Mô hình “Hội - Đoàn - Trường” phối hợp tuyên truyền, giáo dục: Học sinh hào hứng học kỹ năng sống được nhận quà

Sáng 11/11, tại các trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục Luật Giao thông đường bộ, kỹ năng sống đã được tổ chức.
Sáng 11/11, tại các trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục Luật Giao thông đường bộ, kỹ năng sống đã được tổ chức.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 11/11, gần 2.000 học sinh Trường tiểu học Nguyễn Văn Tây, P Bình Chiểu, TP Thủ Đức (TP.HCM), sôi nổi tham gia tiết học An toàn giao thông và phòng chống đuối nước, đồng thời được nhận những phần quà hấp dẫn. Đây là hoạt động thiết thực từ sự phối hợp thú vị theo mô hình “Hội - Đoàn - Trường” giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Bình Chiểu và Ban giám hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tây. 

Buổi sinh hoạt ngoại khóa nhiều kĩ năng bổ ích

Buổi sinh hoạt ngoại khóa mang thông điệp “An toàn cho trẻ em là con đường hướng tới tương lai”. Đây chính là sáng kiến tuyên truyền “Ba trong một”: Học sinh vừa được tiếp thu hai chuyên đề bổ ích, vừa được nhận những món quà rất ý nghĩa.

Chỉ trong 45 phút, ví dụ về các vụ tai nạn giao thông, liên quan đến học sinh cùng với phân tích nguyên nhân của giáo viên hướng dẫn được đưa ra. Một số hành vi vi phạm Luật GTĐB thường thấy ở lứa tuổi học sinh như: đi xe đạp hoặc xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang, chạy xe ngược chiều, vượt đèn đỏ, chở quá số người quy định…, cũng được lưu ý nhắc nhở để tăng cường công tác phòng ngừa.

Hào hứng khi được trải nghiệm làm chiến sĩ cảnh sát giao thông, em Lương Trà My (học sinh lớp 5/2) phấn khởi: “Các thầy cô giải thích cặn kẽ lý thuyết kết hợp với các động tác thực hành, về những tình huống tham gia giao thông, giúp chúng em dễ hình dung và áp dụng được ngay”.

Cô Nguyễn Trần Kim Hoàng - hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Văn Tây tâm sự: “Chúng tôi muốn bồi dưỡng thêm những kiến thức cần thiết, giúp các em biết cách đảm bảo an toàn cho mình mỗi khi ra đường. Nhà trường cũng rất mong quý phụ huynh luôn thực hiện tốt các quy định về An toàn giao thông (ATGT), cho bản thân mình và quan tâm nhắc nhở con em”.

Phát biểu của cô Kim Hoàng cũng thể hiện sự quan tâm của nhà trường dành cho HS, đã khiến những phụ huynh như anh Triệu Vũ Giang, 42 tuổi cảm động: “Con gái lớn của tôi học trường này, nhờ thường xuyên được giáo dục pháp luật, cháu đã sớm biết tự giác chấp hành quy định ATGT. Nếu chưa có mũ bảo hiểm, cháu nhất định không đồng ý cho vợ chồng tôi chở trên xe gắn máy”.

Trường tiểu học Nguyễn Văn Tây, phường Bình Chiểu, thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.Trường tiểu học Nguyễn Văn Tây, phường Bình Chiểu, thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.

“Phủ sóng” tuyên truyền an toàn giao thông đến 150 trường học

Tại TP Thủ Đức, đầu năm học này, nhà trường và chính quyền địa phương cũng đã vận động 100% phụ huynh, ký cam kết luôn đội mũ bảo hiểm cho con khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện. Thực hiện nghiêm chỉnh không giao xe máy điện cho con khi chưa đủ tuổi. Các bậc cha mẹ cũng luôn gương mẫu chấp hành quy định về ATGT để con em noi theo.

Em Vũ Kim Minh Thịnh, học sinh lớp 5/1 bày tỏ: “Em sẽ xin ba mẹ cho đi học bơi. Nhờ buổi sinh hoạt này, em được biết rằng môn bơi vừa tốt cho sức khỏe, vừa có thể bảo vệ chính mình”.

