Bình Định xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch từ Lễ hội ăn cốm lúa mới của đồng bào Bahnar Kriêm

Lễ hội ăn cốm lúa mới là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào Bahnar Kriêm.
Lễ hội ăn cốm lúa mới là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào Bahnar Kriêm.
(PLVN) - “Lễ hội ăn cốm lúa mới còn được gọi là mùa “ăn năm uống tháng”, mùa sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mùa giao lưu văn hóa; đồng thời cũng là dịp để các chàng trai, cô gái tìm bạn đời, gửi gắm giao duyên”, nhà nghiên cứu Yang Danh chia sẻ.

Lễ hội ăn cốm lúa mới là một trong những lễ hội truyền thống có quy mô lớn trong năm của đồng bào dân tộc thiểu số Bahnar Kriêm ở huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định). Hằng năm, khi lúa trên rẫy bắt đầu chín tới cũng là lúc cộng đồng người Bahnar Kriêm ở các làng tất bật chuẩn bị cho Lễ hội ăn cốm lúa mới. Tùy vào vụ mùa của từng làng, lễ hội thường diễn ra trong khoảng thời gian từ đầu tháng 12 năm trước đến hết tháng 3 năm sau. Việc tổ chức lễ hội của mỗi làng thường kéo dài trong một ngày.

Trước ngày diễn ra Lễ hội ăn cốm lúa mới, các thiếu nữ trong làng với trang phục truyền thống lên rẫy gặt lúa vừa chín tới đưa về khuôn viên nhà sàn của làng, sau đó sàng sảy, rang lúa cho giòn rồi giã thành cốm. Trong khi đó, tại khu vực nhà sàn của làng, đàn ông làm cây nêu, dựng cột pơ mông, chuẩn bị các lễ vật cúng.

Vào ngày diễn ra Lễ hội ăn cốm lúa mới, già làng sẽ thực hiện các nghi thức lễ cúng và tổ chức hiến vật, gồm: cốm lúa mới, heo, gà, rượu cần… Sau khi cúng xong, hạt cốm đầu tiên được đặt trên đầu của già làng với ý nghĩa tôn kính thần linh đã cho con người có cái ăn, cái mặc. Sau đó, cốm được chia đều cho người dân trong làng cùng thưởng thức. Cuối cùng, người làng cùng nhau tung cốm với ý nghĩa cầu mong mọi người, mọi nhà được ấm no, hạnh phúc.

Sau phần lễ là phần hội với các đội cồng chiêng, múa xoang biểu diễn quanh cây nêu. Người dân trong làng cùng nhau ăn uống, ca hát chung vui trong ngày lễ hội.

Theo nhà nghiên cứu Yang Danh (dân tộc Bahnar Kriêm, đã có hơn 10 tác phẩm nghiên cứu, sưu tầm, dịch về văn hóa Bahnar Kriêm), Lễ hội ăn cốm lúa mới là nghi thức mang ý nghĩa tạ ơn trời đất, ông bà tổ tiên đã cho một mùa lúa bội thu và cầu mong một mùa mới lúa thóc đầy nhà; đánh giá lại kết quả một năm lao động; là dịp để người dân trong làng gặp gỡ, chia vui, chúc nhau sức khỏe và cùng hướng đến một năm làm ăn hiệu quả, đủ đầy.

“Lễ hội ăn cốm lúa mới còn được gọi là mùa “ăn năm uống tháng”, mùa sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mùa giao lưu văn hóa; đồng thời cũng là dịp để các chàng trai, cô gái tìm bạn đời, gửi gắm giao duyên”, nhà nghiên cứu Yang Danh chia sẻ.

Thời gian qua, ngành du lịch tỉnh Bình Định chú trọng xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch từ Lễ hội ăn cốm lúa mới của đồng bào Bahnar Kriêm ở huyện Vĩnh Thạnh.
Thời gian qua, ngành du lịch tỉnh Bình Định chú trọng xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch từ Lễ hội ăn cốm lúa mới của đồng bào Bahnar Kriêm ở huyện Vĩnh Thạnh.

