Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường: Chưa yên tâm về tỷ lệ che phủ rừng!

Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường:  Chưa yên tâm về tỷ lệ che phủ rừng!
(PLVN) - Mặc dù tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42% và tỷ lệ này tiếp túc duy trì ổn định trong năm 2021, song Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết chưa thể yên tâm về tỷ lệ này, nhất là  3 khu vực trọng điểm là Tây Bắc, Tây Nguyên và  rừng ven biển,…

Nhiều chỉ tiêu đạt và vượt

Chiều nay - 6/1/2021, Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành năm 2020 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2021.

Báo cáo của TCLN cho thấy, năm 2020 trong bối cảnh khó khăn chung  do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cùng thiên tai hạn hán, lũ lụt, các chỉ tiêu cơ bản của ngành vẫn đạt và vượt so với năm 2019.

Cụ thể, toàn ngành đã trồng 230.288 ha rừng, đạt 105% kế hoạch năm; trồng 77,4 triệu cây phân tán  các loại, đạt 155% kế hoạch năm; chăm sóc rừng trồng đạt 540.000 ha; khoanh nuôi tái sinh đạt 210.000 ha.

Đặc biệt, tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%. Năm 2020, cả số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại đều giảm so với năm 2019. Cả nước đã phát hiện 10.931 vụ vi phạm, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2019.

Cũng trong năm qua, tổng diện tích rừng bị thiệt hại là 1.513ha (năm 2019 là 2.575 ha), giảm 1.062 ha tương ứng với 41%. Trong đó, cháy rừng 201 vụ - giảm 91 vụ so với 2019 tương ứng giảm 31%; diện tích thiệt hại là 674 ha -  giảm 1.323 ha so với năm 2019; phá rừng 3.064 vụ, diện tích thiệt hại là 839 ha.

Khai thác lâm sản cùng là một điểm sáng của ngành khi năm 2020 khai thác khoảng 30 triệu m3 gỗ, đạt 105% kế hoạch năm, đáp ứng 80% nhu cầu nguyên liệu cho chế biến (trong đó: khai thác rừng trồng tập trung 20,5 triệu m3; khai thác gỗ cây vườn nhà, cây phân tán, gỗ cao su khoảng 9,5 triệu m3).

Trong năm 2020, mặc dù dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gỗ và lâm sản, song giá trị xuất khẩu lâm sản vẫn đạt khoảng 13,17 tỷ USD, vượt 5,4% kế hoạch năm 2020, tăng 16,4% so với năm 2019; Giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2020 đạt khoảng 2,58 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2019; Xuất siêu ước cả năm đạt 10,5 tỷ USD tăng 17,9% so với năm 2019

Về chi trả dịch vụ môi trường rừng, đến hết năm 2020, cả nước thu được 2.566,86 tỷ đồng (trong đó Trung ương thu 1.604,7 tỷ đồng; địa phương thu 962,16 tỷ đồng)

Không để “đóng  băng” rừng!

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng  Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã nhấn mạnh 3 cái khó của ngành lâm nghiệp trong năm 2020.

Thứ nhất, dịch Covid-19 đã khiến chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, ảnh hưởng trầm trọng đến các hoạt động logistics – đây là lĩnh vực mà ngành lâm nghiệp phụ thuộc rất lớn.

Thứ hai, trước sự biến đổi dị thường của thời tiêt, suốt từ tháng 4, nền nhiệt ở các tỉnh miền Trung ở mức cao. Thậm chí, huyện Con Cuông có nhiều ngày ghi nhận mức nhiệt độ trên 43 độ C, dẫn đến cháy rừng ở mức kinh khủng. Đặc biệt, cơn bão số 9 đổ bộ vào 6 tỉnh miền Trung vào cuối tháng 10 vừa qua khiến  149.000 ha rừng bị thiệt hại ở cấp độ khác nhau. 

Thứ ba là cạnh tranh thương mại toàn cầu. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trên 10% nên cạnh tranh quyết liệt, nhất là hai thị trường xuất khẩu mạnh nhất là Hàn Quốc và Hoa Kỳ. “Tuy nhiên bằng sự vào và sự chỉ đạo quyết liệt, và quan trọng là khống chế được dịch bệnh COVID -19 của cả hệ thống chính trị thì mới có được thành quả trên. ..” - Bộ trường nhấn mạnh.

