Brexit và tác động tới địa chính trị, kinh tế châu Á

Brexit được cho là sẽ tác động mạnh tới kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. Ảnh minh họa
Brexit được cho là sẽ tác động mạnh tới kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. Ảnh minh họa
(PLO) - Việc Anh rời khỏi EU được dự đoán sẽ có tác động lớn tới không chỉ bản thân nước này, nội bộ EU…

Ngày 23/6 vừa qua, trong cuộc trưng cầu ý dân được tiến hành trên phạm vi cả nước này về tư cách thành viên trong Liên minh Châu Âu (EU), các công dân Vương quốc Anh đã bỏ phiếu chọn phương án “rời khỏi”. Brexit đã khiến các thị trường tài chính toàn cầu hỗn loạn, gây biến động trên quy mô lớn và khiến thị trường chứng khoán thế giới mất đến hơn 3.000 tỉ USD chỉ trong một đêm. Đồng bảng Anh cũng đã mất giá ở mức cao nhất trong vòng hơn 30 năm qua do kết quả của cuộc bỏ phiếu.

Theo The Diplomat, tác động của Brexit tới Anh chắc chắn sẽ còn lâu dài nhưng đồng thời nó cũng khiến cả thế giới chao đảo, trong đó có khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 

Ví dụ, với Trung Quốc, quyết định rời khỏi EU của Anh chắc chắn là một động thái gây thất vọng. Bởi, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong thời gian qua tỏ ra đặc biệt chú ý tới Anh và Anh cũng đã có những hành động đáp trả thịnh tình của Trung Quốc, thể hiện ở chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Tài chính George Osborne mới đây.

Mùa thu năm ngoái, London trở thành trung tâm tài chính quốc tế đầu tiên phát hành nợ bằng đồng nhân dân tệ sau chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới nước này. Tuy nhiên, Brexit sẽ là một trở ngại cho nỗ lực quốc tế hóa đồng nhân dân tệ mà Trung Quốc đang tiến hành do vai trò một trung tâm tài chính toàn cầu của London sẽ bị suy giảm sau sự kiện Brexit.

Brexit cũng sẽ đánh dấu một bước lùi trong mục tiêu dài hạn của Trung Quốc về việc ký thỏa thuận tự do thương mại với EU. Bởi, trong thời gian qua, London là một trong những nước tích cực nhất trong việc vận động ký FTA Trung Quốc – EU. Nhưng, với việc Anh sẽ rời khỏi khối hiện có, sẽ chẳng có nước lớn nào trong EU muốn ký một thỏa thuận như vậy với Bắc Kinh. Dù Trung Quốc tới đây có thể dễ dàng đàm phán để ký một FTA với Anh hơn nhưng lợi ích kinh tế mà nước này thu được chắc chắn sẽ không thể nhiều bằng việc ký được một thỏa thuận tương tự với cả khối EU.

Đối với Nhật Bản, Brexit được ví như một thảm họa và nó được cho là sẽ đưa đến một năm tồi tệ hơn cho Thủ tướng nước này Shinzo Abe và Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda. Bởi việc đồng Anh mất giá sau khi Anh rời khỏi EU sẽ khiến đồng yên tăng giá đáng kể, đưa đến nhiều thách thức cho chương trình kinh tế “gắn mác” ông Abe, được gọi là Abenomic.

Hồi đầu năm nay, Thống đốc Haruhiko Kuroda đã chọn thực thi chính sách lãi suất thấp. Do đó, các chọn lựa tiền tệ của Nhật sẽ bị hạn chế. Còn với ông Abe, sự hỗn loạn trên thị trường tài chính toàn cầu cũng có thể khiến cho nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng chao đảo.

Ở các nước Nam Á, đà tăng trưởng của Ấn Độ có thể bị đe dọa do xu hướng tăng lãi suất trên toàn cầu sau việc Anh rời khỏi EU. Ngoài ra, sự kiện này cũng được dự báo sẽ ảnh hưởng đến một số tập đoàn đa quốc gia của nước này, như Tata Group hiện đang có một số công ty con hoạt động ở Anh.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.