Cô giáo Hà Nội bị tạt axit tìm lại niềm vui trên bục giảng

(PLVN) - Ngày đầu tiên trở lại lớp, cô giáo Huyền (35 tuổi, Gia Lâm) đội tóc giả che đi phần đầu bị lõm và một bên tai đã mất. 

Hít một hơi thật sâu, Đặng Thị Thanh Huyền bước vào lớp, thuộc một trung tâm tiếng Anh ở Ninh Hiệp, Gia Lâm, cách nhà 4 km. Lũ học sinh lâu ngày không gặp vây quanh cô giáo tròn xoe mắt hỏi: 

- Mặt cô bị làm sao thế?

- Cô bị bỏng - chị Huyền đáp.

- Thế bao giờ cô mới khỏi?

Chị chỉ cười và bắt đầu bài học mới. Chất giọng quen thuộc và cách truyền đạt giúp nữ giáo viên nhanh chóng chiếm lại cảm tình của học sinh. Khi trải qua những ngày đau đớn nhất vì hành động tội ác của chồng cũ, chính Huyền cũng không dám nghĩ có thể "tái sinh" như bây giờ.

Chị Huyền và chồng ly hôn năm 2017. Nhưng vì con, chị chấp nhận quay về sống chung với anh ta ở phòng trọ thuộc Yên Viên, Gia Lâm. Tháng 3/2018, họ mâu thuẫn đỉnh điểm. Chị bị chồng cũ tạt axit trước mặt con gái và bố đẻ.

"Chỉ sau 5 giây, tôi cảm nhận được cơ thể mình như bao nilon bị co lại vì lửa đốt", chị nhớ lại. Lờ mờ đoán bị tạt axit, chị bảo con gái "đừng chạm vào người mẹ". 

Nạn nhân được đưa vào Viện bỏng quốc gia, bất tỉnh suốt năm ngày, tổn thương sức khỏe vĩnh viễn 64%. Bác sĩ khuyên gia đình nên chuẩn bị tâm lý cho điều xấu nhất. Nhưng sau đó chị Huyền tỉnh lại, đau đớn khi toàn thân rỉ máu.

Cô Huyền được PGS- TS Vũ Quang Vinh điều trị tại bệnh viện Bỏng Quốc gia năm 2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Cô Huyền được PGS- TS Vũ Quang Vinh điều trị tại bệnh viện Bỏng Quốc gia năm 2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Cơ thể bị băng bó chỉ hở mắt phải, gần như bị biến dạng vì bỏng axit. Không thể nói, thị lực giảm sút, nằm bất động suốt bốn tháng liền, sinh hoạt của cô con gái đều phụ thuộc vào ông bố.

"Tôi tưởng đã đến lúc có thể báo hiếu cha mẹ thì giờ đến cầm cốc uống nước cũng không được", chị Huyền nhớ lại. Những ngày đó, mỗi khi tủi thân chị lại khóc khiến những vết thương ứa máu. Thậm chí có lúc ý định tự tử nhen lên trong đầu, "nhưng có muốn chết cũng chẳng có sức mà chết".

Chị tập nói, tập đi trở lại như một đứa trẻ. Đến tháng thứ năm, Huyền xin về nhà thăm con vào cuối tuần. Vừa đến cổng, người mẹ hào hứng "Nhím ơi, mẹ về rồi đây". Con bé từ trong nhà hăm hở chạy ra nhưng đột nhiên đứng sững lại, không sà vào hai cánh tay đang dang rộng chờ mình. Mãi sau, khi những người xung quanh gọi vào giải thích "đây là mẹ Huyền", đứa trẻ 8 tuổi mới lại gần, khẽ chạm lên cánh tay mẹ. Mặt nó buồn rầu, không nói.

"Lần đầu nhìn thấy mình trong gương tôi cũng không sốc và đau khổ bằng việc con gái không nhận ra mình", chị nghẹn giọng.

Tối đó, mẹ con chị Huyền ngủ chung giường. Cô con gái quay mặt vào tường rồi đột nhiên quay ra ôm, bắt mẹ hứa sẽ điều trị để xinh đẹp như xưa. "Ừ, mẹ hứa", chị ôm lấy con, nước mắt ướt đẫm.

Ngày hôm sau, Huyền trở lại viện, tiếp tục cuộc chiến phục hồi chức năng - quyết tìm lại chính mình. Tổn thương vùng đầu nên thời tiết thay đổi, đầu chị đau như búa bổ. Phải làm phẫu thuật đục sọ ghép da, biết có thể mất mạng nếu không thành công, nhưng chị chấp nhận. Ca phẫu thuật may mắn thành công nên Huyền bớt đau đớn hơn.

Trong các đợt luyện tập phục hồi, có những lúc chị ngất lịm vì đau đớn, phải uống thuốc giảm đau "thay cơm". Những vết sẹo co kéo làm biến dạng các bộ phận bị bỏng và hạn chế cử động. Phần cổ bị sẹo kéo gập, không thể quay, ngửa cổ hay uống nước bằng cốc như người bình thường.

"Lớp da bị căng như dây thừng sắp đứt. Có những lúc vết thương bật máu, nhưng phải kiên trì vì chỉ cần bỏ tập nửa buổi, mọi cố gắng sẽ quay về con số không", chị kể. Bố mẹ cất gương vì sợ con buồn, nhưng chị Huyền soi mình tập luyện mỗi ngày. Chị chụp ảnh selfie để theo dõi sự thay đổi của mình. 

Cuối năm đó, nữ giáo viên được chuyển lên khoa tạo hình thẩm mỹ, kết hợp điều trị cùng trung tâm tạo hình thẩm mỹ của Viện Bỏng Quốc gia.

Theo phác đồ điều trị, từng bước, bệnh nhân được tạo hình lại từng nét trên khuôn mặt. Các bác sĩ ứng dụng kỹ thuật vi phẫu, siêu vi phẫu để dịch chuyển các vạt da từ các vùng cơ thể khác nhau (như lấy từ lưng, đùi, bụng...) lên để phục hồi các vết thương, vết sẹo do bỏng axit để lại.

Đây là một trong những phương pháp hiện đại và phức tạp nhất hiện nay trên thế giới - lấy toàn bộ cấu trúc da bao gồm cả các mạch máu nuôi cho vùng da đó để tạo hình. Trải qua 28 cuộc phẫu thuật, khuôn mặt của Huyền đã hồi phục trên 80%.

Chị Huyền dần lấy lại sự tự tin sau biến cố hai năm về trước. Tôi về nhà mới có mấy tháng đã béo mầm lên. Bác sĩ dặn phải ăn béo tốt thì mới có nhiều da làm phẫu thuật, thế nên bố mẹ tôi bồi bổ cho nhiều lắm, chị vui kể. Ảnh: Phạm Nga.

Chị Huyền dần lấy lại sự tự tin sau biến cố hai năm về trước. "Tôi về nhà mới có mấy tháng đã béo mầm lên. Bác sĩ dặn phải ăn béo tốt thì mới có nhiều da làm phẫu thuật, thế nên bố mẹ tôi bồi bổ cho nhiều lắm", chị vui kể. Ảnh: Phạm Nga.

"Trong số những ca tôi điều trị, Huyền là một trong những bệnh nhân bị nặng nhất, nhưng tôi chưa từng thấy cô ấy than vãn và tỏ ra thất vọng. Ở phòng bệnh, Huyền còn là người truyền lửa cho các bệnh nhân khác", PGS-TS Vũ Quang Vinh, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật tạo hình, Viện bỏng quốc gia, nói.

Bác sĩ Vinh kể, có bệnh nhân nhẹ hơn Huyền nhưng thất vọng đến mức có ý định tìm đến cái chết. Lúc đó, chính cô giáo này là người khuyên giải, lấy mình làm ví dụ để tiếp động lực cho bạn cùng phòng.

Trong thời gian điều trị ở viện, chị nhận dạy kèm tuần hai buổi cho con một y tá để "vừa ôn kiến thức cho cháu, vừa ôn luyện cho chính mình". Huyền mua các khóa học tiếng Anh online tự học, cập nhật kiến thức trên mạng để khi hòa nhập không bị lệch với nhịp sống thường ngày.

Chị cũng lập nhóm "Cộng đồng nạn nhân bỏng Việt Nam" trên mạng xã hội - là diễn đàn để các nạn nhân và người nhà người bị bỏng cùng trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm điều trị. Hàng trăm người nhắn tin nhờ tư vấn, chị trả lời không sót một ai, nhưng chưa bao giờ hỏi lý do người đó gặp nạn. "Ai cũng có những nỗi đau riêng không muốn phải khơi lại", chị nói.

Chị Huyền trước khi bị chồng cũ tạt axit là một giáo viên xinh đẹp, được nhiều phụ huynh, học sinh quý mến. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Chị Huyền trước khi bị chồng cũ tạt axit là một giáo viên xinh đẹp, được nhiều phụ huynh, học sinh quý mến. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Đầu năm nay, Huyền được ra viện. Các bác sĩ khuyên chị nên về nhà nghỉ ngơi để bồi bổ sức khỏe, chuẩn bị cho các cuộc phẫu thuật tạo hình tiếp theo. Chị cũng muốn đi làm để có kinh phí chữa trị và gần gũi con hơn.

Nhìn khuôn mặt mẹ sau những ca phẫu thuật, bé Nhím vui và hay cười đùa hơn trước. Nữ giáo viên cũng dần lấy lại sự tự tin. "Tôi đã không còn quá đau khổ khi thấy mình trước gương", chị nói. Dẫu vậy, chị vẫn từ chối các cuộc gặp gỡ bạn bè.

Chị tự nhận mình may mắn, khi luôn có gia đình bạn bè và học trò yêu thương vô điều kiện. Trải qua những năm tháng khó khăn nhất trong cuộc đời, nhưng chị cũng không còn nhắc đến kẻ gây đau đớn cho mình với vẻ thù hận.

"Thân xác này cũng chỉ là cõi tạm. Quan trọng là sống sao để tâm hồn mình thanh thản. Điều tôi mong muốn bây giờ là sống thật vui, xoa dịu tổn thương con gái phải chịu và chăm chỉ làm việc để báo đáp cha mẹ già", chị nói.

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.