Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Sự cẩn trọng không thừa của giám định viên

Vào những năm 2014 - 2015, Trung tâm Pháp y Hà Nội (TTPYHN) được nhiều người trong giới tố tụng biết đến sau một số vụ việc nhờ sự cẩn trọng của giám định viên pháp y mà đã thay đổi hoàn toàn khung hình sự đối với người gây thương tích cho nạn nhân, tránh được những án tù oan sai.

Còn nhớ khoảng năm 2014, TTPYHN tiếp nhận một ca giám định xác định tỷ lệ tổn hại sức khỏe cho một đối tượng trong vụ án cố ý thương tích đặc biệt, mâu thuẫn do tranh chấp đất đai lâu dài giữa anh chị em trong cùng một gia đình. Người được giám định là một nam giới 56 tuổi, thể trạng trung bình, bị người cháu đánh bằng tay chân vào đầu, mặt. Theo Giấy chứng nhận thương tích tại bệnh viện mà nạn nhân thăm khám ban đầu ghi nhận bệnh nhân có một số vết bầm tím vùng mặt, mắt trái.

Khi bệnh nhân đến giám định tại Trung tâm Pháp y, các vết bầm tím vùng mặt, mắt trái không còn, dấu hiệu duy nhất còn lại là bệnh nhân khai thị lực mắt trái giảm nhiều. Bệnh nhân được chuyển khám tại bệnh viện chuyên khoa về mắt và kết quả chẩn đoán vỡ thành sau hốc mắt trái sau chấn thương. Nếu căn cứ vào kết quả khám chuyên khoa mắt này thì tỷ lệ tổn hại sức khỏe của bệnh nhân là rất cao (trên 31%). Như vậy, người gây thương tích cho bệnh nhân không thể thoát khỏi án tù.

Tuy nhiên, bằng linh cảm và kinh nghiệm của mình, các giám định viên của TTPYHN đã nhận ra có một điều gì đó không ổn, có sự không tương thích giữa mức độ suy giảm thị lực mắt trái của bệnh nhân với thương tích bên ngoài. Giám định viên quyết định chỉ định cho bệnh nhân chụp CT scanner sọ não và hàm mặt. Kết quả thật bất ngờ, bệnh nhân bị căn bệnh u nhầy xoang sàng đã ăn lan vào xương bướm dẫn đến tạo ra hình ảnh vỡ thành sau hố mắt bên trái gây ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân.

Như vậy, thị lực mắt trái của bệnh nhân bị giảm từ trước nhưng bệnh nhân không khai báo và cũng không đi khám nên bản thân bệnh nhân cũng không biết bệnh của mình. Giám định viên cùng với công an trao đổi trực tiếp với bệnh nhân, bằng công tác nghiệp vụ công an và lý luận chuyên môn y tế, cuối cùng bệnh nhân thừa nhận mắt trái bị suy giảm thị lực từ rất lâu và bệnh nhân không đi khám. Sau khi được nghe tư vấn của các giám định viên, bệnh nhân cảm ơn vì đã được phát hiện ra bệnh của mình để điều trị kịp thời. Điều này cũng đồng nghĩa với người gây thương tích cho bệnh nhân đã tránh được án tù sai.

Ở một ca giám định khác, vào đầu năm 2015, bệnh nhân nam 42 tuổi, bị đánh gây thương tích. Giấy chứng thương của một bệnh viện tại Hà Nội ghi nhận các thương tích sưng nề vùng mũi, hàm mặt, trong đó có điểm đáng lưu ý là nghi ngờ có hình ảnh chảy máu dọc liềm đại não và lều tiểu não.

Sau khi ra viện, bệnh nhân khám giám định tại Trung tâm Pháp y thì kết quả cho thấy tình trạng bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không liệt, không có dấu hiệu thần kinh khu trú, điện não đồ không thấy sóng điện não bất thường. Bệnh nhân được gửi khám chuyên khoa tai - mũi - họng cho thấy hình ảnh gẫy xương chính mũi. Như vậy, trong trường hợp này xuất hiện tổn thương khác ngoài chứng thương đã không được ghi nhận tại bệnh viện nơi bệnh nhân được khám ban đầu ngay sau khi bị thương tích.

Vì có sự khác biệt này nên giám định viên của TTPYHN đã mời hội chẩn lại và kết quả hội chẩn cho thấy không có hình ảnh máu tụ nội sọ và xuất huyết não, nhưng có hình ảnh gẫy xương chính mũi hai bên. Từ đó, kết luận biên bản giám định khẳng định bệnh nhân có tỷ lệ tổn hại đối với thương tích gẫy xương chính mũi, nhưng không có chảy máu nội sọ. Từ kết luận giám định này khung hình sự đối với người gây thương tích cho nạn nhân đã thay đổi hoàn toàn.

Đem lại lòng tin cho người dân

Khi kể lại những vụ việc trên với phóng viên, bà Nguyễn Thị Ngọc Yến - Giám đốc TTPYHN hiện nay (thời điểm đó đang là giám định viên) vẫn rất bồi hồi: “Làm nghề, chúng tôi luôn nằm lòng tâm niệm giám định pháp y ngoài việc đóng góp vai trò quan trọng trong các vụ án hình sự, giúp các cơ quan điều tra xử lý đúng người, đúng việc, không để xảy ra oan sai thì cũng góp phần quan trọng trong việc minh oan cho nhiều người khác vô tình bị vướng phải những sự việc có hậu quả nghiêm trọng, vì nếu không có kết quả giám định pháp y thì rất dễ bị vướng vào vòng lao lý, tù tội, không dễ minh oan”.

Được biết, tâm huyết của các giám định viên pháp y tại TTPYHN đã và đang được tiếp tục thể hiện qua một số vụ việc mới đây. Đơn cử như vụ việc một cháu bé hơn 12 tháng tuổi tử vong tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội sau khi nhập viện được khoảng gần 10h. Cháu bé là con thứ hai trong một gia đình, khi mang thai và sinh cháu mẹ cháu có tiền sử sản khoa bình thường, bản thân cháu cũng phát triển bình thường.

Trước khi vào viện 3 ngày, cháu có biểu hiện sốt cao, đi phân lỏng nhiều lần ở nhà đã được bố mẹ cho uống thuốc hạ sốt để điều trị. Ngày vào viện cháu có sốt cao, tiêu chảy, nôn, gia đình đưa cháu vào bệnh viện huyện sau đó được chuyển tuyến lên một bệnh lớn của Hà Nội. Khi vào viện cháu vẫn tỉnh, quấy khóc, sốt cao, toàn thân nổi ban tím, ho, khó thở, sốt, tiêu chảy, ban xuất hiện nhiều vị trí trên cơ thể.

Bệnh viện đã cho cháu vào phòng cấp cứu, thở oxy và nhanh chóng làm các xét nghiệm cần thiết. Kết quả cho thấy cháu có tình trạng nhiễm trùng, hội chứng xuất huyết, hội chứng suy đa cơ quan, các xét nghiệm cúm A, cúm B, COVID-19, sốt xuất huyết Dengue đều âm tính. Sau đó tình trạng cháu diễn biến nhanh chóng, sốt 39,5oC, da nổi vân tím toàn thân, suy hô hấp, kích thích rồi nhanh chóng đi vào tình trạng hôn mê. Cháu tử vong sau khi vào viện khoảng hơn 10 tiếng.

Gia đình đã khiếu kiện bệnh viện vì cho rằng bệnh viện đã không cấp cứu và điều trị cho cháu kịp thời vì khi vào viện cháu vẫn tỉnh táo, còn bú được. Đến khi cháu tử vong bệnh viện cũng chưa có chẩn đoán rõ ràng nguyên nhân tử vong. Cơ quan cảnh sát điều tra đã trưng cầu TTPYHN giám định pháp y tử thi để xác định nguyên nhân tử vong. Sau khi làm xét nghiệm tế bào học các mô tạng, giám định viên đã phát hiện trên các vi trường của hầu hết lam kính các tạng (tim, não, lách, phổi, thận) đều có sự xuất hiện của một loại tế bào kích thước lớn trong lòng các mạch máu.

