Bình dị như nghề nghiệp

Anh Nguyễn Minh Thuận trao quà cho một gia đình chính sách
Anh Nguyễn Minh Thuận trao quà cho một gia đình chính sách
(PLO) - Vào những năm đầu thập kỷ chín mươi của thế kỷ trước, tôi vào Tây Nguyên công tác, có khi ở đến vài tuần tại Sở Tư pháp Đắk Lắk. Khi đó, Sở còn ở một nơi biệt lập, dưới bóng cây cổ thụ và nhà dân chung quanh, phố xá vắng hoe. Trong cơ quan mấy anh em còn trẻ và độc thân ở luôn tại đấy, góp gạo thổi cơm chung và tôi cũng ăn cùng với họ. Trong số những con người trẻ trung, nhiệt huyết ấy có anh Nguyễn Minh Thuận rất hiền lành, ít nói, dáng vẻ như các cụ ta thường gọi là hơi “cũ người”. 
Lặng lẽ cống hiến...
Ở cùng mới thấy hết sự vất vả của anh em cán bộ tư pháp địa phương. Lương thấp, chi tiêu cá nhân không đủ, tự đi chợ, nấu ăn, sinh hoạt kham khổ mà vẫn thiếu thốn đủ thứ, cốc cà phê Ban Mê vỉa hè cũng phải đắn đo. Những anh em này chủ yếu là sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học Pháp lý, quê miền Trung, tự nguyện đến với cao nguyên và mang nhiều khát vọng cống hiến. Ban đêm, họ vẫn làm việc và trao đổi rất sôi nổi chuyện chuyên môn, nghề nghiệp. 
Những công việc lãnh đạo giao thường là họ thực hiện vào các buổi đêm như thế, đặc biệt có chất lượng bởi đây là “trí tuệ tập thể”, biến phòng ngủ thành nơi “sinh hoạt chuyên môn”. Và, cho đến bây giờ, lớp cử nhân luật mới toanh của Sở Tư pháp ngày ấy đã trưởng thành và giữ những cương vị, trọng trách khác nhau trong ngành Tư pháp tại địa phương.
Anh Thuận quê Nghệ An, đi bộ đội 3 năm rồi mới vào đại học. Cái vẻ ngoài trầm tĩnh của anh khiến người mới tiếp xúc có cảm giác là anh chậm chạp. Thế nhưng, có lẽ là những trải nghiệm của trường đời và trường học đã ngấm vào anh và chỉ thể hiện ở công việc chuyên môn. Tôi cứ nghĩ anh có sự tương đồng với nghề tư pháp: âm thầm, thanh bạch, yêu lẽ phải, chuộng công lý, làm nhiều nhưng thể hiện ra ngoài thì ít, cái nghề ấy đã thành nghiệp của anh chăng? 
Cứ âm thầm làm việc, lặng lẽ cống hiến và dần dần, mỗi lần sau vài năm gặp lại, anh đã ở cương vị mới, một sự thăng tiến cũng lặng lẽ như chính con người anh, tâm tính không hề thay đổi. Khi tôi tham gia với tư cách báo chí vào một vụ án hay việc khiếu nại của dân trên địa bàn Đắk Lắk thường đem ra trao đổi với anh Thuận, ngoài việc làm sáng tỏ những yếu tố pháp lý ra thì tôi nhận thấy những đề xuất giải pháp mang nặng tình người, có lẽ vì thế mà tôi yêu quý anh chăng?
