Cán bộ chứng thực mướt mải lo giấy tờ thật, giả

Tiếp dân làm thủ tục hành chính. Ảnh: Phạm Diệu
Tiếp dân làm thủ tục hành chính. Ảnh: Phạm Diệu
(PLO) - Nhiều bản chính giấy tờ người dân đem đến yêu cầu chứng thực do quá mờ, hoặc bị nghi là giả mạo nên cán bộ tiếp nhận hồ sơ đã từ chối. Tuy nhiên, việc này nảy sinh nhiều hệ lụy khi chính bản thân cán bộ chứng thực cũng không rõ mình từ chối đúng hay sai…
Bị đe dọa vì… từ chối đúng luật
Vừa qua, báo chí đồng loạt đăng tải một vụ việc hy hữu gây chấn động dư luận xuất phát từ một yêu cầu chứng thực của dân. Theo thông tin ban đầu, chiều 25/9, Nguyễn Văn Trường (sinh năm 1987, ngụ phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, TP.HCM) đến UBND quận Tân Phú để chứng thực giấy tờ. 
Tuy nhiên, khi cán bộ thông báo bản chính của Trường không rõ, không thể chứng thực được thì Trường cho rằng cán bộ làm khó mình nên đã gọi điện cho Nguyễn Ngọc Thông (sinh năm 1971, ngụ phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM) đến hỗ trợ. Tại UBND quận, sau khi nghe Trường trình bày sự việc, Thông bất ngờ rút trong người ra khẩu súng hăm dọa cán bộ UBND quận khiến nhiều người dân và cán bộ, nhân viên hoảng loạn bỏ chạy. Hai đối tượng sau đó đã bị lực lượng Công an khống chế, tạm giữ để điều tra làm rõ theo thẩm quyền.
Đây là một vụ việc hy hữu vì tính chất nghiêm trọng của nó. Tuy nhiên, với các cán bộ chứng thực tại UBND cấp xã, phường và cấp quận thì việc từ chối chứng thực lại là chuyện…thường ngày. Theo quy định tại Nghị định 79/CP của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký  thì người thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính không được thực hiện chứng thực khi bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc giả mạo; bản chính đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc đã bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung; bản chính không được phép phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật; đơn, thư và các giấy tờ do cá nhân tự lập không có chứng nhận, chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; các giấy tờ, văn bản khác mà pháp luật quy định không được sao.
Quy định như vậy nhưng thực tế việc xác định bản chính nào không được sao đối với cán bộ cơ sở là cả một vấn đề nan giải. Chủ tịch UBND xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, Hà Nội Phùng Trần Anh phản ánh, có trường hợp công dân đến chứng thực nhưng bản chính quá mờ. Cá biệt có trường hợp bản chính là bản giả, cán bộ tư pháp làm công tác chứng thực đã phát hiện được do biết rõ công dân đó không đi học nhưng lại có bằng đại học nên từ chối không làm. 
Tuy nhiên, theo ông Trần Anh, không phải trường hợp nào cán bộ cũng phát hiện được bởi văn bằng chứng chỉ giả ngày càng được thực hiện một cách tinh vi, không dễ dàng nhận ra, nhiều trường hợp phải thông qua công tác giám định mới biết.
Tổng kết công tác chứng thực trên địa bàn TP.Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Phạm Thanh Cao cũng cho biết: Vẫn xảy ra tình trạng công dân mang các văn bằng, chứng chỉ giả mạo, các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ có sửa chữa, tẩy xóa hoặc không phải là bản chính đến thực hiện việc chứng thực. Khi được cán bộ giải thích, từ chối thực hiện chứng thực thì tỏ thái độ không hợp tác, cố tình không hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến công tác chứng thực.
Kỹ năng phát hiện văn bản giả: không phải ai cũng có
Trước đây, khi việc chứng thực bản chính các loại giấy tờ (văn bằng, chứng chỉ, chứng minh nhân dân, học bạ, hộ khẩu…) còn thuộc thẩm quyển của các Phòng Công chứng thì việc xác định những văn bản nào là giả đã là cả một thử thách lớn đối với công chứng viên. 
Ông Nguyễn Văn Hoạt, nguyên Trưởng phòng Công chứng số 1 tỉnh Bắc Kạn cho rằng, việc phát hiện văn bằng chứng chỉ giả chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và linh cảm là chính. Còn trên thực tế không có một tiêu chí hay chuẩn mực nào để phát hiện các giấy tờ này, trong khi với công nghệ hiện đại như hiện nay, giấy tờ giả ngày càng được làm một cách tinh vi, khó phát hiện. Đối với Công chứng viên là những người có trình độ, dày dạn kinh nghiệm  việc phát hiện này còn khó, huống hồ hiện nay đội ngũ làm chứng thực ở nhiều nơi trình độ rất hạn chế và kinh nghiệm chưa nhiều, trong khi họ đang phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc khác nhau.
Đối với giấy tờ bị mờ, nhòe, việc từ chối xem ra có vẻ dễ dàng hơn, nhưng giới hạn đâu là việc được chứng thực và đâu là giấy tờ không được chứng thực cũng còn gây nhiều tranh cãi, và đáng tiếc có những vụ nghiêm trọng xảy ra như đã dẫn ở đầu bài viết.
Chủ tịch UBND xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, Hà Nội Phùng Trần Anh đề xuất, ngành Tư pháp tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, tập huấn về kỹ năng chứng thực cho đội ngũ làm công tác chứng thực để họ biết và nắm được các kỹ năng, đặc biệt kỹ năng nhận biết giấy tờ giả để tránh những sai sót có thể xảy ra.
Nhiều cán bộ tư pháp khác cũng đề nghị cơ quan tư pháp cấp trên cần tăng cường công tác hướng dẫn về chuyên môn, thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi nghiệp vụ, có hướng dẫn kịp thời khi phát hiện những văn bằng, chứng chỉ bị làm giả hoặc cấp sai thẩm quyền. Bên cạnh đó, các cơ quan thực hiện chứng thực cần trang bị thêm máy móc hỗ trợ để phát hiện các loại giấy tờ giả.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư ở Khánh Hòa

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư ở Khánh Hòa

(PLVN) - Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), chiều 16/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã đến dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư thôn Phong Ấp, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Đọc thêm

Noi gương Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (Ảnh: T.Ư Hội LHTN Việt Nam)
(PLVN) - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, không chỉ là nhà lãnh đạo quân sự tài ba mà còn là người đặt nền móng vững chắc cho tổ chức thanh niên lớn mạnh, gửi gắm niềm tin vào thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước.

Quảng Bình: Tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng cho tất cả công chức tư pháp, hộ tịch

Toàn cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) - Sở Tư pháp Quảng Bình vừa tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi và kỹ năng, nghiệp vụ liên quan đến quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng thực bản sao điện tử , thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông theo Đề án 06 cho công chức Tư pháp - Hộ tịch trên địa bàn tỉnh .

Chú trọng hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 14/11, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Khoa học & Công nghệ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên 1M4W năm 2024 với chủ đề “Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc.
(PLVN) -Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; lý luận đường lối đổi mới, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ngày đầu thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Người dân làm thủ tục tại bộ phận một cửa của Sở Tư pháp trong Trung tâm PVHCC. (Ảnh: Tiến Dũng)
(PLVN) - Từ 8h sáng qua (13/11), UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) chính thức triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng định danh quốc gia VNeID. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của tỉnh, gồm Sở Tư pháp, Sở TT&TT, Công an tỉnh cùng các Bộ, ngành liên quan.

Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ

Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ
(PLVN) - Ngày 14/11, Bộ Tư pháp phối hợp Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hoà Liên bang (CHLB) Đức về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và bà Vanessa Steinmetz, Giám đốc quốc gia FNF Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.

Bộ Tư pháp trao Quyết định nghỉ hưu cho công chức

Bộ Tư pháp trao Quyết định nghỉ hưu cho công chức
(PLVN) - Chiều 13/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trao Quyết định nghỉ hưu đối với đồng chí Nguyễn Thị Tố Nga, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, nguyên Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng, Bộ Tư pháp.

Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay

PGS, TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
(PLVN) - Quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay là một trong các quyền được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Mới đây, tại Phiên thảo luận Tổ tại Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh vị trí và ý nghĩa chiến lược của giáo dục và đào tạo, trong đó, đào tạo giáo viên là trọng tâm và phải "tiến dần lên", theo hướng các cháu đến tuổi đi học phải được đến trường. "Nếu tiến lên nữa thì Nhà nước phải nuôi, tiến tới miễn học phí, nuôi ăn các cháu ở tuổi đi học”. Nhân dịp Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết “ Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay” của PGS,TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chuyên gia Tài chính Nguyễn Trí Hiếu: Khát khao mang nguồn tài chính bền vững đến doanh nghiệp Việt

Chuyên gia Tài chính Nguyễn Trí Hiếu
(PLVN) - Hơn 45 năm làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng,TS.Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Thị trường Tài chính và Bất động sản Toàn Cầu luôn nỗ lực và khát khao mang nguồn tài chính bền vững đến cho doanh nghiệp (DN) Việt. Bởi hơn ai hết, ông hiểu rằng: Tài chính là yếu tố quan trọng số 1 trong hành trình phát triển của bất kỳ DN nào.

Vĩnh Phúc: Phấn đấu nâng cao tỷ lệ cấp phiếu Lý lịch Tư pháp trực tuyến toàn phần

Sở Tư pháp Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị liên ngành đánh giá tình hình thực hiện Quy chế phối hợp về tra cứu, xác minh, trao đổi cung cấp thông tin lý lịch tư pháp 09 tháng đầu năm 2024
(PLVN) - 9 tháng đầu năm, mặc dù khối lượng công việc tăng cao, cần triển khai đồng thời nhiều nhiệm vụ nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao kịp thời của Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả các sở, ngành, địa phương cùng sự chủ động, nỗ lực trong công tác, 09 tháng đầu năm công tác Tư pháp của Vĩnh Phúc được thực hiện hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Trưởng phòng Tư pháp Lê Hồng Thanh sáng tạo, đưa pháp luật đến với người dân

Anh Lê Hồng Thanh, Trưởng phòng Tư pháp thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
(PLVN) -Hơn 7 năm trên cương vị Trưởng phòng Tư pháp thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, anh Lê Hồng Thanh luôn tận tụy, tâm huyết và có nhiều sáng kiến trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến các tầng lớp nhân dân, góp phần không nhỏ đưa những nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhanh chóng đi vào cuộc sống.