Hội chứng lạ khiến bệnh nhân Covid-19 nặng như phi công Anh khó bình phục

Hội chứng lạ khiến bệnh nhân Covid-19 nặng như phi công Anh khó bình phục
(PLVN) - Phi công người Anh đang trong tình trạng nguy kịch một phần do hiện tượng bão cytokine - hệ miễn dịch phản ứng thái quá với virus nCoV. 

Trong 271 bệnh nhân mắc Covid-19 chữa trị ở Việt Nam, phi công của Vietnam Airlines là một trong những trường hợp nặng nhất. Nhập viện từ ngày 18/3, bệnh nhân 43 tuổi đôi lúc có tín hiệu lạc quan nhưng hiện giờ vẫn nguy kịch. Một lý do khiến anh có diễn biến bệnh bất thường chính là hiện tượng “cơn bão cytokine”.

Hội chứng lạ khiến bệnh nhân Covid-19 nặng như phi công Anh khó bình phục

Bão cytokine khiến bệnh nhân có diễn biến bất thường. Ảnh minh họa: Independent

Bão cytokine là gì?

Thông thường, khi bị virus tấn công, cơ thể người khỏe mạnh sẽ tiết ra chất cytokine để chống lại các mầm bệnh. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, lượng cytokine quá nhiều, tiêu diệt cả tế bào lành, ảnh hưởng tới các cơ quan khác.

Điều này dẫn tới hiện tượng đáng sợ ở một số bệnh nhân Covid-19: Họ vật vã trải qua tuần đầu và bắt đầu cảm thấy khỏe hơn. Rồi đột ngột, họ bị nặng hơn.

“Lúc đầu, họ chỉ cần cung cấp thêm một chút oxy. Nhưng trong vòng 24 giờ, họ phải lắp máy thở”, bác sĩ Pavan Bhatraju, làm việc tại Khu Chăm sóc Tích cực, Trung tâm Y tế Harborview (Seattle, Mỹ), nói.

Nghiên cứu của bác sĩ Bhatraju cùng đồng nghiệp phát hiện phổi của các bệnh nhân bị suy rất nhanh. Mọi chuyện xảy ra chỉ trong vòng 7 ngày kể từ khi một người nhiễm Covid-19, có thể gặp ở cả bệnh nhân trẻ, có sức khỏe tốt.

Các bác sĩ tin rằng, trong một số trường hợp, lý do chính là hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng thái quá với virus. Đó chính là hiện tượng “bão cytokine”.

Tác dụng phụ

Thời điểm hiện tại, hệ miễn dịch của cơ thể là vũ khí hữu hiệu nhất để chống lại Covid-19. Tuy nhiên, khi các tế bào miễn dịch chống lại sự lây nhiễm, chúng cũng tạo ra các phân tử độc hại. Những người bị nhiễm cúm từng trải qua các hậu quả này: sốt, đau, viêm nhiễm.

Thông thường, hệ thống miễn dịch chỉ hoạt động khi cơ thể cần. Nhưng khi có cơn bão cytokine, hệ thống này tiếp tục sản sinh ra cytokine làm cơ thể quá tải, tấn công vào các bộ phận khác trong cơ thể.

“Điều đó giống như khi chuông báo cháy kêu không ngừng và bạn sẽ liên tục gọi lính cứu hỏa. Rồi tới lúc bạn sẽ có quá nhiều người tới giúp dập lửa”, nhà dịch tễ học Jessica Hamerman giải thích.

Bão cytokine chỉ xuất hiện ở một số căn bệnh và vẫn chưa ai hiểu tại sao có hiện tượng này ở bệnh nhân Covid-19.

Theo nhà dịch tễ học Hamerman, tế bào miễn dịch mạnh mẽ nhất cần khoảng một tuần để sản sinh. Khi đó, cơ thể có thể bắt đầu bình phục rồi nhanh chóng suy sụp khi tế bào trên phát triển quá mức cần thiết.

Các cách chữa trị

Mặc dù có rất ít dữ liệu, một số bác sĩ đã kê cho bệnh nhân các loại thuốc chống viêm để làm chậm hoặc ngừng quá trình trên. Thuốc có thể chặn một số cytokine nhất định hoặc làm mòn phản ứng miễn dịch.

Một số loại thuốc ức chế IL-6 hay interleukin-6 chặn được một số loại cytokine liên quan tới viêm nhiễm. Các ca bệnh ở Pháp, Trung Quốc đã có phản ứng tích cực với cách điều trị này.

Một nữ bệnh nhân ở Mỹ sắp phải lắp máy thở đã tự thở lại trong vòng vài giờ khi sử dụng steroid và thuốc ức chế IL-6. Một bệnh nhân khác giảm được thời gian sử dụng máy thở, không cần tới vài tuần như tiên liệu.

“Tác dụng của chúng thật ấn tượng”, bác sĩ Daniel Griffin, người đứng đầu nhóm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm của Tổ chức ProHealth Care (Mỹ), cho hay. Sáu bệnh nhân của ông đã có dấu hiệu cải thiện sức khỏe.

Thuốc không dành cho tất cả mọi người

Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu khác cảnh báo các cách chữa chưa được kiểm nghiệm có thể đem lại nhiều nguy cơ.

Bác sĩ Tobias Hohl, Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering (Mỹ), nói, kiềm chế hệ miễn dịch vào đúng thời điểm nó phải đấu tranh với virus chết người có thể đem lại những hậu quả không muốn.

Ông khẳng định những trường hợp trên chưa đủ để chỉ định các loại thuốc cho tất cả bệnh nhân. Ví dụ như corticosteroid có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm lần thứ hai. Các căn bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra có thể khiến người bệnh nguy kịch hơn cả khi nhiễm Covid-19.

Các nhà nghiên cứu cũng cho hay bão cytokine chắc chắn không phải là lý do duy nhất khiến người bệnh tử vong khi nhiễm Covid-19.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.