Lo lắng “trào lưu” nuôi con theo xu hướng ngược

Can thiệp y khoa đã giúp cải thiện rõ rệt tình trạng tai biến sản khoa, tử vong mẹ, tử vong sơ sinh của Việt Nam trong những năm qua. (Ảnh minh họa: TD)
Can thiệp y khoa đã giúp cải thiện rõ rệt tình trạng tai biến sản khoa, tử vong mẹ, tử vong sơ sinh của Việt Nam trong những năm qua. (Ảnh minh họa: TD)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mới đây, một tài khoản mạng xã hội đăng tải bài viết khoe vợ vừa sinh con theo phương pháp “thuận tự nhiên” ngay tại nhà, hoàn toàn không cần đến bác sĩ, y tá, không cần đến bệnh viện.

Đi kèm bài đăng là hình ảnh em bé tím tái trong vòng tay mẹ. Tài khoản này cũng khẳng định sẽ không cho em bé đi tiêm vắc xin phòng ngừa các loại bệnh trong thời gian tới. Bên cạnh sự ủng hộ ít ỏi của những người cùng “hội”, thì đa phần dư luận đều bày tỏ sự hoang mang, lo lắng cho sức khỏe, tính mạng của hai mẹ con, sự bức xúc trước một cách sinh con đi ngược với khoa học từ sự cố chấp của cha mẹ.

Trước đây, đã từng có những trường hợp sinh con tại nhà, không dùng đến can thiệp y tế và cũng lên mạng “khoe” một cách tự hào, gây ra biết bao tranh cãi, khiến nhiều chuyên gia và cả Bộ Y tế phải lên tiếng. Tuy im ắng một thời gian, nhưng thực tế trào lưu “sinh con thuận tự nhiên” vẫn luôn âm thầm tồn tại. Trên mạng xã hội, có những nhóm kín về sinh con thuận tự nhiên vẫn hoạt động nhiều năm qua. Họ dùng tính năng lập nhóm, thông qua các nhóm chat qua messenger, Zalo... để trao đổi thông tin, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm liên quan đến việc sinh đẻ tại nhà. Phương pháp này lựa chọn giữ nguyên dây rốn của đứa bé dính liền kèm với bánh nhau cho đến khi dây rốn và bánh nhau tự hủy, không dùng bất cứ can thiệp y tế nào. Theo luận điểm của những người ủng hộ “sinh con thuận tự nhiên” thì đây là cách khiến trẻ được ra đời tự nhiên, mạnh khỏe nhất, vì “ông bà ta xưa sinh con cũng đâu cần đến bệnh viện?”.

Thông qua các báo cáo về y tế trong những năm qua có thể thấy được tình trạng tai biến sản khoa, tử vong mẹ, tử vong sơ sinh của Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt. Đó là công lao của những người làm công tác y tế, đó cũng là thành tựu của nền khoa học tiến bộ. Đáng tiếc là, bên cạnh phần lớn người dân ngày càng được nâng cao nhận thức về can thiệp y tế trước, trong và sau khi sinh, thì một phần nhỏ những người cố chấp, có nhận thức sai lệch vẫn mù quáng tung hô một phương pháp phản khoa học.

Vụ Sức khỏe Bà mẹ, Trẻ em, Bộ Y tế đã khẳng định việc sinh con tại nhà là phản khoa học, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho bà mẹ và trẻ sơ sinh như băng huyết, vỡ tử cung, nhiễm khuẩn... thậm chí gây tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh nếu không có sự theo dõi, hỗ trợ của cán bộ y tế.

Đi cùng với trào lưu sinh con “thuận tự nhiên” là trào lưu “anti vắc xin” (chống lại việc tiêm phòng vắc xin) của một bộ phận những người làm cha làm mẹ. Theo quan điểm của những người “anti vắc xin”, vắc xin chính là “một cú lừa”, gây tổn hại cho sức khỏe trẻ em, khiến trẻ mất đi sức đề kháng tự nhiên, làm lợi cho các doanh nghiệp y tế... Với suy nghĩ trên, những người này hoàn toàn không cho con tiêm phòng bất cứ mũi vắc xin nào từ khi được sinh ra cho đến lúc lớn lên.

Điều này đã dẫn đến hệ quả là hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện, dễ dẫn đến các bệnh như sởi, ho gà, bạch hầu, viêm não Nhật Bản... Và thực tế cũng đã chứng minh, thông qua thống kê của nhiều bệnh viện cho thấy, hầu hết trẻ nhập viện vì các bệnh này đều là trẻ chưa tiêm vắc xin, trong đó có những trường hợp trẻ suýt hoặc tử vong. Hệ quả đến từ trào lưu “anti vắc xin” cũng đã khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp tình trạng lưỡng lự hoặc từ chối tiêm vaccine vào danh sách 10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu từ năm 2019...

Trong bối cảnh xã hội ngày nay, việc các bậc cha mẹ đi ngược lại tiến bộ khoa học đặt ra nhiều thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển của thế hệ trẻ. Nỗ lực nâng cao nhận thức và giáo dục khoa học cho cộng đồng là vô cùng cần thiết để xây dựng một môi trường an toàn, lành mạnh cho con trẻ và cho tất cả mọi người.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.