Giống như Thịnh, nhiều em học sinh khác cũng đã được tiếp thu và ghi nhớ những “bí kíp”, kĩ năng phòng, chống đuối nước.

Chị Phạm Hoài Thương (34 tuổi), phụ huynh học sinh chia sẻ: “Những tiết học kỹ năng sống có giá trị với cả học sinh và phụ huynh. Điều thú vị là ở chỗ, ngay tại buổi học, khi thấy bạn học sơ suất, thiếu sót, chính các em đã biết nhắc nhở cho bạn để nắm đúng, đủ về cách phòng tránh những tại nạn đáng tiếc”.

Bà Nguyễn Thụy Khánh - Chủ tịch Hội LHPN phường Bình Chiểu cho biết: “Hàng năm, chúng tôi cùng với Ban giám hiệu các trường học duy trì đều đặn các buổi học ngoại khóa, trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, kỹ năng tham gia giao thông an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích ở trẻ em”.

Được biết, cũng trong tháng 11, các trường: Tiểu học Bình Chiểu, Tiểu học Hiệp Phú và Trường THPT Bình Chiểu sẽ tổ chức tuyên truyền phòng ngừa bạo lực học đường cùng với phòng chống tác hại của ma túy, thuốc lá điện tử.

Bên cạnh việc tiến hành giáo dục pháp luật tại các trường học, hội phụ nữ và đoàn thanh niên còn thực hiện phổ biến nội dung phòng ngừa trộm cắp tài sản, phòng cháy chữa cháy tại nhiều khu phòng trọ, thu hút hàng trăm người dân tham dự. Đồng thời, trang bị những kiến thức cần thiết giúp quần chúng tự bảo vệ mình, là điều chính quyền các cấp và đoàn thể đang tiếp tục triển khai.

Còn tại phường Phước Long B (TP Thủ Đức), những ngày này đang rộn ràng các hoạt động truyền thông thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự. Chị Nguyễn Trần Thanh Xuân - Bí thư Đoàn phường vui vẻ cho biết: “Nhờ duy trì công tác tuyên truyền, cộng với tinh thần hăng hái, tự giác chấp hành Luật NVQS của các bạn trẻ, nên những năm qua chúng tôi luôn hoàn thành chỉ tiêu giao quân”.

Bà Nguyễn Hạnh Thảo - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Thủ Đức cho hay: “Mục tiêu của chúng tôi là “phủ sóng” tuyên truyền cho gần 150 trường học trên địa bàn. Ngoài ra, những khu dân cư sẽ được các cấp Hội tiến hành hàng tuần, tháng…”.

Những hoạt động trên đây, như mạch nguồn thấm sâu trong nhận thức của từng HS và thanh thiếu niên. Giúp các em nâng cao ý thức tự giác và tinh thần thượng tôn pháp luật, xây dựng VHGT ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hàng ngàn trường học trên địa bàn TP.HCM đã và đang nỗ lực, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của trẻ em một cách toàn diện và khoa học nhất.

Đọc thêm

Đưa người đi lao động nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - "Lợi dụng tâm lý những người có hoàn cảnh khó khăn, muốn đi lao động ở nước ngoài, một số đối tượng đăng thông tin trong các hội, nhóm trên mạng xã hội để tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài “việc nhẹ lương cao”. Những đối tượng có hành vi vi phạm trên sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?" - bạn Minh Anh (Sơn La) hỏi. 

Bà Trương Mỹ Lan đề nghị thi hành án chủ động để khắc phục hậu quả: Cục THADS TP HCM chuyển đơn đến TAND Cấp cao

Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa đang diễn ra. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - TAND Cấp cao tại TP HCM đang mở phiên phúc thẩm xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm trong giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Cty Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan. Trước đó, ngày 23/10/2024, bà Lan đã có đơn gửi Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM đề nghị THA chủ động để khắc phục hậu quả vụ án.

Sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động có phải nhận lại người lao động không?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Duy Khang (Hải Phòng) hỏi: Do tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên công ty tôi muốn tạm hoãn hợp đồng với một số người lao động (NLĐ). Xin hỏi, thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) được quy định thế nào? Sau thời gian tạm hoãn HĐLĐ công ty có phải nhận lại NLĐ không?

Chi nhánh VPĐKĐĐ Thủ Đức (TP HCM): Một số vấn đề cần làm rõ trong một hồ sơ đăng ký biến động đất đai

Liên 1, biên nhận 375 và biên nhận 376 có chữ ký, dấu vân tay tên bà Mai nhưng bị tẩy xóa.
(PLVN) - Bà Ngô Thị Mai (SN 1967) cho rằng, là người nộp hồ sơ đăng ký cập nhật biến động căn nhà vừa mua nhưng Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thủ Đức (TP HCM) lại trả kết quả cho chủ cũ, dẫn đến bà không nhận được sổ đỏ và tài sản. Trong khi đó, Chi nhánh VPĐKĐĐ cho rằng trả kết quả đúng quy định.

UBND xã Chàng Sơn (Hà Nội) bị phản ánh vi phạm khi tháo dỡ công trình: UBND huyện Thạch Thất ra kết luận

Công trình vi phạm của ông Trường bị UBND xã Chàng Sơn cưỡng chế phá dỡ khi chưa thiết lập đầy đủ hồ sơ xử lý vi phạm hành chính. (Ảnh: Bạn đọc cung cấp)
(PLVN) - UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) vừa có Văn bản 13/KL-UBND kết luận nội dung tố cáo Chủ tịch UBND xã Chàng Sơn cho tháo dỡ công trình vi phạm trên đất ruộng phần trăm (đất nông nghiệp dùng cho mục đích công ích - NV) khi chưa thiết lập đầy đủ hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính; là tố cáo đúng.

Đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Luật sư Đoàn Thị Ánh Hồng - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.
(PLVN) - Bạn đọc Vũ Sáu (Hà Nội) hỏi: Gần đây tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu, Hà Nội một nhóm thanh, thiếu niên đi xe thành đoàn, phóng nhanh, lạng lách đã đâm và làm một người đi đường tử vong tại chỗ. Vụ việc gây bức xúc trong dư luận. Xin hỏi, hành vi đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Hành vi hủy hoại đất bị xử phạt thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Thế Bình (Bắc Giang) hỏi: Nắm bắt được nhu cầu mua đất màu để trồng trọt của nhiều hộ gia đình, một số hộ dân tại xã tôi đang sinh sống đã tự hạ thấp bề mặt đất bãi trồng màu để lấy đất màu bán kiếm tiền, làm thay đổi lớp mặt của đất không thể trồng cây được. Xin hỏi, hành vi hủy hoại đất của các hộ dân nêu trên bị xử phạt như thế nào? Có bị thu hồi đất không?

Giảm số lượng biên chế phải song hành nâng chất lượng

Ảnh minh hoạ (Nguồn: VOV).
(PLVN) -  Lâu nay, chúng ta thường nghe nói vấn đề “bộ máy cồng kềnh”. Mới đây, tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra một số ví dụ để dư luận có thể hình dung ra câu chuyện “bộ máy cồng kềnh” là như thế nào.

Diễn biến sự việc khiếu nại tại xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang): Trưởng phòng TN&MT nhận định có dấu hiệu giao đất trái thẩm quyền

Một số hộ dân phản ánh sự việc với PV PLVN. (Ảnh: Quốc Anh)
(PLVN) - Như đã thông tin, Báo PLVN nhận được đơn của một số hộ dân tại xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) cho hay: Năm 2001 - 2002, địa phương phát động phong trào cứng hóa đường bê tông nông thôn trên địa bàn. Vì thiếu kinh phí nên địa phương đã lấy đất do thôn và người dân đang quản lý giao cho một số hộ có nhu cầu sử dụng. Điều kiện để được sử dụng đất là phải nộp tiền bằng giá đất ở.