Chàng trai người Hàn mê say gia phả dòng họ Việt Nam

Jo Ho-Yeon cùng với người dòng họ Hà tại Hà Tĩnh. (Ảnh: Tuấn Ngọc).
Jo Ho-Yeon cùng với người dòng họ Hà tại Hà Tĩnh. (Ảnh: Tuấn Ngọc).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Jo Ho-Yeon - một chàng trai người Hàn Quốc đến Việt Nam không phải để đóng phim hay ca hát… mà chọn một công việc âm thầm. Đó là tìm hiểu các dòng họ qua gia phả, cũng như tập tục của người Việt. Phóng viên đã có cuộc trao đổi lý thú với chàng trai trẻ này.

Gia phả Việt Nam cho tôi biết nhiều điều lý thú

Jo Ho-yeon theo học tại Nhật Bản, nhưng lại chọn Việt Nam để làm tiến sĩ. Lý do gì mà anh sang Việt Nam để làm tiến sĩ về gia phả dòng họ và tìm hiểu văn hóa, phong tục người Việt?

- Theo Global Gender Gap Report 2023 về vị trí của phụ nữ của mỗi nước, Việt Nam đứng thứ 72, trong khi Hàn Quốc xếp thứ 105, còn Trung Quốc xếp thứ 107 và Nhật Bản xếp thứ 125.

Việt Nam được đánh giá cao nhất trong số các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Tôi cho rằng kết quả này gắn liền với văn hóa “truyền thống” của Việt Nam, tôi bắt đầu nghiên cứu gia phả.

Việt Nam và Hàn Quốc tương tự nhau ở điểm tiếp giáp với Trung Quốc về mặt địa lý. Hơn nữa, cho đến thời đại Cao Ly (Goryeo) và đầu triều đại Triều Tiên, xã hội Hàn Quốc có chế độ gia đình hai bên (bilateral kinship), tức là không phân biệt phụ hệ và mẫu hệ. Rất giống với xã hội Việt Nam.

Tuy nhiên, sau thế kỷ 17, xã hội Hàn Quốc đã thay đổi đáng kể dưới ảnh hưởng của Lý học của nho giáo. Ví dụ, Con gái trở nên khó khăn trong việc thừa kế tài sản và cũng không thể thừa kế tế lễ. Hay là sau khi kết hôn, con gái không thể giữ mối quan hệ với gia đình của mình. Tất nhiên, sự thay đổi này là sự thay đổi của tầng lớp thống trị được gọi là “Lưỡng ban”.

Nhưng từ thế kỷ 19, nó đã trở thành một truyền thống và vẫn đang ảnh hưởng đến người Hàn Quốc. Việt Nam cũng có những thay đổi tương tự. Nhưng khi nghiên cứu gia phả Việt Nam, tôi có thể thấy phụ nữ thừa kế tài sản và thờ cúng tổ tiên. Đối với con rể, gia đình vợ rất quan trọng. Ví dụ, con rể cũng tham gia thờ cúng trong gia đình vợ, có can dự vào việc cải trang của nhạc gia, thậm chí còn đổi họ thành họ của vợ hoặc nhà ngoại.

Theo nghiên cứu về pháp luật của nhà Lê (chẳng hạn như Quốc triều hình luật và Hồng Đức thiện chính thư) bởi TS. Yu In-sun (nguyên Giáo sư Trường Đại học Seoul) trong xã hội Việt Nam trước đây, vị trí của phụ nữ tương đối cao, so với Trung Quốc. Như bạn đã biết, đôi khi luật pháp và thực tế có những lúc khác nhau. Nên tôi đang làm sáng tỏ vị trí của phụ nữ trong cuộc sống và phong tục thực tế bằng phân tích gia phả.

Tác phẩm

Jo Ho-yeon, 2021, “Nghiên cứu những gia phả Việt Nam của thời kỳ Gia Long - Minh Mạng (1802 - 1840) (tiếng Hàn)”, Daedong Munhwa Yeon Gu (Study of Eastern Culture), 113, tr. 541 - 596.

Jo Ho-yeon, 2022, “Tư tưởng phong thủy trong gia phả Việt Nam thế kỷ 19: Đoàn tộc phả của họ Đoàn, thôn Chu Xá, huyện Thanh Oai, gần Hà Nội (tiếng Nhật)”, The Toyo-gakuho (reports of the Oriental Society), 103(4), tr. 63 - 94.

