Nam thanh niên bị giun dài 30cm 'làm tổ' dưới da

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từng ăn món gỏi cá, nam thanh niên ở Yên Bái bị ngứa khắp người, đến viện khám thì phát hiện dương tính với nhiều loại giun sán khác nhau.

Khi thấy có biểu hiện ngứa khắp người, anh T.Đ.T (21 tuổi, ở Yên Bái) đã đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương thăm khám trong tình trạng: Sốt, chóng mặt, nôn, ngứa nhiều, tê cứng, mẩn đỏ và phát ban ở da.

Anh T.Đ.T cho biết, trước đây từng ăn gỏi cá. Sau đó có biểu hiện ngứa nhiều khắp người, nhất là vùng mông, anh gãi đến trầy xước da, gây áp xe mủ.

Tại bệnh viện, qua thăm khám bác sĩ nhận thấy, phần da dưới đùi, mặt cẳng tay, bụng và lưng của anh T đều có hình ảnh giun sán ký sinh trùng di chuyển. Sau đó, anh được nhập viện theo dõi với chẩn đoán: Nghi nhiễm giun sán ký sinh trùng (nghi do giun rồng).

Sau khi hội chẩn với bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp Tiết niệu và Nam học, bệnh nhân đã được xử lý và lấy được bệnh phẩm ký sinh trùng là con giun dài khoảng 30 cm. Sau đó, anh T được chuyển lại Khoa Nhiễm khuẩn Tổng Hợp tiếp tục theo dõi và điều trị.

Bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cho biết, bệnh nhân T.Đ.T đã được làm huyết thanh chẩn đoán các loại giun sán, ký sinh trùng khác và dương tính với khá nhiều loại giun sán gồm: Sán máng, sán dây chó, sán lợn, giun lươn, giun đũa chó mèo. Hiện tại, bệnh nhân được theo dõi các tổn thương ở các vị trí trên cơ thể...

Theo GS.TS. Đỗ Trung Dũng, Trưởng Khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, giun rồng thời gian ủ bệnh kéo dài 10-14 tháng, nên trong vòng một năm mắc giun rồng sẽ khó nhận biết bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng gì. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh.

Người nhiễm giun này thường bị viêm dị ứng rất mạnh, tổn thương nóng, đỏ, đau tại nhiều vị trí. Nếu giun chui vào cột sống hoặc khớp và chết tại đó sẽ gây cứng, thoái hóa khớp, cột sống, vôi hóa cơ, làm tê liệt tủy sống, liệt nửa người.

Cách điều trị duy nhất là lấy giun rồng ra, hoặc giun sẽ tự chui ra từ những tổn thương như mụn vỡ chảy nước vàng trên da. Bệnh nhân phải mất 5-7 ngày, thậm chí hàng tháng mới lôi hết giun rồng ra khỏi cơ thể.

Để phòng bệnh, mọi người cần tuân thủ ăn chín, uống sôi, vệ sinh môi trường sạch sẽ, nấu chín kỹ các thực phẩm thủy sinh như ếch, cá, tôm; dùng riêng các dụng cụ để chế biến thực phẩm chín và sống như thớt, dao, máy xay, bát, đĩa và vệ sinh tay sau khi chế biến thực phẩm sống. Ngoài ra, không cho chó, mèo ăn sống các thực phẩm thủy sinh (ếch, cá, tôm...) chưa được nấu chín.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.