Bộ trưởng cũng đặc biệt ghi nhận công tác hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của ngành lâm nghiệp. “Chúng tôi đánh giá rất cao văn bản pháp luật của khu vực này, từ luật được thông qua cho đến các nghị định, thông tư. Chất lượng cao, công tác chuẩn bị kỹ lưỡng, tham chiếu nhiều luồng ý kiến, trong đó có cả nước ngoài để đảm bảo hội nhập...” - Bộ trưởng biểu dương.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thẳng thắn chỉ ra các mặt tồn tại, nút thắt cần chú ý cho năm 2021 và thời gian tới.

Về độ che phủ rừng, theo Bộ trưởng, mặc dù tỷ lệ chung là 42% nhưng 3 khu vực trọng điểm chưa yên tâm. Đó là Tây Bắc, Tây Nguyên và rừng ven biển, với tổng diện tích 14,6 triệu ha. Trong đó, Tây Bắc độ che phủ chỉ 46%, Tây Nguyên 45%, đặc biệt rừng ven biển thâm thủng quá lớn và khả năng phục hồi chậm.

“Đây là 3 khu vực liên quan đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, phải đảm bảo bền vững cả về mặt địa hình. Do đó cần có chiến lược quy hoạch, đề án cho 3 vùng này!” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Cùng với đó, một loạt tồn tại cũng được tư lệnh ngành nông nghiệp chỉ ra như: Các định mức khoanh nuôi, tái sinh bảo vệ và phát triển rừng chưa thỏa đáng; Cần tính toán thêm về cơ cấu rừng kinh tế, rừng trồng. 

“Đến giờ  phút này không thể phủ nhận cây keo, nhưng quá nhất thể cây keo cũng là vấn đề cần phân tích. Tới đây rừng kinh tế, rừng trồng phải tính toán thêm về cơ cấu, ví dụ như chuyển sang trồng lát, xoan…” - Bộ trưởng gợi ý.

Cùng với đó, tình trạng vi phạm lâm luật, phá rừng, cháy rừng, săn bắt thú rừng… là những tồn tại cần có giái pháp.

Bộ trưởng cũng lưu ý, ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm đồ gỗ có bước tiến nhưng sản phẩm thô còn nhiều, DN chế biến sâu, sản phẩm thủ công mỹ nghệ chưa phổ quát, DN công nghiệp chế biến gỗ lại phân bố mất cân đối giữa các vùng. Lâm sản ngoài gỗ và kinh tế rừng chưa nhiều, chưa phản ánh đúng tiềm năng.

Đặc biệt, khu vực nông lâm trường vẫn còn 2 triệu ha rừng quản lý của 146 công ty, nên TCLN cần tham mưu đắc lực các địa phương để đưa ngành kinh tế lâm nghiệp phát triển đúng tiềm năng …

Bộ trưởng cũng lưu ý, thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng còn rất ít. “Gần 2.600 tỷ đồng thu được trong năm 2020 chưa phải là to, chủ yếu là thủy điện, còn “ông” nước sạch, nước công nghiệp, nước cho nhu cầu khác... “ - Bộ trưởng lưu ý và cho rằng cần đánh giá các đối tượng bị ảnh hưởng, phân bổ cho phù hợp địa bàn, đối tượng, dân chủ và công bằng….

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, Quốc hội rất ủng hộ xây dựng nhanh kế hoạch để tăng mức chi trả khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng rự nhiên… và đề nghị cần thúc đẩy ngay đề án phát triển môi trường rừng, phát triển dược liệu, trên cơ sở đó làm điểm, rút kinh nghiệm khai thác tiềm năng.

“Nhiều vườn quốc gia đẹp nhưng lại thu từ dịch vụ môi trường rừng vô cùng bé và bất cập, trong khi đây là nguồn thu rất lớn. Rừng phải giữ, nhưng rừng phải sống, chứ không phải rừng đóng băng!” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đọc thêm

Có nhiều ưu đãi với nguồn vốn thực hiện đề án một triệu héc-ta lúa phát thải thấp

Có nhiều ưu đãi với nguồn vốn thực hiện đề án một triệu héc-ta lúa phát thải thấp
(PLVN) -  Các dự án thuộc Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” sẽ có nhiều ưu đãi về nguồn vốn. Hiện các động thái để triển khai đề án đã được ngành ngân hàng thực hiện.