Thời gian qua, ngành du lịch tỉnh Bình Định chú trọng xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch từ Lễ hội ăn cốm lúa mới của đồng bào Bahnar Kriêm ở huyện Vĩnh Thạnh. Chẳng hạn, tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV năm 2023 vừa diễn ra ở TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) từ ngày 8 - 10/9, đồng bào Bahnar Kriêm đã trình diễn Lễ hội ăn cốm lúa mới, giới thiệu với người dân, du khách về lễ hội truyền thống của đồng bào mình với những nét độc đáo, riêng biệt. Trước đó, tại xã vùng cao Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), ngành du lịch tỉnh này cũng đã tổ chức tái hiện Lễ hội ăn cốm lúa mới của đồng bào Bahnar Kriêm để xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch tại địa phương.

Ông Trần Văn Thanh - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định, cho biết: “Đến với Lễ hội ăn cốm lúa mới của đồng bào Bahnar Kriêm ở huyện Vĩnh Thạnh, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành của vùng đất này, trải nghiệm cuộc sống rộn ràng của mùa gặt, tìm hiểu văn hóa, đời sống tinh thần của người dân nơi đây, được hòa mình vào vũ điệu múa xoang cùng tiếng cồng chiêng, uống rượu cần và được ăn cốm lúa mới do dân làng mời như một lời chúc sức khỏe, hạnh phúc”.

“Trong những năm qua, Bình Định luôn quan tâm đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, trong đó có công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch. Trong đó, Lễ hội ăn cốm lúa mới của đồng bào Bahnar Kriêm ở huyện Vĩnh Thạnh đã tạo nên sản phẩm văn hóa - du lịch hấp dẫn, mang đặc trưng riêng”, ông Lâm Hải Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết.

Dưới đây là một số hình ảnh trình diễn Lễ hội ăn cốm lúa mới của đồng bào Bahnar Kriêm ở huyện Vĩnh Thạnh tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV năm 2023.

Hoạt cảnh các thiếu nữ với trang phục truyền thống lên rẫy gặt lúa.
Hoạt cảnh các thiếu nữ với trang phục truyền thống lên rẫy gặt lúa.
Các thiếu nữ Bahnar Kriêm trình diễn động tác sàng sảy lúa.
Các thiếu nữ Bahnar Kriêm trình diễn động tác sàng sảy lúa.
Tái hiện cảnh giã lúa thành cốm của đồng bào Bahnar Kriêm.
Tái hiện cảnh giã lúa thành cốm của đồng bào Bahnar Kriêm.
Già làng thực hiện các nghi thức lễ cúng và tổ chức hiến vật.
Già làng thực hiện các nghi thức lễ cúng và tổ chức hiến vật.
Sau phần lễ là phần hội với các đội cồng chiêng, múa xoang biểu diễn quanh cây nêu.
Sau phần lễ là phần hội với các đội cồng chiêng, múa xoang biểu diễn quanh cây nêu.
Cả làng cùng vui hội.
Cả làng cùng vui hội.
Đồng bào Bahnar Kriêm hóa trang với những hình thù kỳ dị nhảy múa trong lễ hội.
Đồng bào Bahnar Kriêm hóa trang với những hình thù kỳ dị nhảy múa trong lễ hội.
Lễ hội ăn cốm lúa mới là dịp để người dân trong làng gặp gỡ, chúc nhau sức khỏe và cùng hướng đến một năm làm ăn hiệu quả, đủ đầy.
Lễ hội ăn cốm lúa mới là dịp để người dân trong làng gặp gỡ, chúc nhau sức khỏe và cùng hướng đến một năm làm ăn hiệu quả, đủ đầy.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: “Chất keo” gia tăng sự gắn kết cộng đồng, nâng cao ý thức dân tộc

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Phương Thanh)
(PLVN) - Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn có tầm quan trọng trong việc hình thành bản sắc văn hóa, xây dựng con người Việt Nam, góp phần tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Công trình trăm tuổi ở TP HCM: Lưu giữ ký ức một thời

Công trình Bến Nhà Rồng, nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Những công trình kiến trúc hàng trăm năm tuổi ở TP Hồ Chí Minh là những di sản văn hóa đặc biệt, đồng thời là minh chứng cho sự phát triển trong dòng chảy lịch sử của thành phố. Giờ đây, những công trình ấy vẫn có một sức thu hút mạnh mẽ đối với người dân thành phố và du khách phương xa.

