Cần mạnh tay hơn nữa với tội phạm tham nhũng

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Trong vài năm gần đây, hàng loạt vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng được dư luận xã hội quan tâm về tham nhũng đã được đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh. Tuy nhiên, thực trạng “đầu voi, đuôi chuột” trong xử lý các vụ án tham nhũng vẫn còn tồn tại, gây không ít bức xúc.
Nhiều án tử cũng chưa đủ cảnh tỉnh
Có thể kể ra các vụ án điển hình đã được kịp thời điều tra, truy tố, xét xử: Vụ án Dương Chí  Dũng – cựu Chủ tịch HĐQT TCty Hàng hải Việt Nam và các đồng phạm phạm tội “Tham ô” và “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; vụ án Vũ Việt Hùng, nguyên Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh khu vực Đắk Lắk - Đắk Nông cùng các đồng phạm phạm tội “Nhận hối lộ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; vụ án Huỳnh Thị Huyền Như cùng các đồng phạm phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”; vụ án Nguyễn Đức Kiên cùng các bị cáo khác phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Trốn thuế”, “Kinh doanh trái phép”... 
Một số bị cáo trong các vụ án trên phải nhận mức án tử hình tại phiên xử phúc thẩm như Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Vũ Việt Hùng. Ngoài mức án cao nhất này, các bị cáo còn bị phạt tiền đích đáng. Theo đó, hai bị cáo Dũng, Phúc mỗi người bị buộc nộp 110 tỷ đồng tiền bồi thường; bị cáo Hùng bị tuyên phạt 10 tỷ đồng sung công quỹ nhà nước, tịch thu 5 căn nhà và đất đứng tên Vũ Việt Hùng tại TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), TP.Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) , TP.Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) và TP.Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, số tiền phải nộp lại thường quá nhỏ với số tiền do phạm tội mà có và những bản án tử hình dường như chưa đủ sức khiến tội phạm run sợ. Chỉ không lâu sau, một vụ án đình đám lại được phanh phui, chính là “đại án” tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank). 
Cuối năm 2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT OceanBank để điều tra về hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng theo Điều 179 BLHS. 
Căn cứ tài liệu điều tra thu thập được, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 165 BLHS; lần lượt ra Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can đối với Nguyễn Minh Thu - Ủy viên HĐQT, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng Giám đốc OceanBank; Nguyễn Văn Hoàn – nguyên Phó Tổng Giám đốc, thành viên Hội đồng Tín dụng OceanBank,  Nguyễn Xuân Thắng - Phó Giám đốc Khối khách hàng lớn và Đối tác chiến lược OceanBank.
Cần siết chặt hơn nữa hành vi tham nhũng
Có thể thấy, mặc dù Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn này nhưng tình hình tham nhũng ở Việt Nam chưa có dấu hiệu giảm. Đáng quan ngại hơn, số tiền, tài sản sai phạm phát hiện rất lớn thì kiến nghị thu hồi của các cơ quan chức năng chỉ trên 30%, số thu hồi được trên thực tế còn thấp hơn nữa. Bản án của Tòa chưa thật sự quan tâm đến vấn đề thu hồi tài sản do phạm tội tham nhũng mà có. “Điều này đã và đang tạo nên một tâm lý chấp nhận phạm tội, chấp nhận đi tù để có được tài sản” – một kiểm sát viên VKSNDTC chua xót nhìn nhận.
Ông Đỗ Văn Đương - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trong bài phát biểu tại nghị trường đã chỉ ra hàng loạt hạn chế, yếu kém khác như có những trường hợp khi khởi tố, điều tra thì vụ án được xác định thuộc loại tội phạm về tham nhũng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, chiếm đoạt và gây thiệt hại tài sản đặc biệt lớn, nhưng khi kết thúc điều tra đề nghị truy tố lại chỉ là tội ít nghiêm trọng với tội danh nhẹ hoặc chuyển tội danh khác không phải là tội phạm về tham nhũng, không xác định có tham ô, chiếm đoạt tài sản; việc xét xử các bị cáo về tham nhũng có biểu hiện chưa nghiêm minh, hình phạt nhẹ, số bị cáo được hưởng án treo chiếm tỷ lệ cao (khoảng 40-45%)…
Không những thế, việc phát hiện các hành vi tham nhũng, vi phạm kinh tế lại chủ yếu qua thanh tra, kiểm tra từ bên ngoài, qua đơn tố giác của công dân, phản ánh của báo chí, còn các cơ quan nhà nước hầu như rất ít, thậm chí không tự phát hiện hành vi tham nhũng nào.
Bởi vậy, nhiều ý kiến không những không tán thành bỏ án tử hình đối với tội phạm tham nhũng mà còn kiến nghị hàng loạt giải pháp nhằm mạnh tay hơn nữa trong xử lý loại tội phạm này. Có ý kiến đề xuất nghiên cứu sửa đổi, bổ sung BLHS theo hướng mở rộng phạm vi chủ thể của tội phạm tham nhũng không chỉ là công chức nhà nước mà cả đối với các công chức nước ngoài và tổ chức quốc tế công; mở rộng phạm vi các tội phạm tham nhũng sang khu vực tư nhân, đặc biệt là các hành vi hối lộ và biển thủ tài sản trong khu vực tư; xem xét hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính... 
Ông Nguyễn Thanh Tân (Bộ Công an) đề nghị nên hình sự hóa hành vi tham nhũng các giá trị phi vật chất. “Việc bỏ lọt hành vi đưa và nhận hối lộ các giá trị phi vật chất không có lợi cho cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta hiện nay, ảnh hưởng đến tính tích cực của quần chúng nhân dân trong chống tham nhũng” - ông Tân nhấn mạnh./.

Tin cùng chuyên mục

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Đọc thêm

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.