Giảm số lượng biên chế phải song hành nâng chất lượng

Ảnh minh hoạ (Nguồn: VOV).
Ảnh minh hoạ (Nguồn: VOV).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Lâu nay, chúng ta thường nghe nói vấn đề “bộ máy cồng kềnh”. Mới đây, tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra một số ví dụ để dư luận có thể hình dung ra câu chuyện “bộ máy cồng kềnh” là như thế nào.

Cụ thể, hiện ngân sách chi gần 70% để trả lương, chi thường xuyên, phục vụ các hoạt động. Nếu điều hành ngân sách như vậy thì sẽ không còn tiền chi cho đầu tư phát triển.

“Đất nước muốn phát triển, muốn dự án này, dự án kia thì tiền ở đâu? Chỉ còn 30% ngân sách thì tiền đâu để phục vụ quốc phòng, an ninh, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội?”, Tổng Bí thư nêu thực tế, cho biết các nước khác chi thường xuyên khoảng 40%, trên 50% ngân sách phục vụ cho phát triển, quốc phòng, an ninh, giáo dục, y tế, an sinh xã hội. Đó cũng là lý do chưa thể tăng lương vì tăng lương trong khi “bộ máy cồng kềnh” thì sẽ tốn 80 - 90% ngân sách, sẽ không còn tiền để chi cho các hoạt động khác.

Một hệ lụy khác khi “bộ máy cồng kềnh”, là một số cơ quan, đơn vị “dẫm chân nhau” hoặc chưa rõ trong một số chức năng, nhiệm vụ, nên có thể “một chuyên viên có ý kiến khác là toàn bộ hệ thống lại phải dừng lại để đánh giá, hết tháng này đến tháng kia không giải quyết được”. Vấn đề cát, đá, sỏi là một ví dụ cho sự chồng chéo trong quản lý. Ngành Giao thông vận tải nêu quan điểm khai thác cát sỏi liên quan vấn đề giao thông; ngành Tài nguyên và Môi trường nêu quan điểm cát sỏi là tài nguyên; còn ngành Xây dựng lại tập trung vào khía cạnh vật liệu xây dựng.

Tổng Bí thư cho biết, từ Đại hội 12, Nghị quyết của Trung ương đã đánh giá “bộ máy nhà nước cồng kềnh”, hoạt động kém hiệu quả, cần sắp xếp tinh gọn. Tuy nhiên, việc sắp xếp hiện nay mới làm từ dưới lên, sáp nhập huyện, xã chứ chưa làm tới tỉnh; sắp xếp ở một số Vụ, Cục, Tổng cục của Bộ, ngành chứ chưa làm ở Trung ương. “Trung ương mà gọn được thì tỉnh sẽ gọn. Không có Bộ nữa thì làm sao tỉnh có sở? Không có Sở nữa thì làm sao huyện có Phòng?”, Tổng Bí thư nói, “tới đây Trung ương, các ban của Đảng, Quốc hội, Chính phủ phải gương mẫu vì không tinh gọn bộ máy không thể phát triển”.

Câu chuyện tinh gọn bộ máy, giảm biên chế; xuất phát cả từ chủ trương lẫn yêu cầu thực tiễn; như vậy chắc chắn phải ngày càng đẩy mạnh. Vấn đề là làm sao phải thực hiện theo cách thực chất, hiệu quả, khoa học. Mới đây, trong bài viết “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”, Tổng Bí thư một lần nữa nhắc đến vấn đề này, chỉ ra thời gian qua tinh giản biên chế mới giảm số lượng, chứ chưa gắn với nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ.

Đó là những nhận định rất đúng đắn. Khi mà bộ máy tinh gọn hiệu quả; cán bộ, công chức có thu nhập đủ sống và yêu nghề, “vừa hồng, vừa chuyên”; không còn những người làm việc với tâm lý “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”; thì nhất định năng suất lao động sẽ tăng lên, hiệu quả của bộ máy hành chính ngày càng cao, tiết kiệm được ngân sách cho Nhà nước; đồng thời bớt lãng phí thời gian và tiền bạc cho người dân, doanh nghiệp; để dành nguồn lực cho việc phát triển đất nước.

Đọc thêm

Diễn biến sự việc khiếu nại tại xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang): Trưởng phòng TN&MT nhận định có dấu hiệu giao đất trái thẩm quyền

Một số hộ dân phản ánh sự việc với PV PLVN. (Ảnh: Quốc Anh)
(PLVN) - Như đã thông tin, Báo PLVN nhận được đơn của một số hộ dân tại xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) cho hay: Năm 2001 - 2002, địa phương phát động phong trào cứng hóa đường bê tông nông thôn trên địa bàn. Vì thiếu kinh phí nên địa phương đã lấy đất do thôn và người dân đang quản lý giao cho một số hộ có nhu cầu sử dụng. Điều kiện để được sử dụng đất là phải nộp tiền bằng giá đất ở.

Đặt cọc mua nhà bằng ngoại tệ có hợp pháp ở Việt Nam?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Thế Anh (Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có người nhà định cư tại nước ngoài và thường xuyên gửi ngoại tệ về cho gia đình. Tới đây, gia đình tôi dự định mua một căn nhà mới. Xin hỏi, khi mua nhà, tôi đặt cọc bằng ngoại tệ thì có được pháp luật cho phép không?

Tiếp vụ thu hồi đất tại TP Bắc Giang: Người dân chỉ mong chính quyền địa phương "giữ lời hứa"

Một phần diện tích đất của người dân thuộc diện thu hồi bị xác định là đất nông nghiệp. (Ảnh: Gia Hải).
(PLVN) - Liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) để thực hiện dự án Khu đô thị cạnh tỉnh lộ 299 và đường trục chính đô thị phía nam, nhiều người dân tại xã Dĩnh Trì, TP Bắc Giang mong muốn địa phương “giữ lời hứa”, xác định đúng loại đất để được đảm bảo quyền lợi.

Hà Nội: Những bước tiến lớn trong cải cách hành chính

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ về cải cách hành chính.
(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ, một trong những vấn đề rất quan trọng trong cải cách hành chính là, xác định nhận thức với một tâm thế, tinh thần, tư tưởng phục vụ, điều này đã lan tỏa từ người đứng đầu xuống đến hệ thống, xuống đến cán bộ bên dưới. 

Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn: Nỗ lực bảo vệ trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo hành

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn.
(PLVN) - Trên con đường thực hiện ước mơ của mình, luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng Luật sư Hạnh Nguyễn luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Có những vụ án, dù đã “đóng sổ” song luật sư Hạnh vẫn là chỗ dựa tinh thần, là “người mẹ”, giúp đứa trẻ bị tổn thương “chữa lành”.

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”
(PLVN) - Hơn 20 năm làm luật sư, cơ duyên của nghề đã đưa tôi đến với nhiều thân chủ là phụ nữ. Mỗi người có cuộc đời và hoàn cảnh khác nhau, nhưng chung một nỗi đau từ sự bạo hành trong hôn nhân