Chuyện sẻ chia ở ngôi chùa có chiều dài lịch sử hiếm có

Chuyện sẻ chia ở ngôi chùa có chiều dài lịch sử hiếm có
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ phố thị ồn ào, bước chân vào đây, bạn sẽ gặp một không gian mát rượi với hồ bán nguyệt, vườn cây râm mát và cây đa, cây thị hơn ngàn tuổi. Đó là chùa Khai Nguyên và đình Quán La Xã (Xuân La, Tây Hồ) có chiều dài lịch sử đặc biệt và hiếm thấy ở Việt Nam. Tại đây còn lưu giữ được 18 đạo sắc phong, 11 bia đá cổ ghi chép việc tu sửa, tôn tạo đình, chùa…

Quán Khai Nguyên trên gò Thất Diệu

Phường Xuân La thành lập năm 1995 từ một xã ở ngoại thành Hà Nội, trong có làng Quán La Xã, tên cổ là đỗng Dà La, một vùng đất có nhiều gò cao ở phía tây hồ Tây. Cho đến thế kỷ 10, từng có sông Thiên Phù chảy qua bến Lâm Ấp ở Dà La, phía bắc thông ra sông Hồng ở bến Nhật Tân, phía nam nối với sông Tô Lịch ở vùng Bưởi. Dân Dà La thời đó đông đúc, có nghề trồng lúa, đánh cá và buôn bán. Đầu thế kỷ 11, sông Thiên Phù bị lấp hoàn toàn, đỗng Dà La mới mất vị thế giao thông quan trọng.

Phật Bà Quan Âm tọa lạc trên Hồ bán nguyệt.

Phật Bà Quan Âm tọa lạc trên Hồ bán nguyệt.

Vào đời Vua Đường Minh Hoàng, niên hiệu Khai Nguyên, thứ sử Quảng Châu là Lư Hoán sang giữ Giao Châu, đóng quân lập phủ ở Dà La, đổi tên đỗng thành thôn An Viễn. Đạo Giáo thời đó đang phát triển, Lư Hoán cho dựng quán Khai Nguyên trên gò Thất Diệu để thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ. Về sau thôn An Viễn lại đổi theo tên quán thành thôn Khai Nguyên, dân quen gọi nôm na là làng Quán La. Trên gò nay vẫn còn cây thị hơn nghìn tuổi, được gắn biển “Cây di sản Việt Nam”.

Quán Khai Nguyên suốt mấy trăm năm từng có nhiều đạo sĩ tới tu luyện trước khi đạo Giáo suy thoái. Thời Lý, các vị vua đóng đô ở Liễu Giai gần đó nên thường đến thăm. Vào đời Vua Trần Dụ Tông (1341-1369), nhà sư Vân Thao cho trùng tu quán rồi đổi thành chùa, đặt tên là An Dưỡng tự. Về sau, sư bỏ đi nơi khác, chùa bị hoang phế, dân chuyển làm miếu thờ Sơn thần, nay vẫn còn dấu tích ở trước cổng đình Quán La.

Cây đa trong khuôn viên nhà chùa

Cây đa trong khuôn viên nhà chùa

Đến cuối thế kỷ 17, dưới thời Lê Trung Hưng, chùa mới được dựng lại trên một khoảnh đất bằng phẳng cạnh đình Quán La gần gò Thất Diệu và đổi tên là Khai Nguyên tự. Ngày nay, ở bên phải lối vào cổng phụ của ngôi chùa ở phía đông có một gốc đa cổ thụ cũng được gắn biển “Cây di sản Việt Nam”. Qua cổng này là một ngõ dài đi chếch vào sân chùa trước, xuyên qua khu vườn nhiều cây cối.

Theo sách Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên thì chùa được xây dựng vào đời Đường, niên hiệu Khai Nguyên (715). Đến năm Thiên Long đời Trần, thiền sư Văn Thao cho trùng tu quán, rồi dựng lại thành chùa thờ Phật, đặt tên là An Dưỡng tự. Sau đó, nhà sư đã đi đến nơi khác tu hành nên chùa trở nên hoang phế. Đến thời Lê, chùa mới được dựng lại với kiến trúc chùa như hiện nay.

Chùa Khai Nguyên đa dạng với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và khuôn viên chùa hài hòa với các cầu sắt bắt ngang, hồ bán nguyệt, kè đá, các khu vườn tự nhiên, gần gũi và rất truyền thống. Hiện khu chùa chính được xây hiện đại, trang trí đơn giản ít cửa võng. Toà Tam bảo nhìn về hướng nam ra sân gạch lớn. Tiền đường 7 gian và hậu điện sâu 3 gian, rộng rãi, cao ráo, lại có cửa ngách tạo sáng. Hai bên là hai dãy hành lang dài nối xuống nhà hậu.

Cổng chùa mang đậm kiến trúc Bắc bộ.

Cổng chùa mang đậm kiến trúc Bắc bộ.

Cổng phụ của chùa ở phía nam đi thẳng vào sân trước khu chùa chính, ở bên trái và phía sau là khu nhà Tổ, nhà Mẫu và nhà Tăng. Khu này có một sân gạch khác nhìn ra hồ bán nguyệt đắp kè đá, có cầu sắt bắc ngang, ở giữa cầu dựng tượng Quán thế âm Bồ tát bằng cẩm thạch trắng. Phía tây - bắc chùa là khu phụ và một vườn cây nữa, diện tích khá rộng.

Trong chùa có quả chuông khắc tên “Khai Nguyên tự chung”, được đúc vào tháng Chạp năm đầu niên hiệu Thiệu Trị (khoảng đầu năm 1842), sau khi quả chuông đúc năm Nhâm Thân niên hiệu Chính Hòa (1692) bị thất lạc. Chùa Khai Nguyên hiện lưu giữ một cuốn sách gỗ (mộc thư) có ba chữ “Khai Nguyên tự”. Chùa còn có tấm bia niên hiệu Thái Đức thứ 11 triều Tây Sơn (1778) nói về quá trình tu bổ chùa.

Bên dưới các pho tượng Phật tam thế, ở tầng thứ 5 giữa chính điện có bày tượng Quán thế âm thiên thủ thiên nhãn ngồi phía sau các tượng Cửu Long và Tuyết Sơn đầu quấn khăn, lưng khoác vải. Điều đặc biệt là ở hai đầu hồi tiền đường còn có nhiều bức tượng nằm trong các động đá nhỏ. Ngoài các tượng khác thường thấy trong chùa như tượng Đức Ông, Thánh hiền, Hộ pháp, Thập điện Diêm vương và bộ tượng Mẫu, lại có một pho nữa được cho là tạc Vua Đường Minh Hoàng.

Nhà Tam Bảo ẩn mình dưới những cây sấu hàng trăm tuổi.

Nhà Tam Bảo ẩn mình dưới những cây sấu hàng trăm tuổi.

Nằm cách chùa Khai Nguyên khoảng vài mét, Đình Quán La xã tọa lạc trên một gò đất cao giữa làng Quán La. Đình gồm có 3 gian thờ dọc, hai gian Tiền tế và một gian Hậu cung. Tổng thể khu này có 18 sắc phong của 18 đời vua.

Có thể nói, chùa Khai Nguyên cùng đình Quán La có một bề dày lịch sử kéo dài hàng thiên niên kỷ trong một vùng cổ đậm đặc những di tích của các làng cổ ven đô: chùa Thiên Niên, chùa Võng Thị, chùa Vạn Niên, chùa Ức Niên... nhiều giá trị về cổ sử, về lịch sử cách mạng kháng chiến và hiện đại, có giá trị cao về kiến trúc nghệ thuật trong dòng chảy của lịch sử. Di tích đình và chùa Quán La Xã được xếp vào loại di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật và thắng cảnh vào đầu năm 1992.

Và sư thầy hỗ trợ người lao động, sinh viên mùa dịch

Từ vài tháng nay, sư thầy Thích Đạo Lạc, trụ trì chùa Khai Nguyên, cứ cách ngày lại chuẩn bị những chuyến xe rau tươi ngon, hàng trăm chiếc bánh chưng do nhà chùa gói mang đi chia cho các khu trọ quanh chùa. Cùng với đó là gạo, mì, mắm muối cho công nhân xây dựng, sinh viên… và những suất ăn nóng hổi tới các chốt chống dịch.

Nhà chùa chuẩn bị rau, củ và những chuyến xe ấm lòng mùa dịch.

Nhà chùa chuẩn bị rau, củ và những chuyến xe ấm lòng mùa dịch.

Thầy Lạc cho biết, những ngày qua, với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, phường và nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận Tây Hồ đã triển khai nhiều đợt hỗ trợ lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là người lao động tự do mất việc còn mắc kẹt trên địa bàn. Đồng cảm, chia sẻ với nỗi vất vả của không ít người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khi phải tạm nghỉ việc, không có thu nhập, tại phường Xuân La, các chủ nhà trọ đều đồng lòng quan tâm, ủng hộ, cùng chia sẻ với các lao động tạm trú đang phải ở lại.

Được biết, trên địa bàn phường có gần 900 người thuê trọ là sinh viên, lao động thời vụ từ các địa phương đã mấy tháng nay cầm cự không có việc làm. Họ là thợ xây, sinh viên, lái xe grap, shipper và rất đông lao động chờ việc làm bánh trung thu tại Xuân Đỉnh. Tuy nhiên, năm nay dịch bệnh bùng phát nên họ không có việc làm, cũng không thể về quê do giãn cách. Bởi vậy, từ đầu mùa dịch, nhà chùa đã thường xuyên nấu cơm đi phát cho từng khu nhà trọ, phát mì, rau củ, lương thực, thực phẩm thiết yếu. Ngoài đi phát hàng ngày, những ai cần và thiếu có thể lên chùa xin thầy gạo, dầu, mì tôm bất cứ lúc nào… Thậm chí, ai cần gọi điện xin, thầy Lạc còn mang đến tận khu trọ cho các hoàn cảnh khó khăn trong phường…

Thầy Lạc cho biết, rau củ thầy nhờ người ở quê chuyển về, nếu gom được nhiều thì thầy chia vào mỗi chiều trước giờ nấu cơm. Nếu không kịp thì cứ hai ngày thầy đi chia một chuyến. Bánh chưng mỗi ngày thầy gói khoảng 50kg gạo, được 120 chiếc. Thầy kéo xe đi đến các ngõ xóm trọ, ai cần ăn rau, củ gì thì tự giác xin vừa đủ, còn lại để dành cho người sau… Bởi đặc trưng của xóm trọ là không có tủ lạnh, nên họ chỉ xin vừa đủ bữa tối. Nếu hôm nào không gói bánh chưng thầy sẽ thay bằng mì tôm và gạo, muối… Thầy nói, do giãn cách nên thầy cũng không đi xa và cũng mỗi ngày giúp hơn 100 người là vừa sức nhà chùa thời điểm này.

Tại các khu trọ, mọi người gọi nhau ra đợi đến lượt mình khá nhẹ nhàng, ấm áp như hàng xóm chia sẻ cùng nhau khi khó khăn. Hùng, một lái xe grap cho biết, ba tháng nay em cầm cự không có việc làm. Thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố, em buộc phải tạm dừng hoạt động công việc chạy ship, lái xe. Vợ con em ở quê Phú Thọ, nhưng vì giãn cách nên em cũng không về được.

Một sinh viên khác thì chia sẻ, không có thu nhập, dịch bệnh bố mẹ em cũng không làm ra tiền nên không chu cấp được. Vấn đề lương thực, thực phẩm cũng hạn chế, em ăn mì tôm qua ngày, chờ hết dịch để đi làm thêm trở lại…

Thùy Linh (24 tuổi) cho biết: “Em quê ở Lai Châu, em mới xin được dạy trẻ tự kỷ hơn một năm nay thì nghỉ dịch suốt. Em đi làm lĩnh lương theo tháng (5 triệu/tháng) chứ cũng không có chế độ gì khác. Không đi làm thì không có lương nên rất khó khăn. Cũng may tháng này em được miễn tiền trọ, chi tiêu tiết kiệm tối đa, cùng với sự giúp đỡ của mọi người nên cũng tạm ổn, chứ nhiều bạn sinh viên, thợ xây thời vụ thì khó khăn lắm. Những chia sẻ từ nhà chùa thế này thật ấm lòng và cảm động với cư dân xóm trọ như bọn em…”.

Thầy Thích Đạo Lạc cho biết, thầy về chùa từ năm 1992, khi đó thầy mới 17 tuổi nên gắn bó với bà còn Xuân La như người làng mình. Năm 2007, cùng với bà con và chính quyền, chùa Khai Nguyên từ ngôi chùa làng nhỏ bé đã được phục dựng lại như hôm nay…

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.