Các nước xử lý sản phẩm bị cáo buộc chứa chất cấm thế nào?

Ảnh minh họa nguồn Internet
Ảnh minh họa nguồn Internet
(PLO) - Thực tế cho thấy không chỉ ở Việt Nam mới có chuyện các sản phẩm bị nhà chức trách thu hồi hoặc niêm phong với cáo buộc có sai phạm hoặc chứa chất cấm, dù sản phẩm của họ trong ngưỡng an toàn. Năm ngoái, Nestle cũng gặp tình trạng tương tự khi kinh doanh tại Ấn Độ. 

Lệnh thu hồi bất ngờ

Đầu tháng 6/2015, người dân Ấn Độ hoang mang trước thông tin do một phòng thí nghiệm của Chính phủ nước này công bố, cáo buộc các mẫu mỳ ăn liền Maggi của hãng có chứa chì và hàm lượng bột ngọt cao hơn mức cho phép.

Đến ngày 5/6/2015, Cơ quan An toàn thực phẩm và Tiêu chuẩn (FSSAI) của Ấn Độ đã ra lệnh thu hồi các sản phẩm mỳ Maggi của Nestle khỏi thị trường Ấn Độ, đồng thời cũng áp lệnh cấm bán và sản xuất sản phẩm này. Tổng cộng đã có 35.000 tấn mỳ Maggi của Nestle bị thiêu hủy bằng biện pháp đốt ở nhiệt độ cao tại các lò nung. 

Song song với việc thực hiện đúng yêu cầu của nhà chức trách, ngày 11/6/2015, Nestle Ấn Độ đã đệ trình kiến nghị tới Tòa án Tối cao Bombay đề nghị xem xét về tính pháp lý của lệnh thu hồi do FSSAI đưa ra. 

Tòa án Tối cao Bombay sau đó đã thụ lý đơn kiện và đến tháng 8 cùng năm, Tòa này đã bác bỏ lệnh cấm bán mỳ Maggi của chính quyền với lý do động thái ra lệnh cấm này đã được thực hiện một cách tùy tiện và các nguyên tắc để đảm bảo công bằng đã không được tuân thủ trong quá trình ban hành lệnh cấm.

Tòa cũng ra phán quyết cho phép Nestle Ấn Độ đưa sản phẩm trở lại thị trường sau khi kết quả xét nghiệm đối với các mẫu sản phẩm Maggi được thực hiện ở 3 phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn chứng tỏ các sản phẩm này đều an toàn khi sử dụng.

Thiệt hại nặng nề

Tuy nhiên, cuộc tranh cãi kéo dài suốt 6 tháng về sự an toàn của mỳ Maggi đã khiến người tiêu dùng và những người bán lẻ vội vã tránh xa thương hiệu mỳ ăn liền vốn được họ ưa chuộng trước đó. Thực tế chứng minh, các diễn biến trong vụ việc đã khiến lòng tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm của Nestle bị ảnh hưởng không nhỏ.

Cũng giống như các vụ thu hồi sản phẩm khác trên toàn cầu, vụ việc đã khiến Nestle chịu tổn thất nặng nề về tài chính. Trước cuộc khủng hoảng, theo Công ty Nghiên cứu thị trường Edelweiss Securities, Maggi chiếm đến 77% thị phần mỳ ăn liền của Ấn Độ. Tuy nhiên, đến tháng 6 năm ngoái, thị trường Ấn Độ đã “sạch bách” mỳ Maggi.

Không những thế, sản phẩm mỳ của Nestle tại các thị trường khác trên thế giới như Singapore cũng phải chịu tiếng xấu không đáng có. Sau khi có lệnh của tòa án, Nestle bắt đầu thực hiện các chiến dịch quảng cáo nhằm đưa lại sản phẩm mỳ Maggi ra thị trường.

Nhưng đến cuối năm 2015, mỳ Maggi cũng chỉ  giành lại được 33% thị phần mỳ ăn liền ở Ấn Độ, chưa bằng một nửa thị phần của sản phẩm này trước khi khủng hoảng nổ ra. Theo một số ước tính mới đây, hãng này sẽ phải mất 3 năm mới có thể giành lại được thị phần đã mất. 

Sau khi Tòa án Tối cao Bombay đưa ra phán quyết, hãng tin Times of India trong một bài viết đã cho rằng Nestle nên đòi bồi thường thiệt hại. Bởi lần đầu tiên trong vòng 3 thập kỷ, Nestle Ấn Độ báo lỗ đến gần 1 triệu USD chỉ trong quý II của năm 2015. Tổn thất lớn hơn và dài hạn hơn là thiệt hại về danh tiếng.

Không chỉ nhãn hiệu Maggi mà cả Nestle đều bị ảnh hưởng không nhỏ và để khôi phục lại được vị thế bán hàng cũng như niềm tin của người tiêu dùng, công ty sẽ tổn thất không ít, thậm chí không bao giờ khôi phục lại những thứ đã mất. 

Nhưng cho đến nay, Nestle đã không có lá đơn kiện nào, một phần có thể là do họ nhận thấy việc kiện tụng sẽ rất khó khăn. Luật pháp Ấn Độ cũng như các nước đều nêu rõ cá nhân có quyền được đệ đơn kiện dân sự chống lại các cơ quan trong chính quyền để đòi bồi thường về vật chất và danh tiếng do việc thu giữ bất hợp pháp gây ra, nhưng đơn kiện phải có một số điều kiện đi kèm, bởi đó là vụ kiện giữa cá nhân và chính quyền. 

Tại Mỹ, các vụ kiện dân sự mà nguyên đơn đã chịu thiệt hại vượt quá 1% thu nhập hàng năm của một cá nhân hay tổ chức hoặc ảnh hưởng đến uy tín và khả năng kiếm được khoản tiền tương đương của các năm trước đó, bồi thẩm đoàn sẽ được lựa chọn để quyết định về khoản bồi thường. 

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.