Siêu cảng Chancay 'cầu nối' khai mở thị trường xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ Latinh

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo dự báo, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Mỹ Latinh có thể tăng trưởng lên đến 10% mỗi năm nếu có sự cải thiện về logistics và kết nối giao thông. Siêu cảng Chancay tại Peru, được kỳ vọng trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Mỹ Latinh và châu Á, bao gồm Việt Nam.

Tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Khuyến khích doanh nghiệp tham gia chương trình

Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro Nguyễn Nhất Kha. (Ảnh: QH)
(PLVN) - Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Góc nhìn từ hai phía” được tổ chức mới đây, Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Nhất Kha nhấn mạnh, cơ quan Hải quan khuyến khích các doanh nghiệp tham gia Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan, đặc biệt là các doanh nghiệp chưa tuân thủ để hỗ trợ trở thành doanh nghiệp tuân thủ.

Hải Phòng phấn đấu vượt thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Thọ phát biểu chỉ đạo cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 15/10, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ họp Tổ công tác đôn đốc chống thất thu thuế xuất, nhập khẩu và thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển; nghe báo cáo kết quả thu 9 tháng và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024.

Hợp đồng điện tử đóng vai trò 'nút thắt cuối cùng' trong chuỗi chuyển đổi số

Cục trưởng Lê Hoàng Oanh phát biểu tại diễn đàn.
(PLVN) - Quy mô thương mại điện tử của Việt Nam không chỉ mở ra cơ hội lớn mà còn thúc đẩy doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi và đạt những bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Trong đó hợp đồng điện tử được coi là “nút thắt cuối cùng” trong chuỗi chuyển đổi số, đảm bảo sự minh bạch và tự động hóa giữa các bên tham gia, từ khách hàng, đối tác đến quản lý nội bộ. 

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới
Tối 13/10, tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo hình hạt lúa lớn nhất thế giới.

Diễn đàn nông dân quốc gia - 'Lắng nghe nông dân nói'

Diễn đàn nông dân quốc gia - 'Lắng nghe nông dân nói'
(PLVN) - Sáng 14/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp tổ chức Diễn đàn nông dân quốc gia lần thứ 9 năm 2024 với chủ đề: Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ NN-PTNT "Lắng nghe nông dân nói".

Xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA - Cơ hội cho ngành thủy sản

Hình ảnh buổi tọa đàm do Báo Công thương tổ chức.
(PLVN) - Với đường bờ biển 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, Việt Nam là khu vực được mẹ thiên nhiên ưu đãi cho nguồn thuỷ sản phong phú. Đồng thời, nhờ vào lợi thế vùng đặc quyền kinh tế biển vô cùng rộng lớn. Vì vậy, nước ta có điều kiện cực kỳ thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản.

Doanh nghiệp lớn cần tiên phong giải quyết các vấn đề quốc gia

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã luôn đồng hành cùng doanh nghiệp - (Ảnh VGP).

(PLVN) - Đó là lời nhắn nhủ của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tới cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Ông cho rằng các doanh nghiệp lớn cần đi đầu trong việc giải quyết các vấn đề quốc gia, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, góp phần nâng cao năng lực quản trị, đổi mới công nghệ và khẳng định thương hiệu Việt trên trường quốc tế.

Tổng cục Thuế chúc mừng các doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam

Cục trưởng Cục Thuế DN lớn Nguyễn Bằng Thắng trao Thư của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chúc mừng đội ngũ DN và Doanh nhân Việt Nam (ảnh:TCT)
(PLVN) - Trong chuỗi sự kiện chúc mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), Tổng cục Thuế đã tổ chức Đoàn công tác đến chúc mừng một số doanh nghiệp lớn tiêu biểu trong chấp hành tốt chính sách pháp luật về thuế, tham gia tích cực vào chương trình chuyển đổi số quốc gia, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước…

Doanh nhân Tân cảng Sài Gòn “Vững vàng bứt phá - Vượt sóng vươn xa”

Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm và ông Nguyễn Hữu Nam tặng hoa chúc mừng Ban Lãnh đạo Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn
(PLVN) - Tối 11/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức gặp mặt kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024); tổng kết 10 năm “Quỹ phụng dưỡng suốt đời Mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sỹ”. Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Hải quân dự chúc mừng.