Bỏ quy định “Lao động nữ nuôi con dưới một tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút”...

Lao động nữ cần nhiều chính sách ưu tiên để nâng cao năng suất lao động.
Lao động nữ cần nhiều chính sách ưu tiên để nâng cao năng suất lao động.
(PLO) - Điều 155 về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động (BLLĐ sửa đổi) đã không còn quy định "Lao động nữ nuôi con dưới một tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút”. 

Quy định này trong Bộ luật hiện hành vốn được đánh giá là một chính sách nhân văn và tạo điều kiện để trẻ được bú mẹ đầy đủ trong 24 tháng đầu theo khuyến cáo của WHO, để người mẹ được chăm sóc con trong những tháng đầu đời. Vì thế, dư luận đã có nhiều ý kiến trái chiều với quan điểm của Bộ LĐTB&XH liên quan đến việc đề xuất không cho "Lao động nữ nuôi con dưới một tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút”. 

Cắt “thời gian quý giá” theo… ý kiến doanh nghiệp?

Theo Điều 155 BLLĐ và Nghị định số 85 của Chính phủ cũng như Luật BHXH đang có nhiều quy định nhân văn đảm bảo thiên chức cho người phụ nữ. Trong BLLĐ hiện hành, "lao động nữ nuôi con dưới một tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút” và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động”. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện quy định này đầy đủ với nhiều phương án linh hoạt, phù hợp điều kiện sản xuất, kinh doanh. Có doanh nghiệp bố trí cho lao động nữ đến muộn và về sớm 30 phút/lần; có doanh nghiệp lại cho lao động nữ nuôi con dưới một tuổi nghỉ liền 60 phút trong ca/ngày làm việc tùy vào sự bố trí của người lao động. 

Nhờ có quy định này, nhiều lao động nữ đã có thời gian để chăm sóc con. Hơn nữa, không phải ai cũng đủ điều kiện để “vắt sữa, trữ lạnh” cho con mà đi làm, nhất là trong điều kiện người lao động kinh tế khó khăn, phải ở nhà thuê, xa gia đình, nhờ người trông con khi đi làm thì khoảng thời gian này thực sự quý giá, giúp lao động nữ yên tâm làm việc sau khi đã dành thời gian cho con.

Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất theo dây chuyền thì thực hiện quy định này cũng phần nào làm ảnh hưởng đến kế hoạch, tiến độ sản xuất của doanh nghiệp, làm chi phí sản xuất tăng cao, đặc biệt là những doanh nghiệp sử dụng đông lao động nữ như: Dệt may, da giày... Vì vậy, nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ đã kiến nghị nên bỏ quy định thời gian nghỉ 60 phút với lao động nữ nuôi con dưới một tuổi. 

Hiện dự thảo BLLĐ sửa đổi đã “ghi nhận” ý kiến của doanh nghiệp khi không còn quy định "lao động nữ nuôi con dưới một tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút mỗi ngày” khiến dư luận đặt câu hỏi, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động thì có bảo vệ quyền lợi của người lao động không, nhất là lao động nữ con dưới một tuổi – một trong những đối tượng cần được tạo điều kiện tối đa, không chỉ vì bản thân người lao động mà còn vì con của họ.

Lý giải về lý do bỏ quy định được cho là nhân văn này, ông Hà Đình Bốn – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐTB&XH), Tổ trưởng tổ soạn thảo dự án Luật cho biết, qua tổng kết 3 năm thực hiện BLLĐ, nhiều doanh nghiệp yêu cầu bỏ quy định này bởi, lao động nữ được nghỉ thai sản đã quá dài (tận 6 tháng).

“Một số doanh nghiệp cho rằng, quy định này không còn phù hợp, gây cản trở tới sự phát triển và quá trình bố trí lịch sản xuất của doanh nghiệp. Việc quy định lao động nữ được nghỉ 30 phút trong kỳ kinh nguyệt hầu như không áp dụng được, bởi lao động không khai báo và doanh nghiệp cũng không có cách nào để giám sát” – ông Bốn lý giải thêm về nguyên nhân. “Vì vậy, trên cơ sở tập hợp ý kiến của doanh nghiệp, chúng tôi buộc phải đưa lên. Nếu không doanh nghiệp sẽ phản ứng, bởi tại sao tôi có ý kiến mà ông lại không đưa lên. Sau quá trình soạn thảo chúng Bộ LĐTB&XH đã hoàn thiện việc đánh giá tác động, và đang xin ý kiến của các bộ, ngành và xã hội” – ông Bốn nói. 

Ưu tiên quá là thành rào cản

Tại cuộc họp báo mới đây của Bộ LĐTB&XH, ông Hà Đình Bốn – nhấn mạnh: “Các quy định nên hài hòa lợi ích chủ doanh nghiệp và người lao động. Nếu ưu tiên quá thì cũng có thể trở thành rào cản cho lao động nữ. Bởi khi gánh chi phí sản xuất, tiền đóng bảo hiểm xã hội cao, doanh             nghiệp sẽ tìm cách cắt giảm nhân công, không tuyển nữ”. Theo ông, ngoài quy định về thời gian nghỉ 60 phút/ngày của lao động nữ có con dưới một tuổi, các quy định liên quan đến chính sách cho lao động nữ, trong đó có lao động nữ đang mang thai, đang nuôi con nhỏ rất được dự thảo BLLĐ sửa đổi quan tâm.

Điều đó có thể thấy qua quy định của Điều 155 về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ. Theo đó, người sử dụng lao động phải điều chỉnh công việc đối với người lao động mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi nếu công việc đang làm rõ ràng gây nguy hiểm tới sức khỏe của họ và cần có các biện pháp bảo vệ để bảo vệ sức khỏe cho họ trong một thời hạn nhất định.

Trường hợp không thể làm giảm nguy cơ gây nguy hiểm đối với người lao động đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi tới mức chấp nhận được thì người sử dụng lao động phải chuyển người lao động làm công việc khác mà không giảm lương hoặc lợi ích của người lao động trong một thời gian nhất định. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

Nếu người sử dụng lao động sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ chứng minh rằng hành động của người sử dụng lao động không liên quan tới việc người lao động mang thai, nghỉ thai sản hoặc đang nuôi con nhỏ. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.

Song theo nhiều ý kiến, dù là chính sách nào thì cũng cần phải có sự cân đối hài hòa lợi ích, không thể gây áp lực lên các đối tượng thực thi và thụ hưởng. Có không doanh nghiệp đã yêu cầu người lao động nữ “cam kết không sinh con trong 2-3 năm” hoặc ưu tiên tuyển dụng lao động nữ đã có 2 con, còn trong độ tuổi theo yêu cầu tuyển dụng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng “loại” lao động nữ khi cần thay đổi quy mô sản xuất, kinh doanh. Cũng vì thế, lao động nữ cũng phải chịu những áp lực từ chính doanh nghiệp trong việc lựa chọn giữa sinh con và công việc, thậm chí nhiều người đã phải trì hoãn việc sinh con để giữ được vị trí việc làm.

Hiện Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp để phát triển sản xuất, kinh doanh. Song theo các chuyên gia, cần có những chính sách cụ thể để doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ có điều kiện tạo cơ hội thuận lợi cho lao động nữ, tránh những áp lực do quyền lợi giữa hai bên không cân hòa được với nhau. 

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.