Chuyện “chia lửa” ở Vietnam Airlines

Những chuyến bay nghĩa tình và lòng quả cảm thời Covid -19. (Ảnh minh họa).
Những chuyến bay nghĩa tình và lòng quả cảm thời Covid -19. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Đến thời điểm hiện nay, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các ngành trong nền kinh tế từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa cho đến doanh nghiệp lớn như các hãng hàng không. Trong một bức thư mới nhất gửi tới người lao động, ông Dương Trí Thành, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trên 10.000 lao động phải ngừng việc (50%) và 100% lao động phải giảm lương...

Hơn 10.000 nhân viên của Vietnam Airlines phải nghỉ việc

Hàng không là ngành ảnh hưởng ngay lập tức khi có dịch. Hãng hàng không Vietnam Airlines phải dừng toàn bộ chuyến bay quốc tế đến ngày 30/4. Các chuyến bay nội địa cũng giảm đáng kể tần suất khai thác do nhu cầu đi lại của người dân giảm mạnh. Vì thế doanh nghiệp ngành này đã buộc phải cho nhân viên nghỉ luân phiên, giảm lương, giảm giờ làm thậm chí tạm nghỉ không lương.

Theo đó, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam hiện có khoảng hơn 20.000 cán bộ nhân viên, trong đó lực lượng phi công là 1.200 người, kỹ sư máy bay có 2.500 người, đội ngũ tiếp viên 3.000 người. Điều này cũng đồng nghĩa với việc số lượng người lao động của Vietnam Airlines phải ngừng việc lên tới hơn 10.000 người. 

Đặc thù cơ bản của ngành hàng không là vốn cố định rất lớn và yêu cầu cao về an toàn. Lý do vì sao mà lần này ngành hàng không thiệt hại nhanh và nặng nề nhất? Là vì sản phẩm hàng không là dịch vụ không có tồn kho. Một ngày không bay, không có khách là không có doanh thu, trong khi đó, chi phí thuê tàu bay và dịch vụ kỹ thuật đi kèm thì vẫn phải tiêu.

Mô hình hàng không giá rẻ phát triển nhanh vốn dựa vào máy bay thuê cũng như nghiệp vụ bán và thuê lại để tránh khoản đầu tư lớn nay mắc cạn vì hụt dòng tiền, gặp khó khăn chưa từng có. Dòng tiền “cháy” quá nhanh và quá lớn. 

Chỉ riêng tiền máy bay, Vietnam Airlines đã có giải pháp ngay lập tức dừng và bảo dưỡng xếp bãi hơn 80 máy bay. Từ đó mà giãn khấu hao, giảm ngay được dòng tiền mặt ở đấy và cải thiện được áp lực chi phí rất lớn. Bởi vì bản chất khó khăn của ngành hàng không nằm ở chỗ dù không có doanh thu, anh vẫn phải chi tiêu cho đội tàu bay. Đây là chi phí cố định và khổng lồ. 

Đơn cử, một tàu bay thân rộng Boeing 787 hoặc Airbus A350 có chi phí đi thuê trung bình hàng tháng trên dưới 1 triệu USD. Một máy bay A320 hay A321 có giá cho thuê vào khoảng 300-400 nghìn USD/tháng. Ví dụ, một hãng hàng không có 15 máy bay A320 và A321- thì mỗi tháng, hãng phải chi khoảng 5 triệu USD, tương đương với 100 tỷ đồng. Một năm riêng tiền thuê máy bay đã mất khoảng 1.200 tỷ đồng. Đó là chưa bàn đến chi phí bảo dưỡng định kỳ bắt buộc. 

Theo ông Dương Trí Thành, “trước khi có dịch, bước vào năm 2020, chúng tôi đánh giá Vietnam Airlines chưa bao giờ lớn mạnh và phát triển như vậy. Đội máy bay lên đến 105 - 106 chiếc với những máy bay hiện đại nhất thế giới. Về mặt quy mô, Vietnam Airlines đứng thứ 50 trong số 800 hãng hàng không trên thế giới.

Riêng Đông Nam Á bây giờ Vietnam Airlines đã vượt rất nhiều hãng quốc gia lớn như Philippines, Malaysia, kể cả Thái Lan… Chúng ta chỉ còn kém số lượng của Singapore. Tiềm lực tài chính của Vietnam Airlines trước Covid-19 là rất lớn. Tiền mặt rồi các khoản đều ở mức độ dự trữ tài chính mạnh”.

