Chống lạm thu đầu năm học: Tăng cường trách nhiệm của đại diện phụ huynh học sinh

Đừng để việc học của con trẻ bị hoen ố vì các khoản lạm thu. Ảnh minh họa.
Đừng để việc học của con trẻ bị hoen ố vì các khoản lạm thu. Ảnh minh họa.
(PLO) - Khi tiếng trống khai giảng vang lên cùng sự háo hức của con trẻ bước vào một năm học mới thì cũng là lúc phụ huynh lại “vật lộn” với những khoản thu… không thể đừng đầu năm học. 

Phải “tự nguyện” nộp các khoản tự nguyện!

Đó là tình trạng chung của rất nhiều phụ huynh mỗi đầu năm học và khiến câu chuyện về lạm thu đầu năm chưa bao giờ cũ vì các cơ quan chức năng thiếu quyết liệt, không có được giải pháp xử lý triệt để vấn nạn này và nhất là chưa có cá nhân nào bị xử lý vì liên quan đến việc lạm thu đầu năm học. 

Theo quy định, các khoản thu năm học 2016-2017 gồm: các khoản thu bắt buộc (thường bao gồm là học phí năm học 2016-2017 và bảo hiểm y tế) và các khoản thu thỏa thuận (do Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường, kêu gọi, vận động, thực hiện thu). Phản ánh của nhiều phụ huynh cho thấy, dự kiến, trong năm học mới, tình trạng các khoản thu phi lý sẽ vẫn tiếp diễn, như khoản “lắp điều hòa”, trang bị máy chiếu… đối với học sinh lớp 1 hay lớp 6 dù trước đó phòng học nào trong trường cũng đã có điều hòa, máy chiếu… và học sinh lớp 1, lớp 6 đều đã phải đóng khoản “xây dựng cơ sở vật chất” do năm đầu tiên vào học tại trường.

Các khoản thu tự nguyện, thỏa thuận sẽ do các trường căn cứ vào quy định chung và yêu cầu hoạt động để đưa ra như hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất, bảo vệ, vệ sinh; các khoản ủng hộ; bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục - thể thao, rèn kỹ năng sống... Về nguyên tắc, các khoản thu tự nguyện là để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh trong điều kiện ngân sách ở các địa phương và ngành giáo dục còn hạn hẹp, cần có sự “chia sẻ” giữa gia đình và nhà trường. Song vấn đề khiến phụ huynh bức xúc là dù mang tính “tự nguyện” song khó ai có thể từ chối đóng góp khi nhà trường hay Ban đại diện cha mẹ học sinh thông báo vì tâm lý “muốn sang thì bắc cầu Kiều”. 

Ngay tại Hội nghị triển khai công tác thanh tra của các sở GD&ĐT trên cả nước diễn ra cuối tháng 8 vừa qua, ông Hoàng Cơ Chính, Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT TP Hà Nội thừa nhận, một số trường được thanh tra chưa thực hiện đúng hướng dẫn về huy động các khoản đóng góp tự nguyện, đã để xảy ra việc Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp thu các khoản đóng góp tự nguyện theo hình thức bổ đầu và thu trái quy định. Bà Bùi Thị Thu, Phó Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT Nam Định cũng cho biết, tại địa phương vẫn còn tình trạng cơ sở giáo dục chưa phổ biến rộng rãi để phụ huynh phân biệt được các khoản thu theo quy định và thu tự nguyện, chưa nhận thức đầy đủ về việc vận động đóng góp,…

Do đó, năm học 2015-2016, tình trạng lạm thu ở các trường vẫn diễn ra với tận 15 đến 21 khoản thu và có nhiều khoản không hợp lý. Các khoản thu đầu năm không chỉ là gánh nặng tài chính cho các gia đình, nhất là những gia đình ở vùng nông thôn, khó khăn, mà còn gây bức xúc vì phụ huynh buộc phải “tự nguyện” đóng góp những khoản thu “trời ơi”, không phục vụ trực tiếp cho việc học tập của con em tại trường. Thực tế, các cơ quan quản lý đã quy định cụ thể các khoản, các mức đóng góp nhưng các trường vẫn “vận dụng” chính sách xã hội hóa giáo dục thành các hình thức thu thỏa thuận, thu tự nguyện, do Ban đại diện cha mẹ học sinh đứng ra tổ chức vận động thu. Nhìn ở góc độ này, Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng đang “tiếp tay” cho tình trạng lạm thu ở các trường âm thầm phát triển nên dù bức xúc với nhiều khoản thu đầu năm, đa số phụ huynh cũng không phản ánh hay yêu cầu Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường đấu tranh, giải quyết.

Tình trạng lạm thu vẫn tiếp tục diễn ra đầu năm học này.
Tình trạng lạm thu vẫn tiếp tục diễn ra đầu năm học này.

Thu tự nguyện cũng chỉ để phục vụ việc dạy và học

Để tránh tình trạng lạm thu ở các trường vào mỗi dịp đầu năm học, theo ý kiến của nhiều phụ huynh, các trường cần công khai các khoản thu ngay từ đầu năm học mới, không nên thu nhiều khoản cùng một lúc. Các khoản thu tự nguyện phục vụ trực tiếp cho học sinh học tập, sinh hoạt của học sinh cần được thảo luận công khai, lấy ý kiến rộng rãi của phụ huynh toàn trường, tránh dựa vào ý kiến thiểu số của một bộ phận phụ huynh để quyết định, không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh chung của gia đình các học sinh, gây bức xúc và tạo gánh nặng cho nhiều gia đình. Đồng thời nhà trường phải công khai mức thu, chi bảo đảm đúng quy định.

