Bệnh nhi đầu tiên tại Việt Nam mắc u nguyên bào võng mạc được chữa khỏi nhờ ghép tế bào gốc

Bệnh viện Trung ương Huế làm thủ tục xuất viện cho bệnh nhi Hồ Thị Tr.
Bệnh viện Trung ương Huế làm thủ tục xuất viện cho bệnh nhi Hồ Thị Tr.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 13/4, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đơn vi vừa chữa thành công cho bệnh nhi 3 tuổi mắc u nguyên bào võng mạc nhờ phương pháp ghép tế bào gốc tự thân.

Bệnh nhi Hồ Thị Tr (người Vân Kiều, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) cũng là bệnh nhi đầu tiên của Việt Nam mắc u nguyên bào võng mạc được chữa khỏi.

Cụ thể, tháng 9/2020, bệnh nhi vào viện trong tình trạng sốt cao, mắt phải lồi to, sưng đau hàm má phải, ăn uống kém. Sau khi tiến hành làm đầy đủ các xét nghiệm, bệnh nhi được chẩn đoán u nguyên bào võng mạc di căn tủy xương, di căn gan, bệnh kèm theo nhiễm trùng huyết.

Đồng thời xét thấy bệnh bị bệnh lý u nguyên bào võng mạc giai đoạn dik6 căn, bệnh nặng, nên Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành chủ trì cuộc họp đa chuyên khoa, bao gồm các Bs khoa Mắt, Bs nhi ung bướu, Bs khoa xạ trị, Bs khoa chẩn đoán hình ảnh, Bs khoa huyết học để lên kế hoạch điều trị cho cháu.

Theo các bác sĩ trực tiếp điều trị, đây là một ca bệnh khó. Các bác sĩ phải thường xuyên bên bệnh nhi để theo dõi, động viên tinh thần.
Theo các bác sĩ trực tiếp điều trị, đây là một ca bệnh khó. Các bác sĩ phải thường xuyên bên bệnh nhi để theo dõi, động viên tinh thần.

Điều đáng nói, với bệnh lý u nguyên bào võng mạc di căn, cần phải tiến hành ghép tế bào gốc mới có thể cứu được cháu. Nhưng tại Việt Nam thời điểm đó vẫn chưa có trung tâm nào thực hiện ghép tế bào gốc cho bệnh lý u nguyên bào võng mạc.

Trước thách thức đặt ra đó, Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế quyết định lên kế hoạch điều trị cho bệnh nhi với các bước như sau: Tiến hành điều trị ổn định nhiễm trùng, tiếp đến điều trị hóa chất theo phác đồ nguy cơ cao, phẫu thuật bóc mắt bệnh trong giữa quá trình điều trị hóa chất, sau đó thu hoạch tế gốc, tiến hành điều trị hóa chất liều cao-ghép tủy. Sau ghép tủy, sẽ tiến hành điều trị xạ trị cho bệnh nhân.

GS. TS Phạm Như Hiệp phát biểu tại buổi làm thủ tục xuất viện cho bệnh nhi Hồ Thị Tr.
 GS. TS Phạm Như Hiệp phát biểu tại buổi làm thủ tục xuất viện cho bệnh nhi Hồ Thị Tr.

Theo các bác sĩ điều trị, trong quá trình thực hiện ghép tủy, việc sử dụng hóa chất liều cao Thiotepa - Carboplatin và Etoposide, bệnh nhi bị loét niêm mạc đường tiêu hóa nặng, biến chứng sốc nhiễm trùng. Những ngày bệnh nhi bị nặng, Ban Giám đốc Bệnh Viện, Ban Giám Đốc trung tâm Nhi cùng đội ngũ y bác sĩ phòng ghép đã dồn hết sức lực để điều trị, theo dõi sát sao. Sau một thời gian được điều trị và chăm sóc tích cực, bệnh nhi đến nay đã được xuất viện.

GS. TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, “Việc điều trị thành công cho bệnh nhi bằng kỹ thuật ghép tế bào gốc tự thân là thành quả lớn lao của Bệnh viện Trung ương Huế.

Với kỹ thuật ghép tế bào gốc tự thân, tỷ lệ sống và lành bệnh cho các cháu bị u nguyên bào võng mạc di căn không thâm nhiễm hệ thần kinh trung ương lên đến 80%. Từ nay, Bệnh viện Trung ương Huế tự tin và sẽ tiếp tục thực hiện nhiều ca ghép tủy tự thân tiếp theo để mang lại sự sống cho các bệnh nhi thân yêu”.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.