. Việc cô con gái được coi là niềm tự hào của gia đình từ bỏ một công việc nhiều người mơ ước để trở thành một nông dân đã bị gia đình cô phản đối kịch liệt.

Gia đình cho rằng quyết định đó của Nguyên Võ là ngớ ngẩn, làm ngân hàng cô có được làm việc trong một môi trường sạch sẽ, ăn ngon mặc đẹp. Tại sao Nguyên Võ lại từ bỏ tất cả để lựa chọn một công việc chân lấm tay bùn, phải lội đồng thăm cỏ dưới trời nắng nôi, vất vả. Hơn nữa, việc khởi nghiệp là không hề đơn giản, không ai biết chắc được liệu ý tưởng của cô có thành công hay không, hay lại thất bại như nhiều người khác.

Dù vậy, Nguyên Võ vẫn quả quyết theo đuổi ý tưởng của mình. Nguyên Võ ra sức thuyết phục gia đình suốt một thời gian dài, nhưng Nguyên Võ vẫn thường xuyên bị bố, cùng anh chị em trong nhà gọi điện trách móc, yêu cầu cô phải quay lại với công việc cũ.

Shark Liên nhận được cái gật đầu của CEO Nguyên Võ để đầu tư vốn cho Green Joy Straw.

Shark Liên nhận được cái gật đầu của CEO Nguyên Võ để đầu tư vốn cho Green Joy Straw.

Không nhận được sự ủng hộ từ gia đình, càng không muốn mọi người lo lắng, Nguyên Võ đã quyết định tự mình xoay sở từ vốn liếng tới các thủ tục thành lập công ty, tìm nơi trồng nguyên liệu... để khởi nghiệp. Nếu có khó khăn cô tìm bạn bè để vay mượn.

Không có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cỏ bàng, Nguyên Võ đã phải học hỏi rất nhiều từ các bà con nông dân. Bản thân Nguyên Võ những ngày đầu khởi nghiệp đã phải một mình gánh vác nhiều công việc khác nhau như quảng cáo sản phẩm, giao hàng, bán hàng, đóng gói, sản xuất, kế toán...

Khi một mình phải vận hành cả một ý tưởng lớn, Nguyên Võ không ít lần bước một chân vào cánh cửa thất bại vì hết vốn. Ban đầu, cô đầu tư nhiều nhưng không có lãi, cô không thể trang trải cho cuộc sống của mình hàng ngày. Nguyên Võ khi đó nhiều lần rơi vào cảm giác bất lực và muốn từ bỏ.

May mắn, trong một lần muốn từ bỏ, cô đã gặp một vị khách Singapore bay cả quãng đường dài để tới thăm cánh đồng cỏ bàng của Nguyên Võ ở Long An. Lý do mà vị khách này làm vậy cũng xuất phát từ câu hỏi về việc tại sao môi trường lại ô nhiễm. Và khi được tận mắt chứng kiến những người nông dân làm ra những chiếc ống hút từ cỏ, vị khách này đã mong muốn đưa sản phẩm này về Singapore. Từ đó, Nguyên Võ nhận thấy công việc mình làm thật sự có giá trị cho cộng đồng nên tự nhủ "khó khăn mấy cũng không được bỏ cuộc".

Cô chia sẻ, khi thành lập công ty, ngoài việc thay đổi tư duy, giúp cộng đồng góp phần đưa giải pháp kinh doanh bền vững, lan tỏa tinh thần sống xanh thì tôi còn muốn truyền tải sứ mệnh giúp đỡ cộng đồng. Giúp được người dân địa phương có được công việc tốt với mức thu nhập ổn định.

Cụ thể, nếu như trước đây, người dân bán một bó cỏ bàng tươi giá chỉ từ 10.000 – 12.000 đồng nhưng khi bán cho dự án của Nguyên Võ thì mỗi bó sẽ được bán với giá 25.000 – 30.000 đồng.

90% quy trình sản xuất ống hút cỏ của Green Joy được tự động hoá, sử dụng năng lượng mặt trời giúp giảm thiểu lượng tiêu thụ điện, nước và đặc biệt là lượng khí thải carbon ra môi trường ở mức thấp nhất. Quy trình tạo ra một ống hút cỏ phải trải qua các bước sau: Thu hoạch cỏ và bán cho cơ sở sản xuất, cắt thành ống nhỏ có chiều dài từ 18cm – 20 cm, thông ống, sấy và tiệt trùng. Ống hút cỏ tươi thì gói trong lá chuối còn ống hút cỏ khô thì gói bằng bao giấy.

Điểm khác biệt của ống hút cỏ Green Joy so với những sản phẩm khác là: Ống hút cỏ tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên để thay thế ống hút nhựa. Phương pháp sấy ưu việt có thể giữ được ống hút cỏ trong thời gian dài tối đa 1 năm. Sản phẩm 100% tự nhiên, an toàn cho sức khỏe, không chất bảo quản. Quy trình chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang nước ngoài. Ống hút sau khi sử dụng xong có thể tự phân hủy trong 1 tuần và dùng làm phân bón trồng các loại cây cỏ thiên nhiên khác.

Ngoài ra, cỏ bàng còn là nguồn thức ăn quý giá cho loài sếu đầu đỏ, loài chim có nguy cơ bị tuyệt chủng. Việc trồng, sản xuất và bảo tồn các cánh đồng cỏ bàng giúp bà con nông dân giữ vững vùng đất nguyên thủy này và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên và các sinh vật quý hiếm.

Cánh đồng nguyên liệu cỏ bàng của Green Joy Straw tại Long An.

Cánh đồng nguyên liệu cỏ bàng của Green Joy Straw tại Long An.

Phát triển mạnh mẽ và bước ra khỏi biên giới

Khoảng thời gian đầu mới tiếp cận thị trường, ống hút cỏ của chị cô không được chào đón. Tuy nhiên sau khoảng 2-3 tháng, mọi người bắt đầu tò mò về sản phẩm và đặt mua nhiều.

“Thời gian đầu, sản phẩm của chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc thuyết phục khách hàng sử dụng. Tuy nhiên sau đó, chúng tôi cũng may mắn nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng, tổ chức phi chính phủ nên được nhiều người biết đến và ủng hộ”, chị Nguyên Võ tâm sự.

Thời điểm tham gia chương trình Shark Tank, trải qua 8 tháng hoạt động, ống hút cỏ Green Joy Straw đã cung cấp cho hơn 100 chuỗi nhà hàng, khách sạn ở Việt Nam. Sản phẩm cũng có mặt tại Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Malaysia, Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Doanh số sau 8 tháng thành lập của Green Joy Straw đang là 830 triệu. Quý 4/2019, công ty đang có đơn đặt hàng lớn đến từ Mỹ và châu âu. Dự tính doanh số cuối năm 2019 đạt 13 tỷ với lợi nhuận là 45%, năm 2020 là 150 tỷ, năm 2021 là 350 tỷ và năm 2022 sẽ cán mốc 600 tỷ.

Về mô hình kinh doanh ống hút cỏ, Nguyên Võ cho biết đã có 6 doanh nghiệp nhảy vào thị trường này. So với các sản phẩm ống hút gạo, ống hút tre, ống hút giấy…, ống hút cỏ Green Joy Straw đã có giấy kiểm nghiệm về mẫu đất, mẫu nước… để có thể xuất khẩu sản phẩm sang châu Âu.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đang sở hữu vùng nguyên liệu tại Long An. Dự tính với 100 ha diện tích đất, Green Joy Straw có thể cung cấp 1 tỷ ống hút trong vòng 5 năm tới, có khả năng xuất khẩu từ 100 - 200 container/tháng. Tuy nhiên, startup đang gặp vấn đề về giá khi ống hút nhựa chỉ dao động từ 50 – 100 đồng/ống, còn ống hút cỏ đang có giá bán sỉ lên đến 630 đồng. Kêu gọi 2 tỷ đồng, Nguyên Võ muốn mở rộng quy mô sản xuất để giảm giá thành xuống mức 300 đồng/ống.

doanh số sau 8 tháng thành lập của Green Joy Straw đang là 830 triệu. Quý 4/2019, công ty đang có đơn đặt hàng lớn đến từ Mỹ và châu âu. Dự tính doanh số cuối năm 2019 đạt 13 tỷ với lợi nhuận là 45%, năm 2020 là 150 tỷ, năm 2021 là 350 tỷ và năm 2022 sẽ cán mốc 600 tỷ.

Về cơ cấu cổ đông và nhân sự điều hành, Nguyên Võ hiện đang chiếm 70% cổ phần doanh nghiệp và số còn lại thuộc về 3 Co-founder đang làm việc tại Green Joy Straw. Đội ngũ sáng lập đều là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, sản xuất, sale, marketing.

Do đó, chẳng lấy gì ngạc nhiên khi trong chương trình Shark Tank mô hình kinh doanh đáp ứng đúng nhu cầu nhức nhối của xã hội là bảo vệ môi trường, Nguyên Võ khi vừa chia sẻ xong tham vọng phát triển dự án bền vững, muốn các shark đồng hành để đưa sản phẩm ống hút cỏ trở thành biểu tượng quốc gia, sản phẩm quốc dân, cô đã ngay lập tức được Shark Bình đã chốt deal. Shark Bình khi đó còn dí dỏm tuyên bố đây sẽ là phi vụ ngắn nhất của Shark Tank.

Không chỉ đáp ứng lời kêu gọi 2 tỷ cho 20% cổ phần của Nguyên Võ, Shark Bình đưa ra đề nghị: “Anh sẽ giúp em xuất khẩu với điều kiện em giúp anh 5% cổ phần nữa là 2 tỷ cho 25%”.

Mô hình kinh doanh của Nguyên Võ còn dẫn đến cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các vị “cá mập” của chương trình. Không chỉ Shark Bình, “bà ngoại U60” Đỗ Liên cũng thể hiện sự quan tâm tới dự án Green Joy Straw khi nhận xét: “Tôi đánh giá cao ý thức của bạn. Các bạn đã có ý tưởng biến cỏ thành tiền, đấy là ý tưởng rất khác biệt và tôi trân trọng điều đó. Bạn nghĩ đến môi trường là điều tôi rất thích, kiếm được tiền đã rất vui nhưng kiếm tiền mà hạnh phúc nữa thì còn gì bằng”.

Shark Đỗ Liên đồng ý với đề nghị gọi vốn của Nguyên Võ. Bởi mô hình này của Nguyên Võ đã đánh trúng mong muốn startup phải làm ra sản phẩm đạt chuẩn an toàn và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng của Shark Đỗ Liên. Đồng thời, Shark Đỗ Liên còn đề nghị lợi nhuận chia cho nhà đầu tư sẽ được chuyển thẳng vào quỹ Môi trường xanh để hỗ trợ các startup về môi trường của Việt Nam.

Sản phẩm ống hút cỏ của Green Joy Straw đã được nhiều khách hàng lựa chọn.

Sản phẩm ống hút cỏ của Green Joy Straw đã được nhiều khách hàng lựa chọn.

Chưa dừng lại tại đó, màn tranh giành startup của các “cá mập” ngày càng quyết liệt hơn khi Shark Đỗ Liên tuyên bố nếu Nguyên Võ chọn mình, bà sẵn sàng ký séc cho startup ngay tại chỗ và lôi kéo được Shark Hưng đặt trước 2 tỷ để bao tiêu đầu ra ở thị trường châu Âu.

Không đứng ngoài cuộc chơi, Shark Dzung Nguyễn cũng bày tỏ sự hào hứng với dự án ống hút cỏ của Green Joy Straw. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm của nhà đầu tư “cá mập công nghệ” cũng rất quan tâm đến các chỉ số tài chính của startup.

Sau khi hội ý cùng các cổ đông, Nguyên Võ đưa ra đề nghị nhận đầu tư chung từ Shark Bình và Shark Liên với 4 tỷ cho 40% cổ phần. Tuy nhiên, tuyên bố muốn giúp Nguyên Võ trở thành một người phụ nữ mạnh mẽ, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp đến phụ nữ Việt Nam và vì môi trường xanh, Shark Liên sẵn sàng đầu cho startup 4 tỷ đồng mà không cần “nhìn thấy Shark Bình trong deal này”. Thương vụ khép lại khi startup lựa chọn Shark Liên với mức 4 tỷ cho 33% cổ phần.

Sau đó, trong cuộc thi “Thử thách sáng tạo giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa” tại khu vực ASEAN (EPPIC) 2020, Green Joy với sản phẩm ống hút cỏ đã là một trong 4 đội giành chiến thắng chung cuộc. Green Joy nhận được số vốn ban đầu lên tới 18.000 USD để áp dụng các giải pháp của họ ở Vịnh Hạ Long và đảo Samui, cũng như được tham gia chương trình đào tạo tăng tốc trong 9 tháng và có cơ hội kết nối với các doanh nghiệp đầu tư và các doanh nghiệp phát triển chủ chốt khác trong khu vực ASEAN.

Tin cùng chuyên mục

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

(PLVN) -  Được cấp phép xây dựng từ năm 2017, tiến độ phải hoàn thành vào tháng 10/2022 nhưng dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu tới thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều ngổn ngang, phần thô xây dựng các hạng mục còn chưa được hoàn thành. Dù vậy, ở dự án này đã xuất hiện vài hộ gia đình được chủ đầu tư cho phép vào sử dụng, biến những căn ki- ốt thành nhà ở.

