Phóng viên PLVN đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Trần Đáng (Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam) để giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.
TPCN ở Việt Nam được bán ra thị trường rất dễ dàng
Thưa PGS.TS Trần Đáng, xin ông cho biết công dụng thực của thực phẩm chức năng. Và hiện nay trên thị trường có khoảng bao nhiêu sản phẩm thực phẩm chức năng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư?
Các sản phẩm TPCN chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh tật, chứ không thể thay thế được thuốc điều trị bệnh. Thực phẩm chức năng hoạt động theo 3 cơ chế. Thứ nhất, tăng cường sức khỏe, tăng khả năng miễn dịch. Thứ hai, bản thân TPCN có một số hoạt chất tác động trực tiếp vào các nguyên nhân gây bệnh. Thứ ba, TPCN làm giảm tác dụng phụ và những tai biến của tân dược.
Hiện tại có rất nhiều sản phẩm TPCN hỗ trợ điều trị ung thư đang được bày bán trên thị trường, cả sản phẩm của nội và ngoại. Có loại thì nâng cao thể lực, từ đó làm phát triển chậm các tế bào ung thư. Nhiều sản phẩm có các hoạt chất, công thức như thuốc đánh trực tiếp vào tế bào ung thư, hoặc làm giảm tác dụng phụ cũng như tăng hiệu quả của tân dược.
Các sản phẩm ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư được bày bán trên thị trường Việt Nam có giá rất đắt. Có những sản phẩm có giá lên đến 10 triệu đồng/lọ 30cc. Có phải “đắt thì xắt ra miếng” không, thưa ông?
Theo tôi, các sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư thường có giá khá đắt. Ví dụ như các sản phẩm chiết xuất từ nọc độc bọ cạp xanh. Phải lấy nọc của 500 con bọ cạp mới chiết ra được 1 lọ. Chưa kể công nghệ sản xuất đòi hỏi rất cao, có khi còn hiện đại hơn cả thuốc. Điều quan trọng nữa là ở Việt Nam, thuế đánh vào mặt hàng thực phẩm chức năng nhập khẩu quá cao. Với thuốc chỉ từ 0 – 10%; còn với thực phẩm chức năng mức thuế là 30 – 40%.
Khoa học đã chứng minh là các sản phẩm TPCN có hiệu quả thực sự. Tôi đã theo dõi nhiều trường hợp ung thư chỉ đợi chết, nhưng sau khi sử dụng TPCN thì họ đã kéo dài thêm sự sống thêm gần chục năm nữa.
Người tiêu dùng cảm thấy lo ngại vì cho rằng chất lượng các sản phẩm TPCN thương hiệu Việt không bằng “một phần” hàng “ngoại”. Nhận xét của PGS về điều này thế nào?
Ở nước ngoài, muốn sản xuất thực phẩm chức năng phải đảm bảo 3 tiêu chí quan trọng (Tiêu chuẩn 3P): Kiểm soát vùng nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo an toàn (GMP); Trong nhà máy sản xuất phải có quy trình công nghệ đảm bảo (GAP); Sản phẩm được đánh giá, thử nghiệm trên lâm sàng và động vật (GLP). Các sản phẩm của Việt Nam mới chỉ dựa vào bằng chứng kinh nghiệm, chưa áp dụng bằng chứng khoa học nên độ tin cậy còn hạn chế.
Ở nước ngoài, muốn sản xuất thực phẩm chức năng phải đảm bảo 3 tiêu chí quan trọng (Tiêu chuẩn 3P): Kiểm soát vùng nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo an toàn (GMP); Trong nhà máy sản xuất phải có quy trình công nghệ đảm bảo (GAP); Sản phẩm được đánh giá, thử nghiệm trên lâm sàng và động vật (GLP). Các sản phẩm của Việt Nam mới chỉ dựa vào bằng chứng kinh nghiệm, chưa áp dụng bằng chứng khoa học nên độ tin cậy còn hạn chế.
Các sản phẩm TPCN ở Việt Nam được bán ra thị trường rất dễ dàng |
Chính vì thế, ở nước ngoài, một sản phẩm muốn tung ra thị trường thì phải được nghiên cứu từ 5 đến 10 năm. Sau đó, các sản phẩm được thử nghiệm trên chuột thỏ, người tình nguyện. Có sản phẩm thử nghiệm trên 10.000 bệnh nhân ung thư. Còn ở Việt Nam thì chưa làm được điều đó.
Theo PGS.TS Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam: “Việt Nam sản xuất thực phẩm chức năng quá tràn lan và thiếu kiểm soát. Điều vô lý là luật pháp chưa quy định quản lý chặt chẽ về sản xuất, kinh doanh và công bố của TPCN, trong khi đây lạ là sản phẩm sức khỏe, yêu cầu điều kiện khắt khe. Vì thế cần có những quy định rõ ràng để giúp cho TPCN thực sự trở thành sản phẩm không thể thiếu để nâng cao sức khỏe”.
