Trưng bày 200 bức ảnh chủ đề “Các dân tộc thiểu số miền Trung đồng hành cùng sự phát triển của đất nước”

Không gian trưng bày ảnh có gần 200 bức ảnh với 5 chủ đề.
Không gian trưng bày ảnh có gần 200 bức ảnh với 5 chủ đề.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - 200 bức ảnh với chủ đề “Các dân tộc thiểu số miền Trung đồng hành cùng sự phát triển của đất nước” đang được trưng bày tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).

Sự kiện này do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức, diễn ra từ ngày 8 - 10/9. Không gian trưng bày ảnh có gần 200 bức ảnh với 5 chủ đề, gồm: Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào dân tộc thiểu số; Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với đồng bào dân tộc thiểu số; Những thành tựu nổi bật qua góc nhìn văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số miền Trung; Vẻ đẹp vùng miền Trung Việt Nam; Cộng đồng 54 dân tộc qua góc nhìn văn hóa; 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam như “cây một cội, con một nhà”, cùng kề vai sát cánh trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

Mỗi dân tộc, vùng, miền đều có đặc trưng riêng, góp phần tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam như “cây một cội, con một nhà”.
54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam như “cây một cội, con một nhà”.

Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, vùng, miền là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn của dân tộc. Trong đó, tập trung bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số cả nước nói chung, các dân tộc thiểu số miền Trung nói riêng, góp phần tạo nên sức mạnh nội sinh cho dân tộc nhằm thực hiện hóa khát vọng vì một Việt Nam hùng cường.

Không gian trưng bày ảnh với chủ đề “Các dân tộc thiểu số miền Trung đồng hành cùng sự phát triển của đất nước” nhằm giới thiệu trang phục, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, các nghi thức tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghệ thuật truyền thống, những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được UNESCO ghi danh, bản sắc văn hóa vùng miền và đặc biệt một số hình ảnh quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Dưới đây là một số ảnh trưng bày tại triển lãm.

Ngày 25/11/1965, đại biểu phụ nữ các dân tộc tỉnh Hà Giang về thăm Hà Nội vui mừng được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngày 25/11/1965, đại biểu phụ nữ các dân tộc tỉnh Hà Giang về thăm Hà Nội vui mừng được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngày 20/2/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm đồng bào các dân tộc thiểu số ở Pác Bó (tỉnh Cao Bằng).

Ngày 20/2/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm đồng bào các dân tộc thiểu số ở Pác Bó (tỉnh Cao Bằng).

Dân tộc Khơ Mú có hơn 72.929 người.

Dân tộc Khơ Mú có hơn 72.929 người.

Dân tộc Chu Ru sinh sống chủ yếu ở huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng), số ít ở tỉnh Bình Thuận.

Dân tộc Chu Ru sinh sống chủ yếu ở huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng), số ít ở tỉnh Bình Thuận.

Dân tộc Sán Chay thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.

Dân tộc Sán Chay thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.

Lễ hội ăn cốm lúa mới của đồng bào Bahnar Kriêm ở xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định).

Lễ hội ăn cốm lúa mới của đồng bào Bahnar Kriêm ở xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định).

Gốm Bàu Trúc (tỉnh Ninh Thuận) là một trong những gốm Chăm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại.

Gốm Bàu Trúc (tỉnh Ninh Thuận) là một trong những gốm Chăm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại.

Một nghi lễ trong Lễ Katê của dân tộc Chăm ở làng Hữu Đức (xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận).

Một nghi lễ trong Lễ Katê của dân tộc Chăm ở làng Hữu Đức (xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận).

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long

(PLVN) - Cửa ô - một kiến trúc rất nhỏ bé trong tổng thể các công trình kiến trúc nổi tiếng của Hà Nội qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhưng lại lưu giữ trong mình một câu chuyện thật dài của Hà Nội. Đó là lịch sử, là chính trị, là văn hóa, là đời sống xã hội. Cửa ô gần gũi, thân thương trong kí ức bao người, nhắc ta về quá khứ vàng son của cha ông, để ta thêm trân trọng hiện tại và dựng xây tương lai.