Kỷ niệm để lại cho anh ấn tượng sâu sắc và càng làm anh gắn bó với đồng bào Tây Nguyên là vào năm 2004, anh được đặc phái xuống một buôn làng 4 tháng. Một trong những phát hiện của anh giải thích vì sao mà pháp luật ít đi vào cuộc sống các đồng bào dân tộc ở đây chính là rào cản ngôn ngữ. Ví dụ, khi hỏi là có nạn tảo hôn không thì ai cũng bảo là không có, chưa từng xảy ra, nhưng hỏi là bao nhiêu tuổi thì cưới chồng, cưới vợ, câu trả lời là “14, 15 mùa rẫy thôi à”. 
Vì thế, các tờ rơi, tài liệu phổ biến pháp luật sau này đều in bằng tiếng Ê Đê và các cán bộ ở đây cũng phải học tiếng ấy như một thứ “ngoại ngữ” bắt buộc. Tính hòa đồng, giản dị của anh đã khiến anh sớm trở thành “người con của buôn làng”. Khi viết về tục lệ Tây Nguyên và ảnh hưởng của nó trong đời sống pháp luật của đồng bào Tây Nguyên, tôi thường tham khảo anh Thuận và nhận được sự đóng góp quý giá của một người hiểu biết.
Chắp cánh cho khát vọng tuổi trẻ ngành Tư pháp
Anh Nguyễn Minh Thuận giờ đang giữ cương vị Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Đắk Lắk. Bảng thành tích của anh có thể tóm tắt là Bằng khen của Chủ tịch tỉnh với danh hiệu Chiến sĩ thi đua 5 năm liền, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và mới đây nhất, năm 2014 anh nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước. Đó là sự ghi nhận xứng đáng những cống hiến của anh với ngành Tư pháp địa phương.
Anh và các đồng nghiệp cùng trang lứa với anh nay đều trưởng thành, giữ những trọng trách khác nhau trong ngành Tư pháp, Thi hành án, luật sư, chính quyền,... Có được sự trưởng thành đó là do nỗ lực phấn đấu của mỗi cá nhân, song không thể bỏ qua yếu tố môi trường công tác và cơ quan Sở Tư pháp. 
Những Giám đốc sở  để lại một lớp kế tục xuất sắc như bác Lê Tấn Hiền (đã mất), anh Trần Đình Long, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật  của Quốc hội bây giờ, anh Đỗ Xuân Bỉnh, đã nghỉ hưu, giữ chức Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh, hay như anh Nguyễn Văn Úy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Nông hiện tại và những người lãnh đạo tiếp theo của Sở Tư pháp Đắk Lắk đã tạo ra những điều kiện rất tốt, chắp cánh cho khát vọng tuổi trẻ ngành Tư pháp.
Tôi viết về Nguyễn Minh Thuận như kể chuyện một người bạn quen biết nhiều năm. Sẽ là không đủ nếu không viết thêm rằng, giấu sau cái vẻ ngoài hiền lành ấy là một sự hài hước, hóm hỉnh bên trong. Anh làm thơ và có những bài khá hay, câu chữ thì nổi, ý nghĩa thì chìm, ẩn chứa một sự hóm hỉnh mà thâm thúy. Giới văn nghệ sỹ Tây Nguyên mà tôi quen biết đều do anh giới thiệu.
Chuyện của anh là chuyện đời, chuyện nghề, là hình ảnh thu nhỏ của một thế hệ đội ngũ cán bộ tư pháp đã trưởng thành và gặt hái thành công.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Cần quan tâm đến mô hình quản trị và điều hành trung tâm tài chính quốc tế

Cần quan tâm đến mô hình quản trị và điều hành trung tâm tài chính quốc tế

(PLVN) - Nhiều ý kiến Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị làm rõ mô hình trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam để có cách quản trị và điều hành phù hợp, bảo đảm xây dựng thành công trung tâm này, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đọc thêm

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon: Cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon
(PLVN) - Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, vì thế việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để thu hút và bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn, hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải có những bước cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế.

Bảo vệ nhà đầu tư và minh bạch tài chính: Nền tảng pháp lý cho Trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí LongNguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính)
(PLVN) -Trong tiến trình hội nhập sâu rộng với kinh tế toàn cầu, việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) không chỉ là mục tiêu chiến lược mà còn là bước đi tất yếu nhằm thu hút dòng vốn chất lượng cao, nâng tầm vị thế quốc gia trên bản đồ tài chính thế giới. Để hiện thực hóa mục tiêu này, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và nâng cao chuẩn mực minh bạch tài chính là yêu cầu cấp thiết, đóng vai trò then chốt trong việc kiến tạo niềm tin và thu hút nguồn lực quốc tế.

TS. Nguyễn Minh Phong: Việt Nam có lợi thế của “người đi sau” khi xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong
(PLVN) -Nhiều ý kiến lo ngại về sự thành công của Trung tâm tài chính quốc tế (TTTC) tại Việt Nam trong bối cảnh nhiều trung tâm tương tự ở thế giới và khu vực chưa thành công sau nhiều năm phát triển. Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong để làm rõ hơn những lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công của TTTC tại Việt Nam

Khuyến nghị mô hình Trung tâm tài chính quốc tế cho Việt Nam

Quang cảnh Hội thảo Trung tâm tài chính quốc tế.
(PLVN) - Thế giới có hàng trăm trung tâm tài chính nhưng chỉ có 21 trung tâm tài chính quốc tế. Trong đó, có các trung tâm đã ra đời khoảng vài chục năm nhưng cũng có trung tâm chỉ mới xuất hiện khoảng 10 năm nay. Việt Nam nên đi theo mô hình nào là nội dung được đề cập trong Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế và vai trò của hệ thống ngân hàng trong xây dựng Trung tâm tài chính” được tổ chức hôm qua - 16/4.

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Tp. Hồ Chí Minh Trần Phương Hồng: "Nghề nghiệp gắn với cuộc đời mình"

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Tp. Hồ Chí Minh Trần Phương Hồng
(PLVN) - “Nhiều năm làm nghề, tôi từng có thông tin đồng nghiệp bị chống đối trong quá trình thi hành công vụ dẫn đến tai nạn thương tâm. Còn bị lăng mạ, chửi bới là chuyện thường xuyên xảy ra đối với lực lượng thi hành án dân sự (THADS). Làm nghề này có vất vả, có hiểm nguy nhưng cũng có nhiều kỷ niệm không thể quên. Bây giờ nếu cho tôi được chọn lại, tôi cũng vẫn sẽ chọn nghề thi hành án - nghề nghiệp gắn với cuộc đời mình”

Bảo đảm khung pháp lý vững chắc cho Trung tâm tài chính quốc tế

 Luật sư Nguyễn Hưng Quang.
(PLVN) -  Chúng ta đang tập trung và rốt ráo xúc tiến xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam, với những hướng đi rất cụ thể và các ưu đãi đặc biệt cho việc thu hút và vận hành có hiệu quả Trung tâm. Là người có nhiều kinh nghiệm và rất quan tâm đến việc làm này, Luật sư (LS) Nguyễn Hưng Quang - Trưởng Văn phòng LS NHQuang & Cộng sự (Đoàn LS TP Hà Nội) đã có những chia sẻ với PLVN.

Dự án Luật Tương trợ Tư pháp về dân sự: Tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về tương trợ Tư pháp

Quang cảnh phiên họp chiều 15/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) -  Chiều 15/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về 4 dự án: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ Tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ Tư pháp về hình sự.

Báo Pháp Luật Việt Nam trao tặng mái ấm Tư pháp cho 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh

Báo Pháp Luật Việt Nam trao tặng mái ấm Tư pháp cho 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh

(PLVN) - Trong những ngày giữa tháng Tư đầy nắng, tại Hà Tĩnh, ba mái ấm mới đã kịp hoàn thiện, mang theo hơi ấm của tình người, của sẻ chia. Ba mái ấm này là sản phẩm do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với một số đơn vị và Công ty cổ phần MBN Jupiter mang đến tặng 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh.

THADS tỉnh Hải Dương linh hoạt, chủ động trong thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ

Các cơ quan THADS tỉnh Hải Dương tổ chức cưỡng chế thành công 48 trường hợp trong 6 tháng đầu năm 2025
(PLVN) - Trong bối cảnh, các cơ quan, đơn vị phải sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; thực hiện chủ trương sáp nhập một số tỉnh, bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị cấp xã , gắn với nhiệm vụ chuẩn bị phục vụ Đại hội Đảng các cấp... các cơ quan THADS của tỉnh Hải Dương đã có nhiều giải pháp linh hoạt, chủ động để đảm bảo thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.