Bảo tồn và phát huy diễn xướng then Bình Liêu

Trình diễn then cổ trong Ngày hội Then Tày Bình Liêu.
(PLVN) -Sáng 10/5, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) phối hợp với Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy diễn xướng then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”.

Thái Bình: Đặc sắc lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024

Thái Bình: Đặc sắc lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024
(PLVN) - Sáng ngày 8/5/2024 (tức ngày 1/4 âm lịch), Lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024 được khai mạc long trọng tại đền Đồng Xâm - Khu di tích lịch sử cấp quốc gia. Lễ khai mạc thu hút đông đảo du khách thập phương và nhân dân đến tham gia.

Độc đáo bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn ở Hải Dương

Tam quan chùa Côn Sơn.
(PLVN) - Không những có giá trị đặc biệt về lịch sử, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn (phường Cộng Hòa, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một phong cách, một thời kỳ. Với những giá trị đặc sắc, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 01/2024.

Viết tiếp Câu chuyện nỏ Thần An Dương Vương: Giáo sư chế tạo tàu ngầm nổi tiếng thế giới bất ngờ về siêu vũ khí của người Việt cổ

GS.TSKH Vladimir Koroman và Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu tại Văn phòng Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tận mắt xem mũi tên đồng Cổ Loa tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, GS.TSKH Vladimir Koroman - “cha đẻ” của một loạt tàu ngầm nổi tiếng thế giới không giấu được sự ngạc nhiên và xúc động về những mũi tên mà người Việt cổ chế tạo cách đây 2.300 năm không khác gì các mũi tên flechette của không quân trong Thế chiến I và các mũi tên flechette rải từ UAV, drone, máy bay ngày nay…

Đi tìm nghệ nhân trên phố nhỏ Hà Nội

Góc nhỏ trong căn phòng cũng trở thành nơi cất giữ những “cái mặt chơi được”. (Ảnh trong bài: Tâm Anh)
(PLVN) - Giữa nhịp điệu hối hả, xô bồ của đời sống thường nhật, còn đó trong lòng Hà Nội dư vị lắng sâu văn hiến ngàn năm. Trong ngóc ngách nào đó của Thủ đô, ta vẫn bắt gặp những người Hà thành đang miệt mài gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc.

Tự hào những lễ chào cờ đầy cảm xúc

Hàng vạn công nhân tại tỉnh Nghệ An thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ Hai hàng tuần trong “Tháng Công nhân” năm 2024. (Ảnh: baonghean.vn)
(PLVN) - Xuất phát từ truyền thống yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp hiện nay duy trì đều đặn lễ chào cờ đầu tuần, đầu tháng và sinh hoạt tập thể dưới cờ. Đây là một nghi lễ, một nét đẹp văn hóa cần được nhân rộng trong xã hội.

Còn đó nghề xưa trên phố cổ Hà thành

Trưng bày giới thiệu cây thuốc, sản phẩm thuốc Đông y. (Ảnh trong bài: BTC).
(PLVN) - Kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng Miền Nam, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và nhân sự kiện UNESCO đã thông qua Nghị quyết hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các nghệ nhân, nhà nghiên cứu và các lương y, bác sĩ y học cổ truyền (YHCT) tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa gồm nhiều sự kiện Giữ nghề xưa trên phố…

Tự hào hai tiếng Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ, một trong những chiến thắng lừng danh trong sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. (Nguồn: Tư liệu).
(PLVN) - Từ một đất nước bị xâm lăng, đô hộ, bị vơ vét tài nguyên, đến nay là quốc gia độc lập, tự chủ, phát triển mạnh mẽ về khoa học - kĩ thuật, kinh tế - xã hội, trở thành điểm đến lý tưởng của du khách quốc tế. Tất cả những điều này đều đáng để chúng ta, mỗi một người dân Việt Nam thấy hãnh diện, tự hào.

Linh thiêng lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.
(PLVN) - Hôm nay, 24/4 (nhằm ngày 16/3 Âm lịch), tại Nghĩa Tự An Hải, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Ban Khánh tiết Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là nghi lễ truyền thống bao đời nay của các tộc họ trên đảo Lý Sơn, nhằm kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai.