Dùng thế nào để thực phẩm chức năng không gây hại?

Tuy không được coi là thuốc nhưng thực phẩm chức năng cũng có khả nảng gây các phản ứng dị ứng. Lạm dụng có thể làm rối loạn quá trình đồng hoá trao đổi chất do cơ thể nhận dư thừa chất bổ, chất dinh dưỡng.
Ở Việt Nam thực phẩm chức năng tuy mới xuất hiện gần đây trong sự đón nhận dè dặt của dân chúng nhưng nó cũng đã lan dần như một làn sóng ngầm rộng khắp. Tâm lý đám đông của người Việt cũng làm cho Việt Nam trở thành "miền đất hứa" cho kiểu bán hàng đa cấp.
Những vấn nạn về xã hội và môi trường, ám ảnh về vệ sinh an toàn thực phẩm và nỗi lo về sức khoẻ bệnh tật khiến cho thực phẩm chức năng trở thành niềm hy vọng, là cứu cánh cho mỗi người và mỗi gia đình. Tuy nhiên, cần có sự hiểu biết đúng đắn về thực phẩm chức năng để có thái độ hành xử đúng đắn, không bài xích và cũng không mê muội.
Bên cạnh nhiều lợi ích thì thực phẩm chức năng cũng có nhiều tác hại. Ảnh minh họa: worldhealth
Bên cạnh nhiều lợi ích thì thực phẩm chức năng cũng có nhiều tác hại. Ảnh minh họa: worldhealth 
Theo định nghĩa của Bộ Y tế, thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng những cơ quan bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ gây bệnh.
Bản thân thực phẩm thiên nhiên đã cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và những chất có lợi cho chức năng cơ thể, phòng ngừa bệnh tật, thậm chí có khả năng chữa bệnh. Đây là kiến thức mà từ xa xưa loài người đã biết. Tuy nhiên, do nhiều lý do như tập tục thói quen, khẩu vị, môi trường sống, khả năng kinh tế, con người không biết hoặc không có điều kiện để ăn uống một cách đầy đủ và cân đối nguồn thực phẩm thiên nhiên. Vì vậy việc bổ sung đúng cách các chất còn thiếu để chế độ dinh dưỡng trở nên đầy đủ và cân bằng là rất cần thiết.
Lợi ích của thực phẩm chức năng
- Bổ sung nhanh chóng chất dinh dưỡng và các chất có tác dụng chức năng mà cơ thể không được cung cấp đầy đủ trong chế độ ăn uống hàng ngày.
- Có thể tạm thời thay thế bữa ăn khi không có điều kiện ăn uống bình thường (như khi ở môi trường thiếu thốn thực phẩm hoặc không thể ăn được vì lý do bênh tật).
- Các chế phẩm đều ở dạng tinh chế rất tiện lợi, dễ sử dụng và bảo quản.
- Có nhiều sản phẩm để chọn lựa phù hợp với tình trạng cơ thể từng người.
- Mua và dùng dễ dàng không cần phải có thầy thuốc khám bệnh kê toa.
- Khi sử dụng thực phẩm chức năng, người sử dụng sẽ có ý thức chăm lo cho sức khoẻ, thay đổi thói quen để có chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh có lợi cho sức khoẻ hơn.
- Nguồn cung cấp dồi dào thường xuyên, mạng lưới rộng khắp.
- Người dùng được khuyến khích dùng theo kiểu bán hàng đa cấp, mua càng nhiều càng rẻ và được hưởng tiền chiết khấu nếu giới thiệu thêm được khách hàng nên có thể kiếm thêm thu nhập.  
Một số mặt hại
- Các cơ quan quản lý về y tế và sức khoẻ trên thế giới cũng như Việt Nam đã có những quy định về việc quản lý chất lượng thực phẩm chức năng và ngăn cấm những quảng cáo quá mức, sai sự thật. Các sản phẩm thực phẩm chức năng với những lời ca ngợi có cánh, kiểu giới thiệu lập lờ khiến người tiêu dùng khó có thể có sự chọn lựa đúng đắn cho mình. 
- Cách cung cấp kiểu bán hàng đa cấp với mục đích lôi kéo người mua bằng mọi giá để kiếm lợi dễ mang đến những thông tin thiếu chính xác và ngộ nhận. Nhất là với những "tiếp thị viên" không có kiến thức y học, thậm chí thiếu kiến thức văn hoá thông thường thì sự truyền đạt giới thiệu dễ thiên lệch và sai sót. 
- Những hiểu biết không đúng đắn có thể khiến người dùng thực phẩm chức năng bỏ quên bữa ăn thông thường, lấy thực phẩm chức năng thay thế cho nguồn dinh dưỡng từ những thực phẩm tự nhiên. Nghĩa là dẫn từ chế độ ăn chưa hợp lý một cách vô tình đến chế độ ăn mất cân đối một cách chủ ý.
- Sự nguy hại còn lớn hơn nếu người tiêu dùng lấy thực phẩm chức năng thay thế thuốc chữa bệnh. Sự ngộ nhận này có nguyên nhân từ những quảng cáo thổi phồng quá mức và những chế phẩm thực phẩm chức năng được sản xuất và đóng gói tương tự như các dược phẩm. Mặc dù Bộ Y tế đã cấm kê toa và cấm quảng cáo sử dụng thực phẩm chức năng thay thuốc điều trị nhưng việc loại trừ hết những sai sót này là hết sức khó khăn.
- Mặt khác nếu hiểu thực phẩm chức năng là vô hại rồi dùng quá nhiều, dùng kéo dài liên tục nhiều tháng nhiều năm thì ngoài việc tốn kém tiền bạc còn mang lại nhiều tác hại không nhỏ. Tác hại trước hết là làm rối loạn quá trình đồng hoá trao đổi chất trong cơ thể do liên tục phải tiếp nhận dư thừa nhiều loại chất bổ và chất dinh dưỡng. Năng lượng dư thừa được kết hợp với các chất dư thừa khác để dự trữ trong cơ thể làm mỡ máu tăng cao và mô mỡ dự trữ cũng phì đại, đường huyết tăng và các sản phẩm oxy hoá cũng tăng theo, gây tác hại đến nhiều cơ quan bộ phận, đẩy nhanh quá trình lão hoá của cơ thể.
- Tuy không được coi là thuốc nhưng thực phẩm chức năng cũng có khả nảng gây các phản ứng dị ứng cho người dùng từ nhẹ đến nặng, thậm chí gây sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng.
- Quá mê tín thực phẩm chức năng mà coi nhẹ việc thay đổi thói quen ăn uống, cải thiện điều kiện sống và lối sống thì không những không ngăn ngừa được nguy cơ bệnh tật mà cũng không thể duy trì được tình trạng sức khoẻ cần thiết cho một cuộc sống bình thường.
Thực phẩm chức năng dù tốt đến đâu cũng chỉ là một trong những nguồn bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể. Nó không thể thay thế được những nguồn dinh dưỡng tự nhiên. Muốn khoẻ mạnh phải có những giải pháp đồng bộ và toàn diện. Phải duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, xây dựng một lối sống lành mạnh khoa học để đạt tới một thể chất luôn luôn sung mãn và một trạng thái tinh thần luôn thanh thản và lạc quan. Luôn luôn phải như vậy để chủ động bảo vệ sức khoẻ bản thân và không bị tốn tiền vô ích vì thiếu hiểu biết.
Bác sĩ Cao Ngọc Bích

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.