Jo Ho-yeon, 2023, “Nghiên cứu “Câu chuyện Thái tử An Nam bị sa thải ở đảo Jeju” trong sự kiện người dân đảo Jeju trôi nổi An Nam năm 1877 (tiếng Nhật)”, Chosen gakuho (Journal of the Academic Association of Koreanology in Japan), 261, tr. 49 - 87.

Jo Ho-Yeon・Ueda Shinya・Momoki Shiro. (2023.03.13). “Tư liệu làng xã với gia đình và Nho giáo ở Việt Nam trong giai đoạn so kỳ cận đại”, Tư liệu Nho giáo Đông Á và văn bia Việt Nam: Tiếp cận liên ngành [hội thảo], Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Dự án Vietnamica, Đại học Việt Nhật, Dự án Nhật Bản về Gia đinh Đông Á, Hà Nội.

Và khi sang Việt Nam rồi đi thực địa, khám phá, anh phát hiện điều lý thú gì từ gia phả dòng họ và mở ra cho anh điều gì mới mẻ từ các dòng họ Việt Nam?

- Gia phả Việt Nam thực sự có hình thức đa dạng và nội dung phong phú. Ví dụ như gần đây tôi đã thấy gia phả ghi lại cuộc tranh cãi giữa anh em xung quanh tài sản hoặc tế lễ. Thỉnh thoảng cũng xuất hiện nội dung liên quan đến cờ bạc và rượu.

Nội dung này làm tăng độ tin cậy của gia phả. Hơn nữa, trong gia phả viết, dòng họ này vốn có truyền thống làm nông hoặc buôn bán, nên khi có một người đỗ đạt, người viết của gia phả rất tự hào. Tôi thấy những chuyện như này rất hấp dẫn.

Văn hóa truyền thống ở Hàn Quốc đang bị lãng quên vì sự đô thị hóa. Gia phả và tài liệu được lưu giữ trong nhà từ đời này sang đời khác đang biến mất. Chính vì vậy mà người Hàn Quốc muốn gửi tài liệu trong nhà cho viện nghiên cứu hay viện bảo tàng để bảo quản. Điều làm tôi ngạc nhiên là người Việt coi trọng gia phả trong nhà và vẫn quản lý cho đến tận bây giờ.

Cuối cùng, khi đi thăm dòng họ địa phương, tôi đã cảm động trước sự thân thiện của ông bà xem tài liệu cho tôi người nước ngoài. Tôi rất vui vì được tìm và sắp xếp tư liệu chưa được giới thiệu đến thế giới, mỗi lần gặp tư liệu tôi đều hồi hộp.

Tôi muốn mang văn hóa Việt Nam đến Hàn Quốc

Khi khám phá các dòng họ, anh có một sự so sánh các dòng họ Việt với Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản?

- Vẫn chưa có so sánh cụ thể. Bởi để so sánh thì phải biết chính xác tất cả mọi thứ ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam. Hiện nay, để nghiên cứu so sánh trong tương lai, đây là giai đoạn giới thiệu ví dụ của Việt Nam đến Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tôi quan tâm không chỉ đến chế độ gia đình mà còn đến cấu trúc và điều hành làng quê. Nếu tổng hợp tài liệu làng xã (địa bộ, hương ước...) và gia phả trong dòng họ, chúng ta có thể biết được những sự thật về làng xã.

Cuối cùng, có thể so sánh với các dòng họ và làng xã ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, đặc trưng của Việt Nam còn nổi bật hơn. Gần đây, một nghiên cứu so sánh hương ước và tục lệ của làng xã Việt Nam và Hàn Quốc đã được xuất bản tại Việt Nam. Tôi cũng muốn giới thiệu nghiên cứu so sánh ở Hàn Quốc.

Dòng họ nào ở Việt Nam khiến cho anh thấy độc đáo cũng như đóng góp trong sự phát triển của lịch sử Việt Nam?