Ngoài ra, các sản phẩm ở Việt Nam được bán ra thị trường rất dễ dàng. Quảng cáo công dụng thì hoành tráng nhưng hiệu quả lại không ra gì. Chưa kể đến việc ai cũng có thể tư vấn cho khách hàng về sản phẩm được. Họ cứ “thổi phồng” công dụng của sản phẩm để trục lợi. Như vậy là họ đang kinh doanh trên “xác chết” bằng sự vô lương tâm của mình. Vì thế người tiêu dùng nên tỉnh táo để lựa chọn sản phẩm, đừng để “tiền mất tật mang” thì mới than trời.
Thực phẩm chức năng phát triển chủ yếu bằng hình thức kinh doanh đa cấp. Xin PGS.TS cho biết thêm về hình thức kinh doanh mà nhiều người còn quan niệm là “bất chính” này?
Ở Việt Nam có quá nhiều hình thức kinh doanh TPCN khác nhau, đặc biệt là bán hàng đa cấp – nơi có rất nhiều nhân lực thiếu trình độ chuyên môn và học vấn. Tôi đã chứng kiến có những người bán hàng đa cấp đi tư vấn cho bệnh nhân là: “Bác ơi sản phẩm này chữa ung thư tốt lắm”. Như thế là hoàn toàn sai sự thật. Ung thư làm sao chữa được.
Ở Việt Nam có quá nhiều hình thức kinh doanh TPCN khác nhau, đặc biệt là bán hàng đa cấp – nơi có rất nhiều nhân lực thiếu trình độ chuyên môn và học vấn. Tôi đã chứng kiến có những người bán hàng đa cấp đi tư vấn cho bệnh nhân là: “Bác ơi sản phẩm này chữa ung thư tốt lắm”. Như thế là hoàn toàn sai sự thật. Ung thư làm sao chữa được.
Vì thế để giúp cho kênh bán hàng đa cấp lấy lại niềm tin của khách hàng, nhân viên tư vấn phải được đào tạo bài bản và được cấp chứng nhận. Bên cạnh đó cũng phải đưa ra quy định về trình độ văn hóa, chứ không phải “vơ đũa cả nắm” như hiện nay.
Ngoài ra, nhà phân phối cần phải có trình độ tương đương y tá, có hiểu biết về chuyên môn và tư vấn được về sức khỏe.
Bệnh nhân nên là người tiêu dùng thông minh
Vậy có nghĩa là, bệnh nhân phải hỏi ý kiến bác sỹ nếu muốn được sử dụng TPCN?
Bệnh nhân nên là người tiêu dùng thông minh
Vậy có nghĩa là, bệnh nhân phải hỏi ý kiến bác sỹ nếu muốn được sử dụng TPCN?
Bác sỹ kê đơn thì có thể tin tưởng để sử dụng sản phẩm được. Khi kê đơn, bác sỹ phải đặt tay xuống ký vào đơn với 2 ý nghĩa, 1 là về pháp lý; 2 là lương tâm.
Trên thị trường có nhiều sản phẩm chiết xuất từ nọc độc bọ cạp, cá nóc được quảng cáo là rất tốt cho bệnh nhân ung thư… Độ tin cậy của chúng thế nào, thưa PGS?
Bệnh nhân nên sử dụng đúng liều lượng được khuyến cáo. Ví dụ như sản phẩm Vidatox được chiết xuất từ nọc bọ cạp xanh Cu ba, mỗi ngày chỉ nên dùng 5 giọt dưới lưỡi. Bò cạp là 1 trong 10 động vật độc nhất thế giới vì thế phải cẩn trọng khi sử dụng sản phẩm.
Nói tóm lại, bệnh nhân cần phải hiểu đúng, dùng đúng thực phẩm chức năng và theo tư vấn của bác sỹ.
Dưới “ma trận” thực phẩm chức năng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư như hiện nay, PGS có khuyến cáo gì dành cho người tiêu dùng?
Chúng ta phải trở thành nhà tiêu dùng thông thái. Khi nghe quảng cáo về các sản phẩm TPCN ngừa ung thư, bệnh nhân sẽ nghĩ rằng còn nước còn tát, cứ dùng thử đi biết đâu có phép màu kỳ diệu. Người nhà cũng chiều lòng bệnh nhân nên cũng khuyến khích dùng. Như thế sẽ rất nguy hiểm. Bệnh nhân cần phải tỉnh táo và biết lựa chọn sản phẩm hợp với căn bệnh của mình. Hơn nữa phải xem sản phẩm đó có đảm bảo chất lượng, có chứng nhận khoa học không, được đánh giá tiêu chuẩn tại Cục An toàn thực phẩm.... Ngoài ra bệnh nhân cũng nên nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia để xem thực hư sản phẩm thế nào.
Xin cám ơn PGS.TS Trần Đáng!