Nhập viện cấp cứu vì tự cho ong đốt vào đầu gối để chữa bệnh

Bệnh nhân bị hoại tử cẳng chân. Ảnh: Thanh Thanh
Bệnh nhân bị hoại tử cẳng chân. Ảnh: Thanh Thanh
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đơn vị vừa tiếp nhận và điều trị một bệnh nhân cho ong đốt vào đầu gối để chữa bệnh dẫn đến hoại tử cùng cẳng chân.

Bệnh nhân có tiền sử viêm khớp dạng thấp 20 năm nay, chị T.T.H, 43 tuổi ở Hà Tĩnh thường xuyên tự dùng thuốc tại nhà. Gần đây chị xuất hiện đau nhiều các khớp gối, cổ bàn tay 2 bên. Tuy vẫn dùng thuốc như mọi khi nhưng thấy không đỡ nên chị đã tự ý dừng thuốc đột ngột và chuyển điều trị ong châm đốt vào khớp gối.

Một tuần nay, chị biểu hiện sưng nóng đỏ đau nhiều vùng cẳng, bàn chân phải. Nghe người mách, chị đã tự đắp, bôi nhiều loại thuốc nam tại nhà. Tuy nhiên, sau mấy ngày, cẳng chân phải chỗ đắp thuốc sưng đau hoại tử kèm sốt cao liên tục, khi sốt thì mê man, nói nhảm . Khi đến cơ sở y tế điều trị chị H được chẩn đoán: Nhiễm khuẩn huyết- viêm mô mềm. Điều trị được 01 ngày, bệnh tình nặng hơn, chị được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng kích thích, nói nhảm, sốt liên tục; sưng đỏ đau cẳng chân phải nhiều, loét hoạt tử chảy mủ mu bàn chân phải, biến dạng khớp bàn ngón tay 2 bên.

Chị H. được chẩn đoán: Nhiễm khuẩn huyết - Viêm mô bào cẳng bàn chân phải/ Viêm đa khớp dạng thấp.

Sau thời gian điều trị cắt cơn sốt, chị H. được chuyển đến Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình và thần kinh cột sống để phẫu thuật cắt lọc tổ chức hoại tử.

Bác sĩ Phạm Văn Tỉnh, Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình và thần kinh cột sống, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, ca mổ kéo dài gần 1 tiếng, các phẫu thuật viên đã tập trung cắt lọc tổ chức hoại tử và làm sạch các khoang ở cẳng chân.

Sau mổ, bệnh nhân dần ổn định và ý thức đã tỉnh táo lại. Hiện bệnh nhân H đang được điều trị bằng hệ thống hút liên tục tại vết mổ để chờ vết thương ổn định trước khi tiến hành cấy da từ vùng đùi xuống.

“Đây là một ví dụ điển hình về tự ý điều trị bệnh bằng các phương pháp không được kiểm chứng gây hậu quả nặng nề. Bệnh nhân có tiền sử viêm đa khớp dạng thấp, đặc biệt ở 2 khớp gối, đã tự điều trị bằng corticoid trong nhiều năm mà không có hiệu quả. Từ 6 năm trước, bệnh nhân đã tìm đến phương pháp dùng ong đốt vào chân để chữa khớp gối trên internet và cảm thấy có đỡ. Hơn một tháng trước, khi cơn đau tái phát, bệnh nhân tiếp tục áp dụng phương pháp này tại nhà một thầy lang, dẫn đến tình trạng ong đốt chi chít ở cả hai đầu gối. Sau khi bị ong đốt, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sưng đau kéo dài tại vị trí bị đốt, dẫn đến mưng mủ khớp gối nhưng không đến bệnh viện. Tình trạng nhiễm trùng lan xuống mu bàn chân phải, khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái nhiễm độc tiền hôn mê và phải mổ cấp cứu.