- Trong quá trình học thạc sĩ, tôi tình cờ gặp được gia phả của họ Đoàn. Tôi đã xem tài liệu này trên các trang web do Thư viện Quốc gia Việt Nam và Hội Bảo tồn di sản chữ nôm Nôm cung cấp miễn phí. Và tôi ấn tượng sâu sắc với lịch sử của họ Đoàn: Thủy tổ của họ Đoàn là một nông dân vô danh, thậm chí không thể biết được thời gian ông ấy sinh ra. Tuy nhiên, hậu duệ của ông đã hoạt động tích cực với tư cách là quan viên, quan lại và nữ quan trong chính quyền Lê - Trịnh. Và dưới triều nhà Nguyễn, họ Đoàn đã đào tạo ra những người đỗ cao trong quá khứ: đại diện là cụ Đoàn Trọng Huyên và cụ Đoàn Triển (giữa cha và con). Cụ Đoàn Triển từng là Tổng đốc tỉnh Nam Định, hoạt động đa dạng, đặc biệt chính sách giáo dục, đến nay vẫn được tôn trọng.

Sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ ở Việt Nam, anh sẽ làm gì để phát triển, truyền bá kiến thức mình đã có được khi ở Việt Nam?

- Trong luận án tiến sĩ, tôi sẽ viết về gia phả đã thu thập ở Đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, gần đây khi tham gia một hội thảo khoa học ở Huế, tôi nhận ra rằng trong làng gần Huế có rất nhiều tài liệu lưu trữ bao gồm cả gia phả. Ngoài ra, với sự giúp đỡ của nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam và Nhật Bản, tôi đã có thể đến Lạng Sơn và Hà Tĩnh. Giống như hình thức và nội dung của gia phả khác nhau tùy theo dòng họ, hương ước và tục lệ cũng khác nhau tùy theo làng.

Ngoài ra, Việt Nam có nhiều dân tộc thiểu số khác nhau, không giống như Hàn Quốc hay Nhật Bản. Tôi muốn nghiên cứu làng và khu vực đa dạng. Tôi sẽ làm giáo viên ở Hàn Quốc và truyền dạy lại kiến thức tôi đã khám phá được ở Việt Nam.

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang phát triển từng ngày, nhưng vẫn còn quá nhiều điều chưa biết về nhau. Tôi hy vọng nghiên cứu của tôi sẽ giúp ích cho việc hiểu nhau.

Ngoài nghiên cứu lịch sử, văn hóa, phong tục, Việt Nam có thêm điều gì nữa khiến hấp dẫn anh?

- Quả nhiên là món ăn Việt Nam. Được nếm thử nhiều món ăn đa dạng ở Hà Nội thật là tuyệt. Hơn nữa việc ăn món đặc sản địa phương cũng khiến tâm trạng rất vui. Bún hến mà tôi đã ăn khi đi Huế thật sự rất ngon. Vốn dĩ tôi thích bún chả nhất, nhưng dạo này lại đang ghiền xôi. Tôi nghe nói gần đây ở Hàn Quốc cũng có cửa hàng bánh xèo. Sau này nếu có thể thưởng thức nhiều món ăn Việt Nam đa dạng ở Hàn Quốc thì tôi sẽ càng vui hơn.

Cảm ơn anh và chúc anh thành công!

Chàng trai người Hàn mê say gia phả dòng họ Việt Nam ảnh 1

Anh có thể nói qua một chút về mình, từ con người, sở thích, lối sống?

Tôi là người Hàn Quốc (Jo Ho-Yeon, SN 1991) nhưng là nghiên cứu sinh tiến sĩ của Trường Đại học Osaka, tại Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Soongsil tại Hàn Quốc năm 2017, tôi đã quyết định du học ở Nhật Bản để học lịch sử Việt Nam. Giáo sư hướng dẫn của tôi là GS.TS. Momoki Shiro - hiện chuyên gia JICA ở Trường Đại học Việt Nhật. Từ năm 2017, tôi đã và đang học hỏi được rất nhiều từ giáo sư. Từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 9 năm 2023, tôi có là Viện nghiên cứu đặc biệt (Research Fellowship for Young Scientists) của Hội chấn hưng học thuật Nhật Bản (Japan Society for the Promotion of Science).

Bây giờ, tôi là học viên tiếng Việt tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nội). Từ năm nay, tôi đang học tiếng Việt, đọc gia phả của Viện Nghiên cứu Hán Nôm và thỉnh thoảng đi thăm nông thôn.

Lần đầu tiên đi xe máy ở Việt Nam, đó là một trải nghiệm mới. Một ước mơ hiện tại của tôi là đi phượt Hà Nội đến TP HCM thông qua quốc lộ 1A, trước khi trở về sau khi kết thúc cuộc điều tra. Có rất nhiều nơi tôi muốn đi: Đà Lạt, Nha Trang, Hà Tiên và Đường Hồ Chí Minh…

Đọc thêm

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản.