Cà Mau: Hướng đến thí điểm mô hình điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí

(PLVN) - Ngày 16/8, tại Cà Mau, Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau phối hợp Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức Tọa đàm góp ý dự thảo Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” và tọa đàm trao đổi về tình hình triển khai công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường.

Tham dự buổi Tọa đàm, có đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Cà Mau; lãnh đạo Sở Tư pháp; Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau; Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cà Mau; Tỉnh đoàn Cà Mau; Hội luật gia tỉnh Cà Mau; Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau; Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (IPEC);

Quan tâm đến nhóm dân cư yếu thế

Bà Tô Thị Thu Hà - Trưởng phòng Phòng Truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật - Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), phát biểu tại buổi tọa đàm.

Bà Tô Thị Thu Hà - Trưởng phòng Phòng Truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật - Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), phát biểu tại buổi tọa đàm.

Bà Tô Thị Thu Hà - Trưởng phòng Phòng Truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật - Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) cho biết: “Các hoạt động chính của điểm hỗ trợ pháp luật là tư vấn, cung cấp thông tin pháp luật cho cộng đồng dân cư; Tư vấn các thủ tục pháp lý cho các nhóm dân cư yếu thế, dễ tổn thương trong xã hội. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động PBGDPL cho cộng đồng dân cư; Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn về kiến thức pháp luật, nghiệp vụ PBGDPL. Xây dựng, phát hành các tài liệu/công cụ truyền thông, PBGDPL (tờ rơi, tờ gấp, sổ tay, sách, video tiểu phẩm pháp luật...).

Đối tượng hỗ trợ là các nhóm dân cư yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội như: Trẻ em, người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân mua bán người, người nhiễm HIV, người nhiễm chất độc da cam, người dân tộc thiểu số cư trú ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn...; Người lao động trong doanh nghiệp và các đối tượng đặc thù khác theo quy định của Luật PBGDPL; Người dân khác tại địa phương có nhu cầu tìm hiểu thông tin pháp luật và tư vấn pháp lý”.

Theo đó, thí điểm xây dựng thực hiện mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” được thực hiện thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (năm 2024-2025), Xây dựng, thành lập thí điểm các mô hình tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tiến hành sơ kết, đánh giá hiệu quả của mô hình làm cơ sở để tiến hành nhân rộng mô hình; Giai đoạn 2 (năm 2026 trở đi), Thực hiện phát triển, nhân rộng mô hình trên phạm vi cả nước.

Đại biểu trao đổi, góp ý dự thảo Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”.

Đại biểu trao đổi, góp ý dự thảo Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”.

Đây là mô hình được triển khai xây dựng trên cơ sở xã hội hoá hoàn toàn. Với cách thức hoạt động là các đơn vị tiến hành tổ chức khảo sát nhu cầu tiếp cận thông tin pháp luật, PBGDPL (do Trung tâm Nghiên cứu trách nhiệm xã hội phối hợp với cơ quan tư pháp các cấp, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị liên quan thực hiện); xây dựng đường dây nóng, website, fanpage để tiếp nhận thông tin, nhất là thông tin về các trường hợp cần thực hiện hỗ trợ, tư vấn pháp luật miễn phí. Trung tâm bố trí 1 đến 2 nhân sự thường trực tại địa phương đảm nhiệm các công việc liên quan đến các công việc hành chính, kết nối tổ chức các hoạt động.

Trên cơ sở kết quả khảo sát, nắm bắt nhu cầu PBGDPL, Trung tâm xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp luật, PBGDPL theo từng tuần, từng tháng tại các đơn vị cấp xã cụ thể trên địa bàn các tỉnh/thành phố thực hiện mô hình; đồng thời đăng tải kế hoạch trên fanpage, website của Trung tâm Nghiên cứu trách nhiệm xã hội để người dân biết và tham gia các buổi hỗ trợ. Trung tâm Nghiên cứu trách nhiệm xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp luật, PBGDPL lưu động theo kế hoạch (tổ chức tư vấn pháp luật miễn phí, PBGDPL trực tiếp theo các chủ đề, đối tượng cụ thể cho nhân dân trên địa bàn…) với sự tham gia của đội ngũ chuyên gia pháp luật (luật sư, luật gia, báo cáo viên pháp luật) do Trung tâm trực tiếp liên hệ huy động.

Triển khai để nhân rộng mô hình

Bà Phạm Thị Ngọc - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau, phát biểu, thảo luận tại buổi tọa đàm.

Bà Phạm Thị Ngọc - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau, phát biểu, thảo luận tại buổi tọa đàm.

Bà Phạm Thị Ngọc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau, cho biết: “Đối với các trường hợp thuộc nhóm đối tượng hỗ trợ của mô hình đang có vấn đề pháp luật phát sinh cần hỗ trợ, tư vấn, có thể liên hệ để nhận hỗ trợ pháp luật miễn phí thông qua đường dây nóng, fanpage và website của Trung tâm Nghiên cứu trách nhiệm xã hội. Đối với các trường hợp cần hỗ trợ trực tiếp, sau khi tiếp nhận thông tin, Trung tâm Nghiên cứu trách nhiệm xã hội sẽ rà soát và phân công cộng tác viên trên địa bàn tỉnh/thành phố trực tiếp hỗ trợ pháp lý ban đầu cho đối tượng người dân có nhu cầu. Với các vấn đề cần được hỗ trợ chuyên sâu về pháp lý thì sẽ kết nối để các luật sư làm việc trực tiếp với người dân. Đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên sẽ hỗ trợ thêm về những lĩnh vực có liên quan để người dân giải quyết các vấn đề của bản thân thuận lợi, nhanh chóng hơn...

“Định kỳ hàng năm thực hiện báo cáo hoạt động của mô hình tại các địa phương tiến hành triển khai để nhân rộng và có hình thức động viên, khen thưởng phù hợp đối với những tổ chức, cá nhân tích cực tham gia triển khai mô hình tại địa phương”, Bà Ngọc cho biết thêm.

Quang cảnh tọa đàm.

Quang cảnh tọa đàm.

Tại buổi tọa đàm góp ý dự thảo Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”, các đại biểu đã có nhiều ý kiến góp ý cho dự thảo kế hoạch triển khai thí điểm mô hình trong thời gian tới. Các đại biểu cho rằng mô hình này là cần thiết được triển khai trên địa bàn tỉnh nhưng cần bổ sung thêm trợ giúp viên pháp lý và đoàn viên thanh viên vào mô hình để có những kết quả khả quan hơn. Đồng thời, chế độ cho các luật sư tham gia…

Đại biểu trao đổi, thảo luận về nội dung giáo trình sách giáo khoa, tài liệu kham khảo cho giáo viên, sinh viên và học sinh về các môn học như: Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật,…

Đại biểu trao đổi, thảo luận về nội dung giáo trình sách giáo khoa, tài liệu kham khảo cho giáo viên, sinh viên và học sinh về các môn học như: Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật,…

Cùng ngày, tại buổi tọa đàm trao đổi về tình hình triển khai công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, đại diện Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tóm tắt kết quả khảo sát, đánh giá công tác giáo dục trong nhà trường.

Các đại biểu trao đổi, thảo luận về nội dung giáo trình sách giáo khoa, tài liệu kham khảo cho giáo viên, sinh viên và học sinh về các môn học như: Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật,… Bên cạnh đó, đánh giá về chất lượng của các giảng viên, giáo viên dạy các môn học; Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL cho đội ngũ giảng viên, giáo viên hằng năm; đề xuất, kiến nghị để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường trong thời gian tới…

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: Nhiều mô hình hiệu quả trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật

Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp Lê Vệ Quốc phát biểu chỉ đạo tọa đàm
(PLVN) -  Sáng ngày 11/9, tại Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi Tọa đàm Trao đổi, nắm bắt thông tin về việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và tình hình thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022; số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Bộ Tư pháp tổ chức.

Khánh Hòa tập huấn kỹ năng chuyên sâu về xử phạt vi phạm hành chính

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Ngày 11/9, Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng chuyên sâu về xử phạt vi phạm hành chính nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, công chức và các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ở địa phương.

Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh: “Mong Chương trình Gương sáng Pháp luật phát hiện, phản ánh được nhiều tấm gương trong cuộc sống”

Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh: “Mong Chương trình Gương sáng Pháp luật phát hiện, phản ánh được nhiều tấm gương trong cuộc sống”
(PLVN) - Là một trong các Gương sáng Pháp luật đã được Vinh danh năm 2021, Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, nguyên Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an nhận định, việc tôn vinh các tấm gương trong thực thi pháp luật cũng là một p hương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật hiệu quả. 

Lớp Luật sư chất lượng cao Khóa 6 đạt giải nhất cuộc thi Tài năng luật sư 2024

TS Nguyễn Xuân Thu, Giám đốc Học viện Tư pháp trao giải Nhất Cuộc thi Tài năng luật sư cho lớp Luật sư CLC K6.
(PLVN) -Tối 9/9, Học viện Tư pháp tổ chức Cuộc thi Tài năng luật sư 2024 với chủ đề “Khát vọng tuổi 20” và trao giải cuộc thi Tuyên truyền Chỉ thị số 25 – CT/TW với chủ đề “Tìm hiểu các Điều ước quốc tế”. Cũng trong tối cùng ngày, Học viện Tư pháp đã tổ chức kêu gọi ủng hộ góp phần khắc phục hậu quả Bão YAGI.

Thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 9/9, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì phiên họp.

Ts. Lê Vệ Quốc: Tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật phải thực sự được thấm nhuần

Ts. Lê Vệ Quốc: Tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật phải thực sự được thấm nhuần
(PLVN) - Theo Ts. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết " Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần thay đổi toàn diện, sâu sắc từ nhận thức đến cách làm" của ông về vấn đề này. 

Cục trưởng Hồ Quang Huy: Người nỗ lực phát huy vai trò quan trọng của công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

Cục trưởng Hồ Quang Huy: Người nỗ lực phát huy vai trò quan trọng của công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
(PLVN) - Gắn bó với Bộ Tư pháp từ lúc mới ra trường đến nay đã tròn 20 năm, với phương châm làm việc “Thận trọng, khách quan, quyết liệt, đúng pháp luật”, ông Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã có nhiều đóng góp tích cực đối với những mảng công tác mà ông được giao đảm nhiệm, đặc biệt trong lĩnh vực kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL).