Tự bảo vệ mình trước đại dịch Covid-19
Trước hết, đối với những người trong vùng dịch, hai chuyên gia của WHO chỉ ra một vài cách mà cá nhân có thể thực hiện để bảo vệ mình và gia đình trước virus corona.
Điều đầu tiên và rất đơn giản, đó là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có chứa cồn. Thứ hai là dùng khuỷu tay để che mũi và miệng khi xì mũi hoặc ho, dùng khăn giấy sau đó vứt bỏ đi và rửa tay sạch sẽ sau đó. Thứ ba là cập nhật những thông tin mới nhất về Covid-19 từ những nguồn đáng tin cậy.
Do virus này lây truyền giữa người với người thông qua tiếp xúc gần và qua những giọt bắn. Để ngăn ngừa sự lây lan của virut, WHO khuyến cáo nên đeo khẩu trang nếu bị ốm. Vì thế nếu thấy có những triệu chứng của đường hô hấp, việc mà mỗi người nên làm là đeo khẩu trang đúng cách.
“Khi tháo khẩu trang, chúng ta không tháo nó từ phía trước, bạn nên tháo nó từ phía hai bên, bỏ chúng sau khi dùng và rửa tay, sau đó thì đeo khẩu trang khác vào. Nếu bạn vứt bỏ khẩu trang, đảm bảo rằng bạn vứt nó một cách an toàn, trong thùng có nắp đậy”, vị chuyên gia đến từ WHO nói.
Nhiều người thắc mắc tại sao thời gian cách ly được khuyến cáo là hơn 14 ngày, vậy có nên cách ly nhiều hơn 14 ngày hay không? Các chuyên gia của WHO đã giải đáp vấn đề này như sau: Thời kỳ ủ bệnh là một khoảng thời gian quan trọng, nó có nghĩa cơ bản là nếu bạn bị nhiễm bệnh thì đó là thời gian mà bạn sẽ xuất hiện triệu chứng sau đó. 14 ngày là khoảng thời gian ủ bệnh Covid-19 dài nhất mà chúng ta đang áp dụng.
Vậy những triệu chứng nhiễm Covid-19 nào mà chúng ta nên để ý? Theo hai vị chuyên gia, triệu chứng mà chúng ta nên để ý chính là triệu chứng về đường hô hấp, ví dụ như ho, ho khan, khó thở và một số người có triệu chứng chảy nước mũi, sốt, đau cơ... Đặc biệt, điều mà chúng ta lo nhất là về những người có triệu chứng khó thở hoặc đau ngực, họ nên được chăm sóc tích cực, nhanh nhất có thể.
Quy trình xác định một người dương tính với Covid-19
Để xác định một người có bị nhiễm Covid-19 hay không, cộng đồng quốc tế hiện tại đang thực hiện các test, gọi là RCR. Các chuyên gia giải thích rằng nó gọi là test xét nghiệm malaria, đó là xét nghiệm cơ bản. Người ta sẽ lấy bệnh phẩm từ đường hô hấp trên, từ mũi, hoặc họng dưới để nhanh chóng chẩn đoán nếu bạn nhiễm covid 19 hoặc là bệnh nào khác.
Về cách thức lây lan, nhiều người vẫn nghĩ rằng Covid-19 lây truyền qua không khí. Nhưng hai vị chuyên gia đều khẳng định: Covid-19 không phải lây truyền qua không khí. Họ giải thích: Covid-19 được truyền thông qua những hạt nước nhỏ có chứa tác nhân lây bệnh, khi mà chúng đi ra khỏi miệng của người bệnh, chúng rơi xuống. Đó chính là lý do mà bạn nên giữ khoảng cách từ 1 đến 2 mét để giữ an toàn.
Vậy thì làm thế nào có thể biết được khu vực mình đang ở có người nhiễm bệnh hay không? Nội dung này được Bác sĩ Van Kerkhove trả lời như sau: Tại một số quốc gia đã sử dụng rất nhiều dữ liệu, dữ liệu lớn, bạn có thể nhìn thấy bản đồ các khu vực đang có người nhiễm bệnh để biết rằng liệu có các trường hợp bệnh nào gần bạn không. Bên cạnh đó, bạn có thể tự trang bị kiến thức cho mình, như là tìm hiểu điều gì đang diễn ra xung quanh, ta có thể làm gì để phòng bệnh...
Quy trình nào sẽ được thực hiện để biết một người có bị nhiễm coronavirus hay không. Các chuyên gia cho biết, điều đầu tiên là hãy ở nhà trong vài ngày, nhưng nếu có các triệu chứng như là cảm lạnh, hay khó thở, hãy đến cơ thể y tế khám bệnh ngay lập tức. Nhân viên y tế sẽ yêu cầu khai báo dịch tễ trong 14 ngày qua... Nếu đã đến khu vực có dịch Covid-19 thì đó có thể là Covid-19. Nhân viên y tế sẽ lấy bệnh phẩm để thực hiện xét nghiệm xem đó có phải là covid 19 hay không.
