Cơ hội nào cho Việt Nam từ Brexit?

Brexit tác động nhanh nhất đến thị trường chứng khoán Việt Nam
Brexit tác động nhanh nhất đến thị trường chứng khoán Việt Nam
(PLO) - Mặc dù không bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc Anh rời Liên minh Châu Âu (Brexit), song là nền kinh tế có độ mở lớn, Việt Nam vẫn có thể bị tác động của sự kiện đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của thế giới này. Nhưng  “trong rủi có may”, những cơ hội nào cho Việt Nam từ Brexit? 

Rung chấn ban đầu

Chịu tác động nhanh nhất của Brexit là thị trường chứng khoán (TTCK). Ngay sau thông tin Anh rời EU, ngày 24/6, TTCK Việt Nam đã có một phiên đỏ sàn. Chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 12,6 điểm (-2,04%) xuống 619,64 điểm, sau khi có thời điểm mất tới 34,6 điểm. Đây là phiên đóng cửa giảm mạnh nhất của chỉ số VN-Index trong hơn 2 tháng qua. 

Tuy nhiên, TTCK Việt Nam cũng sớm lấy lại thăng bằng khi  chỉ số VN-Index lần lượt vượt các đỉnh của năm 2014 và 2015 rồi lên mức cao nhất trong 8 năm qua, lên mức 647,96 điểm. Nhiều chuyên gia cũng đưa ra dự báo chỉ số VN-Index sẽ đạt mốc 700 điểm vào cuối năm nay.

Tác động nhận thấy rõ nét nhất là giá vàng. Tính đến thời điểm ngày 4/7, giá vàng SJC trong nước đã tiến sát mốc 37 triệu đồng/lượng và theo nhiều dự đoán, mốc 40 triệu đồng/lượng không phải không có cơ sở. Tính chung trong khoảng gần 2 tuần sau Brexit, giá vàng trong nước đã tăng gần 3 triệu đồng/lượng. 

Lo ngại của Brexit liên quan đến thị trường ngoại hối. Ngay sau cơn địa chấn này, ngày 24/6, tỷ giá USD/VND tăng, từ mức đóng cửa 22.310 đồng/USD ngày 23/4 lên mức 22.340 đồng/USD. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều lãnh đạo ngân hàng, nguyên nhân chính là do nhu cầu trong kế hoạch của một số tổ chức lớn.

Báo cáo của Ban Kinh doanh vốn và tiền tệ BIDV phân tích, tác động xấu của Brexit lên thị trường ngoại hối trong nước đến từ việc chỉ số USD DXY trên thế giới tăng giá, gây áp lực lên các ngoại tệ khác và VND. Trong khi đó, lãi suất VND đang xuống thấp, khiến chi phí nắm giữ USD giảm, nên nhiều tổ chức mong muốn nắm giữ ngoại tệ để đề phòng biến động trên thị trường thế giới, gây áp lực tăng tỷ giá. 

Ngân hàng Nhà nước đã nhận ra nguy cơ này, nên trong ngày 24/6 đã phát hành tín phiếu với số lượng khoảng 5.000 tỷ đồng, kỳ hạn 7 ngày lãi suất 1,75%/năm, mục đích là tăng lãi suất VND, qua đó tăng chi phí nắm giữ USD, hạn chế hành vi đầu cơ. Theo nhận định của BIDV, tác động của Brexit lên thị trường ngoại hối và tiền tệ trong nước đến thời điểm này là khá hạn chế.

“Với những sự kiện đã xảy ra trong thực tế, chúng ta phải quan sát và phân tích, xem xu hướng toàn cầu như thế nào. Đây mới chỉ là sự khởi đầu, sau này vẫn còn có những biến động khó lường. Sau Brexit bài học rút ra là “không có gì là không thể xảy ra”.

Đối với các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, cần tăng tính chủ động và tăng khả năng ứng phó với các tình huống bất ngờ. Muốn có điều đó, nhà làm chính sách phải có 2 yếu tố: năng lực tốt và khả năng nhìn nhận, đánh giá vấn đề tốt. Các nhà lãnh đạo Việt Nam cần cải thiện 2 yếu tố này…”.

(TS. Huỳnh Thế Du, Giám đốc Đào tạo Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright)

Theo TS.Huỳnh Thế Du, Giám đốc Đào tạo Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, đây mới chỉ là sự khởi đầu, sau này vẫn còn có những biến động khó lường. Theo chuyên gia này, sau Brexit, bài học rút ra là “không có gì là không thể xảy ra”.

Chuyên gia tài chính ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng Brexit sẽ đem lại bất lợi cho Việt Nam nhiều hơn thuận lợi. Theo TS Hiếu, nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam sẽ giảm. Mặt khác, khi kinh tế châu Âu bị ảnh hưởng, câu chuyện xuất khẩu lại diễn biễn theo chiều hướng khác. “Tôi cho rằng khi kinh tế châu Âu bị ảnh hưởng tiêu cực thì xuất khẩu của Việt Nam khó mà tích cực được, nhất là về trung hạn và dài hạn...”, TS Hiếu nhận định.

Còn về đầu tư, theo ông, Việt Nam không thể thu hút được dòng vốn từ các quốc gia khác, bởi khi khủng hoảng xảy ra, nhà đầu tư (NĐT) sẽ có xu hướng trở về với thị trường truyền thống, thay vì đi tìm thị trường có thể rủi ro hơn. “Đa số họ có khuynh hướng tìm nền kinh tế an toàn hơn. Tôi không kỳ vọng Việt Nam sẽ là nơi đầu tư sinh lời…”, vị chuyên gia này phát biểu.

Ở một khía cạnh khác, theo bà Đỗ Thị Thu Hà, Phó Tổng Giám đốc KPMG phụ trách Văn phòng Hà Nội, Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do với EU vào cuối năm ngoái và Anh là thành viên rất lớn của EU, nên việc tiếp cận với thị trường EU bị ảnh hưởng như thế nào cần được xem xét, phân tích một cách thấu đáo. Bởi lẽ, thay vì có thể tiếp cận với 28 thành viên EU thì trong thời gian tới, Việt Nam rất có thể sẽ không tiếp cận được với thị trường Anh theo các cam kết của hiệp định, khi Brexit chính thức trở thành hiện thực…

“Trong rủi có may…”?

“Sự kiện Brexit mới chỉ là bắt đầu và còn quá nhiều điều chưa rõ ràng. Bởi vậy, phản ứng đầu tiên là đã tác động đến tâm lý của NĐT trên TTCK Việt Nam. Ngoài ra, bình tĩnh nhìn nhận thì Brexit đang có những tác động đến Việt Nam, nhưng không đáng kể…”, TS. Alan T.Pham, Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital nhận định.

Theo TS. Alan T.Pham, việc đồng Euro, GBP suy yếu, trong khi USD tăng giá sẽ giúp giảm áp lực phá giá VND. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý Trung Quốc hiện xuất khẩu lớn vào EU và Anh, do đó trong trường hợp nhu cầu của các thị trường này suy giảm sẽ làm cho đồng nhân dân tệ bị yếu đi. Khi đó, sẽ gây áp lực phá giá VND do kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam và Trung Quốc chiếm khá lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Đối với thị trường vốn, sự bất ổn của thị trường tài chính Anh rất có thể sẽ thúc đẩy vốn từ thị trường này tìm đến các điểm đầu tư mới trên toàn cầu, trong đó có các thị trường mới nổi, mà Việt Nam đang là một trong những mối quan tâm của giới đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, do dòng vốn huy động từ thị trường Anh đầu tư vào Việt Nam hiện không đáng kể và không mấy tăng trưởng trong thời gian gần đây, nên sau Brexit sẽ khó có những tác động mạnh lên thị trường tài chính Việt Nam.

“Điều trước hết là các nhà hoạch định chính sách, nhất là chính sách vĩ mô, Việt Nam cũng cần hết sức bình tĩnh, theo sát tình hình để có thể đưa ra quyết định chính sách hay thông điệp chính sách kịp thời và có giải trình thỏa đáng. Bên cạnh đó, cần bám sát nguyên tắc cơ bản như trong mọi trường hợp ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu quan trọng vì nó góp phần giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu sự xáo trộn “thái quá” của thị trường và giúp thị trường có điểm cân bằng mới dài hạn hơn vì ổn định kinh tế vĩ mô là cách thức tốt giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả…”.

(TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương)

Ông Trần Vinh Quang, Tổng Giám đốc CTCP Quản lý quỹ Thiên Việt (TVAM) cho rằng, ngay sau khi xảy ra sự kiện Brexit, các NĐT trên thế giới đã đẩy mạnh mua những tài sản mang tính phòng thủ, đặt biệt là vàng. Điều này cho thấy mức độ chấp nhận rủi ro của NĐT tài chính đã hạ đến mức thấp nhất. Tất yếu các dòng tiền đầu cơ (thông qua quỹ mở, quỹ ETF) trên TTCK ở các nước đang phát triển sẽ được rút về.

“Tuy nhiên, Brexit tác động đến nhóm NĐT nước ngoài có chiến lược mua bán ngắn hạn, mà không ảnh hưởng nhiều đến nhóm NĐT xác định mục tiêu đầu tư lâu dài vào các thị trường tiềm năng ở Đông Nam Á. Thậm chí, Brexit có thể được xem như cơ hội để NĐT tham gia các TTCK Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đang được định giá hấp dẫn hơn so với các TTCK đã phát triển khác…”- ông Quang nhận định.

Từ góc độ TTCK, Giám đốc Chiến lược đầu tư Công ty Chứng khoán Maritime, ông Lê Đức Khánh cho rằng, nếu so sánh diễn biến trên thị trường 6 tháng đầu năm, số lượng các tài khoản giao dịch của NĐT nước ngoài gia tăng. “Số lượng tích luỹ đang thực sự bất ngờ. Niềm tin của cả NĐT ngoại và nội đều đang tăng. Thị trường đã sẵn sàng cho sự bùng nổ tăng trưởng, vấn đề chỉ là thời gian...”, ông Khánh nói.

Ông Khánh cho biết, trong tháng 6 vừa rồi có một quỹ đầu tư của Anh có qua SSI quản lý. Quỹ này bắt đầu giải ngân từ tháng 6. “Nếu nhìn vào góc độ đầu tư thì Việt Nam đang là một điểm sáng về tính ổn định chính trị. Tôi vẫn đang lạc quan về kinh tế Việt Nam, những số liệu cho thấy kinh tế đang sáng hơn…”, ông Khánh kỳ vọng.

TS Cấn Văn Lực, Giám đốc Trung tâm Đào tạo BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cũng cho rằng, trong bối cảnh khó khăn, các dòng vốn đang đi tìm những nơi đầu tư mới và có thể xem xét và quan tâm đến thị trường Việt Nam”. Thời điểm hiện nay, các NĐT xoay chuyển dòng vốn về những nơi an toàn hơn. Không loại trừ Việt Nam vẫn có thể được hưởng lợi nếu cởi mở về chính sách hơn, đặc biệt nếu biết tận dụng hiệu ứng hội nhập đang rất rõ ràng…”, TS Lực nhận định. Theo chuyên gia này, vốn đầu tư gián tiếp dịch chuyển khỏi Việt Nam có thể bị ảnh hưởng, nhưng vốn đầu tư trực tiếp lại không ảnh hưởng nhiều. 

Cũng giống như hội nhập, theo TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, lợi ích hội nhập mang lại không tự đến, hội nhập chỉ là điều kiện cần, không phải đủ cho phát triển. Điều tối cần thiết là hội nhập phải gắn với cải cách bên trong. Hai quá trình này tương tác rất chặt chẽ với nhau để tối đa hoá lợi ích và giảm thiểu được những tác động tiêu cực trong tiến trình hội nhập.

Brexit không tác động lớn đến nợ công

Trao đổi với báo chí tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tài chính chiều 2/7,  ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, hiện tại đồng bảng Anh đã mất giá khoảng 8% kể từ sau Brexit, đồng euro, nhân dân tệ, USD cũng đang cùng xu hướng giảm giá, riêng đồng yen của Nhật Bản lại lên giá.

Về cơ cấu nợ công của Việt Nam, ông Hiển cho hay, 55% các khoản nợ là VND, 16% là USD, 13% là yen, 7% là euro, 2% đồng bảng Anh và còn lại là những đồng tiền khác.

Do đó, theo ông Hiển, việc đồng bảng Anh mất giá giúp Việt Nam có lợi hơn, nhưng bên cạnh đó, euro và USD mất giá cũng giúp Việt Nam có lợi về nợ công. Ngược lại, đồng yen đang lên giá khiến danh mục nợ Việt Nam có tăng theo. Như vậy, nếu tính chung về nợ công thì có sự bù trừ nên Brexit không tác động lớn tới nợ công Việt Nam…

Đọc thêm

Bàn giải pháp nâng tầm chất lượng, sức cạnh tranh của thương hiệu hàng hóa Việt Nam

Bàn giải pháp nâng tầm chất lượng, sức cạnh tranh của thương hiệu hàng hóa Việt Nam
(PLVN) -  Sáng 13/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam cùng các hiệp hội ngành hàng tổ chức Hội thảo “Một số tồn tại, bất cập trong triển khai thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm”.

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo
(PLVN) -  Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn PC1 - Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (Liên danh PC1 – PECC4) vừa tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng Gói thầu HH01-DZCĐ Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng đoạn cáp ngầm biển (EPC) thuộc Dự án Cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

 Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế
(PLVN) - Bộ Tài chính sẽ xây dựng nghị định quy định chi tiết về phạm vi trách nhiệm và cách thức các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên sàn của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Doanh nghiệp đánh giá tích cực về ngành Thuế, Hải quan

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công
(PLVN) - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, VCCI nhận được nhiều ý kiến doanh nghiệp (DN) đánh giá tích cực về ngành thuế và hải quan trong việc giúp DN hoàn thành nghĩa vụ thuế nhanh hơn, thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn.

Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.