Số liệu điều tra hài lòng nhân viên tổ chức vào tháng 12 năm 2019 cho kết quả rất tích cực so với các năm trước. CBCNV chưa bao giờ hưởng phúc lợi cao như vậy. Chất lượng dịch vụ của hãng duy trì 4 sao mấy năm liên tiếp và đang có chương trình rất rõ để vươn lên 5 sao.

Nếu như trước Covid-19 ngành hàng không thế giới và Việt Nam có khó khăn chung là thiếu lao động. Phi công, kỹ sư máy bay, cán bộ quản lý cao cấp... thiếu rất lớn. Giai đoạn này, việc giảm quy mô đã buộc Vietnam Airlines hoãn hợp đồng lao động với 300 phi công và gần 100 tiếp viên người nước ngoài.

Còn phi công Việt Nam, anh em đang cùng nhau vượt qua khó khăn. Tháng 4, chi phí tiền lương cho phi công giảm đến hơn 90%. Vietnam Airlines phải đột ngột dừng gần như toàn bộ hoạt động với gần 100 máy bay trong tổng số 106 máy bay.

Do đó, Vietnam Airlines đã, đang và sẽ áp dụng nhiều giải pháp mạnh mẽ mang tính đột phá như: Tái cơ cấu lao động, tinh giản biên chế; tổ chức lại bộ máy, dây chuyền sản xuất; điều chỉnh thu nhập; cắt toàn bộ các khoản chi chưa thực sự cấp bách; giãn/hoãn các khoản chi có thể; đàm phán để giảm đơn giá, giảm giá đối với các hợp đồng đã ký kết…

Ông Dương Trí Thành nhận định hãng hàng không có thể “về 0” sau nhiều năm tích luỹ, đối mặt bước lùi 3-4 năm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Dù đã rất cố gắng nỗ lực, song dự kiến năm 2020, hãng này sẽ giảm lượng khách tới 60%, doanh thu giảm 50.000 tỷ đồng. Theo ông Thành, 50% nhân viên toàn Tổng công ty sẽ phải ngừng việc, toàn bộ nhân viên giảm lương, cán bộ từ cấp ban trở lên tự nguyện không nhận lương.

Giai đoạn đến tháng 6 hoặc lâu hơn nữa sẽ rất khó khăn, nhưng hãng sẽ triển khai quyết liệt các giải pháp đã có cùng với việc tiếp tục chủ động trong phòng chống dịch bệnh. Cùng đó, sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ theo lệnh của Chính phủ và chuẩn bị sẵn sàng cho sự phục hồi của thị trường hàng không trong tương lai.

Và những nghĩa tình, lòng quả cảm

Theo ông Dương Trí Thành dịch bệnh đến, mọi thứ trong xã hội đều thay đổi. Thế nhưng, thời điểm đặc biệt này lại gọi tên những người dũng cảm. Với Vietnam Airlines đây là lúc thực hiện đúng nhiệm vụ chính trị, an ninh quốc phòng của quốc gia. Vietnam Airlines trở thành phương tiện cấp cứu, vận chuyển y tế quan trọng và sơ tán người, hồi hương người Việt trên khắp thế giới về với Tổ quốc.

Lúc này Vietnam Airlines không còn đơn thuần là kinh doanh vận tải hàng không nữa. Biểu tượng của những chuyến bay ấy nằm ở lòng dũng cảm của phi công, tiếp viên, kỹ sư, những người phục vụ, vận chuyển hàng hóa… Họ là những người hết sức vất vả, chịu nhiều rủi ro, hy sinh.

“Bay đi Vũ Hán là chuyến bay lịch sử. Lúc đấy bản thân mình làm lãnh đạo phải đưa nhân viên vào nơi nguy hiểm, nói thật lo. Khi chuẩn bị phương án bay, chúng tôi liệt kê số lượng phi công, tiếp viên.., chưa dám nghĩ đến chuyện điều động nhân sự cụ thể nào. Nhưng tại thời điểm đó, hàng trăm cán bộ nhân viên đã hăng hái tình nguyện xung phong.