Hội thảo bàn về vấn đề văn hóa tuân thủ pháp luật

Hội thảo bàn về “văn hóa tuân thủ pháp luật” do Cục PBGDPL&TGPL tổ chức.
(PLVN) - Làm thế nào để mọi người cảm thấy pháp luật là một điểm tựa, luôn tin tưởng tự giác chấp hành; cần làm gì để tuân thủ pháp luật trở thành nét văn hóa trong đời sống xã hội… là nội dung được đưa ra phân tích, thảo luận tại Hội thảo “Bàn về thuật ngữ, nội hàm, tiêu chí đánh giá, đo lường văn hóa tuân thủ pháp luật” do Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (PBGDPL&TGPL, Bộ Tư pháp) tổ chức ngày 14/4 tại TP HCM.

Niềm tin vào “cuộc cách mạng” tinh gọn

Quang cảnh khai mạc Phiên họp thứ 44.
(PLVN) -  Những ngày này, cả nước đang hối hả thực hiện “cuộc cách mạng” thực hiện chủ trương tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị. Thời gian đã rất gấp gáp, khối lượng công việc khổng lồ, nên sự tin tưởng tuyệt đối chấp hành các đường lối, chủ trương, sự phối hợp nhịp nhàng, sự nỗ lực quyết tâm là vô cùng quan trọng.

Kinh nghiệm quốc tế: Trung tâm tài chính quốc tế Thượng Hải: Doanh thu năm 2024 đạt 3.650 nghìn tỷ nhân dân tệ

Khung cảnh về đêm của Trung tâm tài chính Thượng Hải. (Ảnh: VCG)
(PLVN) - Thượng Hải - cái nôi của ngành công nghiệp tài chính hiện đại của Trung Quốc, đang khẳng định tên tuổi của mình là một trong những trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) top 10 thế giới. Năm 2024, tổng doanh thu của thị trường tài chính Thượng Hải đạt 3.650 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

Chiến dịch số hóa hộ tịch tại Nghệ An – Bài 2: Không chỉ là số hóa, mà là một cuộc chuyển mình

Số hóa hộ tịch giúp các cán bộ tư pháp giảm áp lực công việc, hạn chế các sai sót như khi xử lý trên hồ sơ giấy.
(PLVN) - Không còn là những xếp hàng dài chờ đợi, không còn những lần lặn lội đi – về chỉ vì thiếu một tờ giấy, chiến dịch số hóa hộ tịch ở Nghệ An đang mở ra một chương mới cho nền hành chính công – nơi người dân trở thành trung tâm của sự phục vụ. Dưới bàn tay cần mẫn của những cán bộ tư pháp, từng dữ liệu hộ tịch được “sống dậy” trong không gian số, kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, góp phần định hình một chính quyền số gần dân, hiểu dân và hành động vì dân.

Chiến dịch 30 ngày đêm số hóa hộ tịch tại Nghệ An - Bài 1: Quyết tâm vượt khó hoàn thành nhiệm vụ

Chiến dịch 30 ngày đêm số hóa dữ liệu hộ tịch tại Nghệ An là một bước tiến lớn trong công cuộc hiện đại hóa hành chính công.
(PLVN) -  Sâu trong những trụ sở xã vùng cao, dưới ánh đèn muộn và đường truyền Internet chập chờn, có những con người miệt mài chuyển từng dòng thông tin hộ tịch từ trang giấy cũ sang nền tảng số. Chiến dịch số hóa 30 ngày đêm tại Nghệ An không chỉ là cuộc vận động hành chính quy mô lớn – mà là bước tiến đầy nhân văn của ngành Tư pháp, nơi mỗi cán bộ học cách đi nhanh, làm kỹ và đặt lợi ích người dân làm trung tâm.