Cơ hội tái sinh cho những em bé mắc bệnh u nguyên bào thần kinh

Bệnh nhi được ghép tế bào gốc tạo máu thành công. Ảnh: Nguyễn Tâm
Bệnh nhi được ghép tế bào gốc tạo máu thành công. Ảnh: Nguyễn Tâm
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu có giá trị trong các bệnh lý huyết học lành tính, ung thư huyết học và ung thư dạng bướu đặc ở trẻ em. Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM) bước đầu triển khai tự ghép tế bào gốc tạo máu trên các bệnh nhân u nguyên bào thần kinh.

Là một trong những bệnh nhi mắc bệnh u nguyên bào thần kinh, mẹ của bé L.Q.H chia sẻ, năm 2019 khi bé H. mới được 3 tuổi nhiều lần than mệt và ói. Gia đình đưa bé đến bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ thăm khám thì phát hiện khối u trên tuyến thượng thận. Bé H. được chuyển lên bệnh viện Nhi Đồng 2 để được điều trị cho đến thời điểm hiện tại.

“Con được chẩn đoán mắc bệnh u nguyên bào thần kinh. Sau thời gian điều trị thì nghe bác sĩ báo tin con được ghép tế bào gốc. Vì nhà tôi cũng khó khăn nên khi được bệnh viện, mạnh thường quân chung tay hỗ trợ tôi rất biết ơn. Giờ tôi chỉ ước sao cho con nhỏ được kéo dài sự sống…”, mẹ của bé H. tâm sự.

Một bệnh nhi khác là bé N. được nhập viện điều trị cũng với chẩn đoán u nguyên bào thần kinh. Sau nhiều lần hóa trị, bé tiếp tục được chỉ định ghép tế bào gốc tạo máu vào tháng 9 năm 2023 vừa qua. Kết thúc quá trình ghép, bé đã được xuất viện về nhà và tiếp tục theo dõi.

Theo BS.CK2 Nguyễn Đình Văn, Trưởng khoa Ung bướu huyết học Bệnh viện Nhi Đồng 2, trong những năm gần đây lượng bệnh nhi ung thư được tiếp nhận tại khoa có chiều hướng tăng, từ 100-120 trường hợp lên 200-300 trường hợp. Ngoài nhóm bệnh nhi ung thư tạng đặc, hầu hết là các trường hợp bị ung thư thể máu.

“Với xu hướng tiến bộ của Y học, đã có nhiều cải tiến trong điều trị bệnh như cập nhật phác đồ trên thế giới, chất lượng thuốc kéo dài thời gian sống, giảm xạ trị để tránh ảnh hưởng về sau. Đặc biệt, phương pháp ghép tế bào gốc tự thân hạn chế tối đa tái phát ung thư, đã mang đến nhiều hiệu quả”, BS Văn thông tin.

Ghép tế bào gốc tạo máu có giá trị trong các bệnh lý huyết học lành tính, ung thư huyết học và ung thư dạng bướu đặc ở trẻ em. Bệnh viện Nhi Đồng 2 bước đầu triển khai tự ghép tế bào gốc tạo máu trên các bệnh nhân u nguyên bào thần kinh.

Ca ghép tế bào gốc đầu tiên được bệnh viện triển khai thành công vào đầu năm năm 2021 cho bệnh nhi 32 tháng tuổi, đã lan tỏa tích cực đến cộng đồng. Bác sĩ, điều dưỡng thực hiện đều được huấn luyện đào tạo tại bệnh viện Truyền Máu Huyết Học và tham gia đào tạo liên tục với các chuyên gia tại Mỹ và Nhật.

Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM đang thi công công trình Trung tâm điều trị kỹ thuật cao. Đây là cơ sở để hình thành và phát triển Trung tâm ghép tạng, ghép tế bào gốc, phẫu thuật và hồi sức cấp cứu Nhi khoa chuyên sâu cho các tỉnh/thành phía Nam. Hy vọng khi đưa vào hoạt động công trình này, sẽ có thêm cơ hội cứu chữa cho các bệnh nhi không may mắc bệnh u nguyên bào thần kinh và các bệnh hiểm nghèo khác.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...