Đọc thêm

Quận Tây Hồ sẽ diễu hành, giới thiệu nhiều di sản văn hóa tại “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình”

Hội thề Trung Hiếu có nhiều nghi lễ độc đáo. (Ảnh Đinh Thuận)
(PLVN) - Chương trình “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình” là ngày hội lớn, giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc nhất của Thủ đô Hà Nội tổ chức vào ngày 6/10/2024 tại hồ Hoàn Kiếm nhằm biểu dương lực lượng gắn với quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố. Trong Ngày hội này, Quận Tây Hồ Quận Tây Hồ sẽ diễu hành, giới thiệu nhiều di sản văn hóa Hà Nội được tôn vinh.

Sống lại thời khắc lịch sử huy hoàng qua những bức ảnh quý

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ra mắt quốc dân đồng bào sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng tại Quảng trường Ba Đình, ngày 01/01/1955. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Tài liệu ảnh giai đoạn (1954 - 1985) (LIV), SLT 1439)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), nhiều cuộc triển lãm được tổ chức tại Hà Nội. Thông qua các tài liệu, công chúng sẽ được sống lại những giây phút huy hoàng, thời khắc lịch sử mà dân tộc ta đã kiên trì đấu tranh bền bỉ để giành lại độc lập cũng như cảm nhận được những giây phút hân hoan của người dân Thủ đô khi lần đầu tiên được làm chủ vận mệnh của mình.

'Lộng ngôn' trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu gây bức xúc

Hiện tượng công kích, xúc phạm nhau trên mạng xã hội trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu khiến nhiều người bức xúc.
(PLVN) - Những lời nói thiếu kiểm soát, lạm dụng danh xưng để thao túng tâm lý đệ tử hoặc thậm chí biến tín ngưỡng thành nơi “buôn thần, bán thánh” đang tạo ra một hình ảnh méo mó về tín ngưỡng thờ Mẫu và gây ra sự bất bình trong cộng đồng những người thực hành di sản này.

Trùng tu di tích - Cần có khung khổ pháp lý chặt chẽ

Hình ảnh Chùa Cầu ở Hội An trước và sau trùng tu. (Ảnh: SGTT)
(PLVN) - Hiện nay, do yếu tố thời gian, nhiều di tích ở các địa phương có hiện tượng xuống cấp cần được trùng tu. Tuy nhiên, việc trùng tu để bảo đảm di tích giữ nguyên giá trị kiến trúc, thẩm mỹ, tăng khả năng di tích chống đỡ lại tác động của thời gian là không hề đơn giản.

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)
(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

Làng nghề làm lồng đèn thời số hóa

Nghệ nhân đang tỉ mẩn làm nên chiếc lồng đèn Trung thu. (Ảnh: Q.A)
(PLVN) - Tồn tại qua nhiều thập kỷ, làng nghề lồng đèn lớn nhất khu vực miền Nam Phú Bình đã trải qua một thời kỳ rất hưng thịnh. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của xã hội và thị trường, làng nghề đã không còn những ngày vàng son thuở trước...

Rộn ràng hương sắc truyền thống chuẩn bị đón Trung thu

Nét đẹp văn hóa truyền thống đang được lan tỏa trong mỗi dịp Trung thu. (Ảnh minh họa - Nguồn: ST)
(PLVN) - Mặc dù còn hai tuần nữa mới đến Trung thu, nhưng hiện tại, ở nhiều tỉnh, thành phố đã treo đèn kết hoa chuẩn bị cho dịp lễ truyền thống. Các hoạt động kéo dài từ đầu tháng 9 cho đến hết ngày 17/9 (rằm Trung thu) hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm văn hóa dân gian thú vị, thu hút người dân đến khám phá, tham quan.

Dâng hương, thượng cờ Khai hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Đại biểu thực hiện nghi thức thượng cờ.
(PLVN) - Ngày 3/9, Ban Tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hương, thượng cờ khai Hội tại đền Nghè (phường Vạn Hương) và đền Nam Hải Thần Vương (Đảo Dấu), quận Đồ Sơn (Hải Phòng).

Khám phá Lễ hội mừng cơm mới tại Ngọc Chiến

Trải nghiệm làm cốm tại Ngọc Chiến.
(PLVN) - Ngày 29/8, đông đảo người dân và du khách trên khắp mọi miền tấp nập đổ về xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tham quan, khám phá, trải nghiệm Lễ hội mừng cơm mới, tạo nên bầu không khí rộn ràng, vui tươi, sôi động ở "miền quê cổ tích" này.

Nâng tầm giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực truyền thống luôn hấp dẫn du khách mỗi lần đặt chân đến Huế.
(PLVN) - Huế là địa phương được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng và thế mạnh tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực ẩm thực. Mới đây, UBND TP Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.