Anh chị em tham gia với một tinh thần chiến binh vì đồng bào, vì đất nước. Có người sau này tôi mới biết tham gia chuyến bay nhưng không tiết lộ với gia đình. Nên thực tâm, chúng tôi trực tiếp tổ chức điều hành chuyến bay với mức độ đại cẩn thận theo tiêu chuẩn y tế cao nhất cũng chỉ để không cho một sự cố nào đáng tiếc được phép xảy ra.

Và ở phía sau, toàn bộ CBCNV theo dõi tình hình, động viên và chia sẻ như người một nhà. Một mái nhà thực sự của hàng chục nghìn con người. Tôi thực sự cảm ơn những người đứng đằng sau đã luôn chia lửa với người trong gian khó. Nhưng sau đó, chúng tôi lại phải làm một việc đau lòng hơn rất nhiều. Việc này bắt buộc phải làm. Tổng công ty phải tổ chức ngưng việc cho người lao động. Ngưng việc đến tới 80% nhân viên.

Vietnam Airlines vốn là một hãng hàng không được tôi rèn và trưởng thành từ cái nôi quân đội, khi những vị lãnh đạo đầu tiên là phi công anh hùng, tướng lĩnh tài ba. Vào những lúc khó khăn như thế này, tôi chưa thấy một người của Vietnam Airlines thắc mắc, thế tôi không có lương nữa à? Thậm chí biết thời gian tới mình bị ngừng lao động, ngừng việc như họ vẫn xung phong đi làm không hỏi một câu quyền lợi.

Nhờ đó mà mọi dịch vụ của Vietnam Airlines đến lúc này vẫn vận hành tốt, vẫn chuẩn mực 4 sao như cam kết. Chúng tôi vẫn đáp ứng được nhiệm vụ cấp bách mà nhân dân, đất nước yêu cầu. Là làm thế nào để bất kỳ người Việt Nam nào cũng sẽ được tự hào về Hãng hàng không Quốc gia của mình. Là làm thế nào để bất kỳ người khách quốc tế nào cũng sẽ yêu và muốn đến Việt Nam qua chúng tôi…”.

Có lẽ bởi thế, chúng ta không khổi xúc động khi đọc một tâm thư của một Cơ trưởng người Mỹ xin được nhận làm việc không lương: “Tên tôi là Stevenson Archille và tôi đến từ thành phố New York, Hoa Kỳ. Hiện tại tôi đang là Cơ trưởng tàu bay Airbus A321 tại Vietnam Airlines. Tôi đã gia nhập Vietnam Airlines từ năm 2016. Ước mơ của tôi từ rất lâu nay là một ngày nào đó sẽ được điều khiển một chiếc tàu bay thân rộng của Boeing. Tôi rất hy vọng tại Vietnam Airlines, giấc mơ “Dreamliner” của tôi sẽ một ngày nào đó trở thành hiện thực.

Từ năm 7 tuổi, nghề phi công đã luôn là ước mơ của bản thân tôi; nên tôi đã viết email cho Vietnam Airlines và đề nghị được bay một vài chuyến mỗi tháng trong thời gian nghỉ không lương này và vì tôi thực sự yêu nghề bay và nhớ bầu trời. Đại dịch do virus Corona gây ra đã ập đến một cách vô cùng bất ngờ, nên tôi đã quyết định làm một điều cũng vô cùng bất ngờ để giúp Vietnam Airlines đi qua những tháng ngày khó khăn này: Đó là bay không lương!

Tôi cảm thấy Tinh thần Vietnam Airlines những ngày này đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết! Người Việt Nam đã phải trải qua rất nhiều gian khổ trong lịch sử của họ và cuối cùng thì họ vẫn luôn chiến thắng. Gia đình Vietnam Airlines đang hết mình làm việc cùng nhau để chiến thắng đại dịch.

Những chuyến bay đặc biệt của Vietnam Airlines đưa đón người Việt Nam từ các quốc gia (tâm dịch) trở về là minh chứng rõ ràng nhất cho tinh thần ấy. Trong trang bị bảo hộ toàn thân, các phi công và tiếp viên đang sẵn sàng đặt mình vào tình thế nguy hiểm để có thể đưa đón đồng bào, những người anh, người chị, người em của mình về nhà.

Chính phủ Việt Nam và Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam đang xử lý với thảm họa bệnh dịch lớn chưa từng có này với những kế hoạch tỉ mỉ, sự cấp bách và nghiêm túc được đẩy lên mức tối đa trong mọi tình thế nguy hiểm. Mong một ngày bình thường sớm trở lại…”.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.