TP Hồ Chí Minh: Đẩy mạnh xã hội hóa trong y tế, giáo dục
Ảnh minh họa.
(PLO) - Cuối tuần qua, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập đã khảo sát về cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn TP HCM.
Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết, trong 5 năm qua, số lượng đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế viên chức trên địa bàn đều tăng, từ 1.765 đơn vị lên 1.871 đơn vị (tăng 106 đơn vị), trong khi số đơn vị tự chủ được chi thường xuyên chỉ tăng 13 đơn vị lên 172 đơn vị. Về biên chế, số lượng người làm việc tăng 11.421 người, hiện đang ở mức 118.609 người. Tuy số lượng đơn vị sự nghiệp và biên chế tăng trong những năm qua nhưng tỷ lệ chi thường xuyên của thành phố dự kiến sẽ giảm từ 53% (năm 2016) xuống còn 48% vào cuối năm nay.
Báo cáo với Đoàn công tác, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết thêm, thành phố đã có đề án đẩy mạnh xã hội hóa trong y tế, giáo dục nhưng khó khăn hiện nay là các ngành phải có hướng dẫn thực hiện, bởi vậy “nếu làm không khéo thì bị thổi còi ngay”.
Chia sẻ với TP HCM, Phó Thủ tướng cho rằng, việc thực hiện tự chủ tài chính trong hoàn cảnh hiện nay là không dễ do liên quan tới việc thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công và các vấn đề bảo đảm các yếu tố kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội. Đi liền với đó là tăng cường yêu cầu giám sát của Nhà nước của các bộ, ngành, địa phương và tự quản lý của các đơn vị sự nghiệp công.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, buổi làm việc với TP HCM sẽ có ý nghĩa quan trọng cho đoàn công tác đánh giá việc thực hiện các cơ chế chính sách đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập thời gian qua, báo cáo và đề xuất với Trung ương các giải pháp đẩy mạnh đổi mới cơ chế hoạt động đơn vị sự nghiệp công giai đoạn tới.
(PLVN) - Ngày 12/12, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội tổ chức hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 10 của TP Hà Nội triển khai hệ thống này.
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...
(PLVN) - Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP, Bộ Y tế), thời gian gần đây xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) liên quan đến quà vặt, đồ ăn trước cổng trường, gây lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh.
(PLVN) - Mới đây, hơn 200 y, bác sĩ và điều dưỡng cùng hàng trăm tình nguyện viên đã tích cực tham gia khám sàng lọc vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) dạ dày và các bệnh không lây nhiễm cho trên 3.000 người dân Thủ đô.
(PLVN) - Sáng 7/12, thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An cho biết, đơn vị này đã đã có báo cáo ban đầu về sự việc nghi ngộ độc thực phẩm khiến 84 công nhân phải nhập viện sau bữa cơm trưa.
(PLVN) - Trong năm 2024, Ninh Bình đã phối hợp với các đơn vị liên ngành tổ chức 90 cuộc thi tìm hiểu về tác hại của thuốc lá cho hàng nghìn học sinh, người dân trên địa bàn, góp phần nâng cao nhận thức về thuốc lá trong cộng đồng.
(PLVN) - Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.
(PLVN) - Sáng 6/12, tại Hà Nội, Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024, định hướng Kế hoạch năm 2025 (Hội nghị).
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.
(PLVN) - Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.