Từ đó có thể nghĩ đến bệnh bẩm sinh về máu dẫn đến tắc các vi mạch các tạng làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng, rối loạn hô hấp, tuần hoàn và tri giác. Để xác định được đúng loại bệnh máu bẩm sinh, TTPYHN đã gửi mẫu đi nhuộm hoá mô miễn dịch và kết quả đã cho thấy cháu bị Leukemia cấp tính dòng hồng cầu (ung thư máu hay còn gọi là bệnh máu trắng). Kết quả giải trình tự gen cũng cho thấy cháu có đột biến gen thuộc nhóm gen liên quan đến rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim. Từ các kết quả trên của TTPYHN đã minh oan cho bệnh viện về việc bị cáo buộc thiếu trách nhiệm dẫn đến cháu bé bị tử vong.

Trường hợp khác, nạn nhân là người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Hà Nội, được phát hiện tử vong trên đường vào đêm ngày 13/01/2024. Hiện trường khám nghiệm đều hướng đến vụ tai nạn giao thông nhưng chưa rõ có phương tiện liên quan hay không. TTPYHN đã được trưng cầu đến để làm công tác giám định tử thi. Việc đánh giá tổn thương ban đầu thấy rằng các thương tích trên không phù hợp với vụ tai nạn giao thông có thể dẫn đến tử vong. Các hướng điều tra từ khám nghiệm phương tiện, khám nghiệm hiện trường, rà soát camera, tìm nhân chứng... cũng chưa đưa đến kết quả khả quan. Mọi mũi điều tra đều đang đợi kết luận nguyên nhân tử vong giám định viên pháp y.

Ý thức được trách nhiệm gánh vác, tại TTPYHN, các hoạt động giám định được tiến hành khẩn trương bất kể giờ nghỉ, làm đêm. Kết luận giám định cho thấy nạn nhân bị nhồi máu cơ tim cấp trên nền nhồi máu cũ đa lứa tuổi, trước đó nạn nhân đã có tiền sử những lần bị nhồi máu nhẹ. Đây là một trường hợp khó, nạn nhân đang tham gia giao thông, bất ngờ bị nhồi máu cơ tim gây tử vong. Các thương tích trên cơ thể nạn nhân là do sau khi bị nhồi máu, quán tính của xe và cơ thể va chạm với mặt đường gây nên.

“Nhiệm vụ của các giám định viên pháp y là giúp cho các cơ quan điều tra, tố tụng xét xử đúng người, đúng tội không oan sai. Qua những vụ việc nêu trên, có thể thấy sự cẩn trọng của các giám định viên rất cần thiết. Với các vụ giám định tỷ lệ tổn hại sức khỏe nếu giám định viên không tỉnh táo phân biệt và cẩn trọng khi giám định (vì đối tượng giám định khác với bệnh nhân khi đi khám bệnh, họ rất ít khi khai thật tình trạng bệnh của mình, thậm chí thường tăng nặng hơn, cá biệt, còn có trường hợp nhờ tư vấn bác sĩ để khai giống như bệnh cảnh thật nhằm đánh lừa các giám định viên) thì sẽ vô hình chung tiếp tay để gây nên những án tù oan sai cho người gây ra thương tích. Còn với các vụ việc có nạn nhân tử vong với các bằng chứng về khoa học chính xác, khách quan, các kết luận giám định đã góp phần giúp cơ quan điều tra xử lý vụ việc đúng người, đúng tội, bảo đảm trật tự xã hội, đem lại lòng tin cho người dân vào khoa học, công lý” - bà Yến nhấn mạnh.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe Nhân dân

Đã có hàng nghìn người bệnh được các bệnh viện trong nước thực hiện phẫu thuật bằng robot thành công. (Ảnh: Bệnh viện K)
(PLVN) - Trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng khẳng định vai trò then chốt, tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị ra đời đã trở thành động lực thúc đẩy ngành Y tế Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe người dân.