Bệnh nhân này cũng là một lời cảnh tỉnh cho mọi người về việc tiếp cận dịch vụ y tế chưa được cấp phép. Không tự ý sử dụng các phương pháp điều trị khi chưa có cơ sở khoa học”, bác sĩ Phạm Văn Tỉnh chia sẻ.

Bác sĩ Tỉnh khuyến cáo, khi gặp vấn đề về sức khỏe, người dân hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị thay vì tự điều trị tại nhà hoặc sử dụng những phương pháp không được kiểm chứng.

Đối với những bệnh nhân bị viêm mô bào, nếu được can thiệp hoặc mổ kịp thời, tổn thương sẽ ít nghiêm trọng và không cần vá da.

Những trường hợp nặng, đặc biệt với những người đã sử dụng corticoid kéo dài, hệ thống miễn dịch sẽ kém, làm tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, những trường hợp như bệnh nhân này cần đến ngay cơ sở y tế để được khám bệnh, tư vấn và điều trị.

Tin cùng chuyên mục

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học "Liệu pháp Nội tiết Mãn kinh".

‘Gỡ khó’ cho chị em phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên

(PLVN) - Theo ông Đinh Anh Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), suy giảm nội tiết dẫn đến tiền mãn kinh và mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Thế nhưng mọi người không nên có ý thức “cam chịu”, bỏ qua và không quan tâm đến vấn đề đó...

Đọc thêm

Giám sát nghiêm ngặt bếp ăn tập thể để bảo đảm an toàn thực phẩm

Chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, nhất là các căng tin, nhà ăn tại trường học. (Ảnh minh họa. Nguồn: VGP)
(PLVN) - Những vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra liên quan đến học sinh, sinh viên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, nhất là các căng tin, nhà ăn tại trường học. Tình trạng này không chỉ đe dọa sức khỏe của học sinh, sinh viên mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Y tế số chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Chuyển đổi số tạo sự thuận lợi cho người cao tuổi khi đến khám, chữa bệnh. (Hình minh họa - Nguồn: BHXH Việt Nam)
(PLVN) - Trong những năm qua, chuyển đổi số trở thành trọng tâm công tác của ngành Y tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng khoa học công nghệ góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân. Đặc biệt, với người cao tuổi, chuyển đổi số còn giúp ngành Y tế chủ động thích ứng với già hóa dân số, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Sử dụng liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc để tăng cường sức khỏe cảm xúc cho người cao tuổi

Sử dụng liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc để tăng cường sức khỏe cảm xúc cho người cao tuổi
(PLVN) - Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới, (World Mental Health Day) được tổ chức vào 10/10 hàng năm, để giáo dục, nâng cao nhận thức và ủng hộ sự nghiệp sức khỏe tâm thần. Nhân dịp ngày Sức khỏe tâm thần thế giới 2024, bài viết này giới thiệu dụng liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc để tăng cường sức khỏe cảm xúc cho người cao tuổi.

Xét nghiệm độc chất vụ 6 học sinh ở TP HCM nhập viện

Những học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Dân trí)

(PLVN) - Liên quan vụ  6 học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3) có triệu chứng đau bụng sau bữa ăn bán trú tại trường, Sở Y tế TP HCM đã chỉ đạo các đơn vị điều tra dịch tễ, xét nghiệm độc chất nhằm ngăn chặn kịp thời, tránh để xảy ra các trường hợp ngộ độc tương tự.

Báo động số người trẻ nhập viện do nicotine, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ ra Nghị quyết cấm thuốc lá mới

Báo động số người trẻ nhập viện do nicotine, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ ra Nghị quyết cấm thuốc lá mới
(PLVN) - Chúng ta "trầy trật" gần 10 năm mới giảm được tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nhóm tuổi 13-17 xuống còn 2,78%, thế nhưng chỉ sau 2 năm, tỷ lệ này tăng gấp đôi. Chỉ tính riêng năm 2023, có tới 1.224 người, chủ yếu là giới trẻ, nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.