Covid-19 lây truyền trong không khí thông qua giọt bắn |
Cũng có những thắc mắc về sự liên quan giữa cúm với Covid-19. Hai vị chuyên gia cho biết, giữa Covid-19 và cúm, chúng đều là virus gây bệnh qua đường hô hấp. Covid-19 lây truyền khác về khía cạnh, ai mới là người bị phơi nhiễm nhiều nhất, ai có khả năng nhiễm bệnh cao nhất. Đối với Covid- 19, 80% những người nhiễm bệnh thì chỉ mắc bệnh nhẹ và sẽ hồi phục. Nhưng có khoảng 18% số người sẽ có triệu chứng nặng và cần những chăm sóc tích cực tại bệnh viện.
Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn bao gồm những đang có tình trạng về sức khỏe, người cao tuổi, người đang chữa bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, hoặc đang có các bệnh mãn tính đường hô hấp....
Phần lớn người nhiễm covid-19 sẽ có triệu chứng nhẹ. Có thể bao gồm viêm phổi nhẹ, và thường thì bạn sẽ được điều trị dựa trên triệu chứng mà bạn có. Kháng sinh không có tác dụng chống lại Covid-19, nhưng chúng ta biết rằng có thể chúng ta mắc cảm lạnh do vi khuẩn, thì kháng sinh có thể có tác dụng trong trường hợp đó.
Covid-19 tác động đến phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh như thế nào?
Phụ nữ mang thai dương tính với Covid-19 liệu có truyền virut cho thai nhi hay không? Hai chuyên gia của WHO cho rằng, việc một phụ nữ mang thai có Covid-19 có thể truyền virus gây ra Covid-19 cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh bằng các đường lây truyền dọc khác (trước, trong hoặc sau khi sinh) vẫn chưa được biết.
Trong một số ít nghiên cứu trên một số ít trường hợp hiện nay thì không có trường hợp nào bé được sinh ra do bà mẹ có Covid-19 cho kết quả dương tính với chủng virus này. Virus này cũng không được phát hiện trong các mẫu nước ối hoặc sữa mẹ. Trên các nguồn thông tin đã được ghi nhận về sự lây truyền dọc ở các coronavirus (MERS-CoV và SARS-CoV) khác trong quá trình sinh nở là không được báo cáo.
Tuy nhiên, dựa trên các báo cáo trường hợp hạn chế mà các chuyên gia của WHO ghi nhận được, những hậu quả bất lợi về sức khỏe ở trẻ sơ sinh (ví dụ: sinh non) đã được báo cáo ở những trẻ sinh ra từ bà mẹ dương tính với Covid-19 trong khi mang thai, nhưng không rõ ràng rằng những kết quả này có liên quan đến việc nhiễm bệnh mẹ.
Với các dữ liệu hạn chế có liên quan đến Covid-19 trong thai kỳ, kiến thức về các hậu quả xấu từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác có thể cung cấp một số khuyến nghị hữu ích. Ví dụ, chẳng hạn như cúm, có gây ra hậu quả cho trẻ sơ sinh, bao gồm thấp cân khi sinh và sinh non. Ngoài ra, bị cảm lạnh hoặc cảm cúm cùng với triệu chứng sốt cao trong những tháng đầu tiên của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nhất định. Trẻ đẻ ra bị sinh non hoặc nhỏ con so với tuổi thai ở các bà mẹ nhiễm SARS-CoV và MERS-CoV.
Đối với việc người mẹ bị nhiễm Covid-19 đang trong giai đoạn cho con bú, các chuyên gia cho biết, trong số một số trường hợp ngoại lệ rất hiếm gặp thì việc cho con bú sữa mẹ không được khuyến khích. CDC Mỹ không có hướng dẫn cụ thể về việc cho con bú trong khi bị nhiễm các loại virus tương tự như SARS-CoV hoặc Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV).
Ngay khi sinh xong, CDC khuyến nghị bà mẹ bị cúm tiếp tục cho con bú hoặc vắt sữa cho con bú trong khi tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa cá nhân để tránh lây truyền virus cho con.
Theo các chuyên gia, việc bắt đầu hay tiếp tục cho con bú nên được quyết định bởi người mẹ cùng với các thành viên trong gia đình và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Một bà mẹ nhiễm Covid-19 được chẩn đoán hoặc là các bà mẹ nghi ngờ do có triệu chứng nên thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa có thể để tránh lây truyền vi-rút cho trẻ, bao gồm rửa tay trước khi chạm vào trẻ sơ sinh và đeo khẩu trang, nếu có thể, trong khi cho con bú.