Đọc thêm

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh
(PLVN) - Lửa và giấy là hai vật liệu để Huỳnh Quốc Tuấn (quận 8, TP Hồ Chí Minh) tạo nên những bức tranh đầy tính nghệ thuật. Không chỉ thế, hiện tại chàng trai sinh năm 1994 còn phát triển thành kỹ thuật vẽ tranh lửa có màu, tạo nên một “trường phái” vẽ tranh rất độc đáo.

Vụ lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ở Bình Định: Đã có quyết định xử phạt, người dân mong xử lý đến nơi đến chốn

2.717m2 đất nằm cạnh đường quốc lộ do UBND xã Cát Tường quản lý bị ông Tuấn xây dựng, lấn chiếm.
(PLVN) -  Vụ việc một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng ngàn m2 đất xảy ra ở xã Cát Tường (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Dư luận đang chờ kết quả xử lý cán bộ để xảy ra sai phạm của UBND huyện Phù Cát.

Sữa non Grow ra mắt dòng sản phẩm cao cấp thế hệ mới “Sữa Non Hạt Óc Chó” giúp trẻ phát triển toàn diện.

Sữa non hạt óc chó cung cấp dinh dưỡng đặc biệt giúp trẻ phát triển toàn diện.
(PLVN) - Làm thế nào để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não luôn là nỗi bận tâm của các mẹ. Là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng và chia sẻ, sữa non hạt óc chó Grow colostrum là một trợ thủ đắc lực giúp trẻ ăn ngon, cao lớn vượt trội và tăng cường đề kháng.

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô
(PLVN) - Tại không gian Thư pháp lá sen của Lễ hội Sen tỉnh Đồng Tháp lần thứ nhất diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua, đã có rất nhiều lượt khách tham quan, thưởng ngoạn nét thư pháp lả lướt, độc đáo của “thầy đồ trẻ” - Trịnh Phi Long. Nhiều du khách đã được “thầy đồ” Phi Long giao lưu, tặng chữ trên lá sen khô…

Men theo tiếng Quảng, anh về…

Men theo tiếng Quảng, anh về…
(PLVN) - Lẽ thường, khi quý thương và muốn sẻ chia, tỷ như viết một chút gì đó, kể một chuyện nào đó, người ta ít ra phải có thời gian gắn bó hoặc cưu mang, ám ảnh bằng dăm ba kỷ niệm với đất, với người...

Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng: Điểm đến duy nhất, hấp dẫn và khác biệt

Vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền ảo tại động Tiên Sơn.
(PLVN) - Di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) là một trong những mẫu hình riêng biệt, đẹp nhất ở Việt Nam và thế giới. Những giá trị ngoại hạng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, sinh thái đã tạo ra một Di sản duy nhất, hấp dẫn, khác biệt là trái tim của du lịch Quảng Bình.

Phát triển kinh tế từ văn hóa bản làng

Homestay đang tạo ra sinh kế mới cho phụ nữ A Lưới.
(PLVN) - Đến huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đầy hấp dẫn với màu xanh miên man từ đại ngàn đến những bản làng trù mật, du khách được khám phá miền đất đưa con người về gần với thiên nhiên cùng những trầm tích văn hóa...

Chuyện "lạ" ở Phù Cát (Bình Định): Lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ngay đường quốc lộ, gần trụ sở xã

Nhận chuyển nhượng 1.860,3m2 nhưng ông Tuấn xây dựng tường, rào với diện tích lên tới 5.768,1m2, trong đó có hàng ngàn m2 do UBND xã quản lý.
(PLVN) -  Một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng nghìn m2, rồi trồng cây, trên đất do UBND xã quản lý nhưng vị chủ tịch UBND xã lại "đổ lỗi" cho nhiệm kỳ trước?! Điều đáng nói, khu đất này nằm cạnh đường quốc lộ, gần trụ sở UBND xã. Sai phạm giữa ban ngày khiến người dân địa phương đặt dấu chấm hỏi: Chính quyền địa phương ở đâu?

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.
(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương
(PLVN) -  Bất đắc dĩ phải “đáo tụng đình”, người dân mong muốn vụ việc sẽ được hội đồng xét xử phán xét một cách công minh, thỏa đáng. Thế nhưng, trong vụ án này, sau nhiều lần xét xử, những khúc mắc lại… có phần còn rắc rối hơn.