Xét nghiệm gen tiền hôn nhân: Để cha mẹ không ân hận vì đã 'tặng' con 'món quà buồn'

Hiện nay, có nhiều phương pháp để sàng lọc Thalassemia. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Có một thực tế đáng buồn là hơn 80% trẻ em mắc phải các bệnh di truyền được sinh ra bởi bố mẹ có thể trạng khỏe mạnh bình thường, không có tiền sử bệnh. Vì thế, trong rất nhiều việc cần chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân, kiểm tra sức khỏe nói chung, xét nghiệm gen tiền hôn nhân nói riêng là vô cùng quan trọng. Bởi đây là bước để chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho tương lai lâu dài, khỏe mạnh, hạnh phúc của một gia đình.

Hơn 3.000 ca sốt phát ban nghi sởi tại Đà Nẵng

Hơn 3.000 ca sốt phát ban nghi sởi tại Đà Nẵng
(PLVN) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng, từ đầu năm 2025 đến ngày 28/3, thành phố đã ghi nhận 3.074 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 851 ca đã được xác định dương tính với virus sởi.

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Ngày 29/3, Bộ Y tế chính thức phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” với sự phối hợp tổ chức giữa Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra.

Dịch sởi và ho gà đồng loạt tái bùng phát ở Đông Nam Bộ

Nhân viên y tế tiêm vắc xin cho trẻ em.
(PLVN) - Hai căn bệnh truyền nhiễm tưởng chừng đã được khống chế là sởi và ho gà bất ngờ đồng loạt tái bùng phát tại một số tỉnh, thành Đông Nam Bộ. Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, trong quý I năm 2025 ghi nhận hàng nghìn ca mắc, phần lớn là trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Hà Nội: Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi

Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi.
(PLVN) - Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 27/3, toàn Thành phố đã ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi. Kết quả phân tích một số đặc điểm dịch tễ học các trường hợp mắc sởi xác định cho thấy hầu hết bệnh nhân mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi và chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ 2 mũi vaccine sởi.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư
(PLVN) - Giữa lằn ranh mong manh của sự sống và cái chết, có những con người không cầm vũ khí, không khoác áo giáp, nhưng vẫn ngày đêm chiến đấu để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Trong hành trình ấy, PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu không chỉ là một bác sĩ, mà còn là ngọn lửa thắp sáng hy vọng cho hàng nghìn người. Từ phòng phẫu thuật đến giảng đường, vị bác sĩ trẻ lặng lẽ cống hiến, mang cả trái tim vào nền y học nước nhà.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan kiểm tra công tác phòng, chống bệnh sởi tại Quảng Ninh.

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 27/3, Đoàn công tác của Chính phủ do bà Đào Hồng Lan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại TX Quảng Yên, trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh sởi và triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi trên địa bàn thị xã và tỉnh Quảng Ninh.

TP HCM đã làm gì để kiểm soát dịch sởi?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hiện đã có 22 phường, xã tại TP HCM đủ điều kiện để ban hành quyết định công bố hết dịch sởi. Dù dịch sởi đang đi vào giai đoạn kết thúc nhưng thành phố vẫn tiếp tục duy trì công tác giám sát bệnh.

Can thiệp tim mạch giá rẻ cho người thu nhập thấp tại Bình Định

Can thiệp tim mạch giá rẻ cho người thu nhập thấp tại Bình Định
(PLVN) -  Bệnh viện Bình Định vừa công bố chương trình hỗ trợ can thiệp tim mạch chất lượng cao với chỉ từ 5 triệu đồng dành cho người thu nhập thấp nhằm tối ưu hóa chi phí và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao cho người bệnh trên địa bàn.

Kiểm soát lao ở Việt Nam còn rất nhiều khó khăn

Hoạt động sàng lọc lao tại tỉnh Quảng Bình.
(PLVN) -  Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, Việt Nam có khoảng 182.000 bệnh nhân lao mới; 9.900 bệnh nhân lao kháng thuốc và có khoảng 11.000 người tử vong do lao hằng năm. Việt Nam đứng thứ 12/30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và đứng thứ 10/30 quốc gia có số lượng bệnh nhân lao kháng thuốc cao nhất toàn cầu.