Đặc biệt, đại diện Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng cho rằng, công tác thanh, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định về thu, chi đầu năm học cũng cần được các địa phương, nhất là ngành GD&ĐT thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, sát sao, không thể “cả nể, cảm thông với khó khăn của nhà trường” mà lờ đi các khoản thu quá mức. Cùng với đó, tăng cường xã hội hóa các hoạt động đầu tư, GD&ĐT ngay tại các trường công lập từ sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp cũng được nhắc đến nhiều như giải pháp hữu hiệu chống lạm thu ở các trường dưới danh nghĩa “đầu tư cơ sở vật chất” cho việc dạy và học.

Ngoài ra, đẩy mạnh hoạt động của Ban đại diện phụ huynh là giải pháp được nhiều phụ huynh đánh giá là trọng tâm để “xử lý dứt điểm tình trạng lạm thu tại các trường đầu năm học”. Theo quan điểm của đại diện Sở GD&ĐT TP Hà Nội, Ban đại diện cha mẹ học sinh cần phải tham gia sâu vào công tác giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh, chăm lo, tìm hiểu, giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cùng Ban Giám hiệu nhà trường thống nhất các khoản thu hợp lý, đúng quy định, phù hợp với điều kiện, khả năng chi trả chung của phụ huynh toàn trường. Các khoản thu thỏa thuận phải để phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy và học của giáo viên, học sinh trong trường, không để “biến tấu” thành các khoản khác. Có như vậy, các khoản thu tự nguyện mới thực sự được phụ huynh tự nguyện thực hiện mà không có sự ấm ức, khó chịu. 

Trước vấn đề về chống lạm thu đầu năm học, nhiều lãnh đạo nhà trường và phụ huynh cùng nhấn mạnh đến yếu tố công khai, minh bạch, dân chủ trong các khoản thu, chi tự nguyện như kinh nghiệm của TP Đà Nẵng đã xây dựng quy định chặt chẽ về các khoản phí phải đóng vào đầu năm học, yêu cầu các trường công khai thu, chi và không thu thêm các khoản bên ngoài. Về việc vận động, quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, TP Đà Nẵng cũng có văn bản quy định mức đóng cụ thể cho từng cấp học. Khoản thu này đều phải dựa trên tinh thần tự nguyện và không được vượt mức quy định của TP. 

Và để hạn chế thu các khoản đóng góp tự nguyện, Nhà nước cần đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục đáp ứng nhu cầu dạy và học cho giáo viên, học sinh. Nghiêm túc ngăn chặn tình trạng lạm thu ở các trường, Sở GD&ĐT TP Hà Nội đã chỉ đạo các phòng GD&ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các ban ngành liên quan, chính quyền địa phương để triển khai thanh kiểm tra các khoản thu chi ngoài học phí đầu năm, phát hiện các khoản thu không đúng quy định. Nếu đã thu phải trả lại cho phụ huynh. 

Ngay trong tháng 8, Sở đã có văn bản hướng dẫn về việc tăng cường quản lý công tác thu chi học phí và các khoản thu khác gửi tới các đơn vị trực thuộc và các phòng giáo dục để thực hiện đúng chỉ đạo của UBND TP và đăng công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và cùng giám sát việc thực hiện, tránh tình trạng thu nhiều, thu sai. Sở GD&ĐT Hà Nội cũng công bố số điện thoại đường dây nóng 01695122753 để nhân dân phản ánh các hiện tượng thu chi không đúng quy định tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Ngoài ra, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng yêu cầu, ngoài các khoản thu theo quy định, nhà trường không được thực hiện hoặc đề nghị Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện các khoản thu khác từ phụ huynh - học sinh dưới bất kỳ hình thức nào, không tùy tiện lập các quỹ hoặc để Ban đại diện cha mẹ học sinh lập quỹ ép buộc học sinh đóng góp dưới danh nghĩa đóng góp tự nguyện.

Ban đại diện cha mẹ học sinh không được vận động quyên góp cha mẹ học sinh hoặc người học các khoản sau: Bảo vệ cơ sở vật chất, bảo đảm an ninh nhà trường; Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; Mua sắm máy móc, trang thiết bị đồ dùng dạy học cho nhà trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Tại Thanh Hóa, để chấn chỉnh hoạt động thu, chi đầu năm học 2016-2017, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã ban hành công văn 1524/SGDĐT-KHTC về việc hướng dẫn thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách trong các đơn vị, trường học năm học 2016-2017, chỉ đạo các đơn vị, trường học trên địa bàn tuyệt đối không được thu tiền đóng góp của phụ huynh học sinh để phục vụ chi thường xuyên mà ngân sách nhà nước đã bố trí theo quy định... Phòng GD&ĐT chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về thực hiện các khoản thu ngoài ngân sách của các trường học trực thuộc, giải quyết đơn thư khiếu kiện, phản ánh, tố cáo của công dân, kiến nghị xử lý nghiêm túc các sai phạm. Các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh phải báo cáo Sở GD&ĐT trước khi triển khai thực hiện việc huy động xã hội hóa và chịu trách nhiệm trước Sở GD&ĐT về thực hiện các khoản thu, chi…

Nhưng trên hết vẫn là trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý thu, chi tại các cơ sở giáo dục, nhất là các khoản thu, chi tự nguyện, thỏa thuận bởi dù có bao nhiêu văn bản nhưng các trường không thực hiện, không có cá nhân nào bị xử lý thì chống lạm thu đầu năm học vẫn sẽ là câu chuyện dài mà thiệt thòi chỉ dành cho phụ huynh học sinh.

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.