Tiếp diễn những huyền thoại bí ẩn
Tháng 9/1950, một phóng viên của liên đoàn báo chí tên là Jonnes phát đi một bức điện đưa tin: Tam giác nối liền bởi Florida, Panama và Puerto Rico, nơi mà phi đội 19 mất tích, là khu vưc máy bay hoặc tàu thuyền thường biến mất một cảch đột ngột, được mệnh danh là “chốn địa ngục”.
Sự kiện phi đội “Kẻ báo thù” số 19 và chiếc máy bay huấn luyện “Thủy thủ” số 49 mất tích ở đó khiến người ta không thể giải thích nổi. Tạp chí “Số phận” là một tạp chí bán rất chạy thường đi sâu tìm hiểu “những chuyện thần bí có thật”, trong số ra tháng 10/1952 đã đăng một bài bình luận dựa theo nguồn tin của liên đoàn báo chí, phân tích vụ án mất tích của phi đội 19.
Năm 1955, Thiếu tá lính thủy đánh bộ đã giải ngũ và cũng là người tín vào các cuộc thăm viếng của người ngoài Trái đất tên là Donart Kihu trong cuốn sách “Âm mưu đĩa bay” đã đưa ra phỏng đoán “phi đội 19” đã bị một chiếc tàu lớn đến từ vũ trụ bắt cóc đi mất.
Sau này, một nhà văn khác tên là Att Ford đã từng phỏng vấn một nhân viên vô tuyến điện. Anh này nói đã nghe tiếng kêu lên: “Trông họ thật giống người vũ trụ, thôi đừng đuổi tôi nữa!”. Tuy nhiên, trong bìên bản ghi lại nhũng câu trao đổi của Taylor suốt trong phi vụ đó không hề có câu nói này.
Phi hành đoàn chụp ảnh trước chuyến bay định mệnh mất tích tại Bermuda. |
Tháng 5/1964 và năm 1965 trên tờ tạp chí “Đội thương thuyền” và trong cuốn sách “Đường chân trời không nhìn thấy”, nhà văn Wilson Gardi đã gọi vụ án mất tích của phi đội bay số 19 là “những chuyện lạ khó tin trong lịch sử ngành hàng không”.
Khi mô tả vụ việc này, các nhà văn khác cũng có cách nói tương tự và đều cố ý lòe bịp độc giả. Họ cố tình né tránh các kiểu giải thích thông thường nhất, họ cố tình gán ghép nguyên nhân của bi kịch cho người ngoài trái đất, hoặc những lý do khác như không gian 4 chiều, về sự lệch lạc của trục thời gian hoặc của từ thế lực thần bí.
Những vụ việc kỳ lạ ở vùng “tam giác quỷ”
Tháng 2/1963, con tàu chở dầu mang tên “Nữ vương lưu huỳnh” chở 15.260 tấn lưu huỳnh thể lỏng cũng bị mất tích một cách khó hiểu ở khu vực eo biển Florida. Sau đó dù người ta đã tổ chức tìm kiếm quy mô lớn cũng không hề tìm được một xác thủy thủ, một chiếc thuyền cứu hộ thậm chí một vết dầu loang mà nhiều người tin rằng con tàu này đã bị Tam giác quỷ Bermuda nuốt chửng.
Tuy nhiên, cuối cùng vẫn có một vài thứ nổi lên trên mặt biển, trong đó có một mái chèo, một tấm biển mờ còn đọc được dòng chữ “lưu huỳnh”, một áo phao có in tên con tàu và một số dụng cụ cứu hộ. Nhân viên điều tra cho rằng con tàu này kết cấu vốn yếu nên khi gặp phải thời tiết xấu đã bị nhấn chìm xuống biển hoặc hàng hóa trên tàu là chất dễ bắt cháy nên đã vô ý để xảy ra cháy nổ.
Năm 1967, ở vùng Tam giác Bermuda còn xảy ra một vụ việc kỳ lạ nữa là chiếc ca-nô mang tên “Ma thuật” dài 23 thước Anh và hai người ngồi trên đó đã mất tích một cách bí hiểm trên vùng biển Miami.
Trước khi lâm nạn, hai người trên ca-nô còn báo cáo với đội cảnh vệ trên bờ là cánh quạt của ca-nô bị hỏng, nhờ họ cho người kéo ca-nô vào bến cảng. Họ còn cho biết thêm thân ca-nô hoàn toàn nguyên vẹn, khoang nổi của ca-nô chắc chắn, bảo đảm ca-nô không thể chìm được. Thế mà chỉ 19 phút sau đó, khi đội cảnh vệ đến nơi thì đã không còn thấy bóng dáng chiếc ca-nô đâu nữa.
Bermuda trở thành cụm từ ám ảnh
Trong bài viết nhan đề “Tam giác chết Bermuda” đăng trên tạp chí “Đội thương thuyền” số tháng 2/1964 của nhà văn Wilson Gardi, ông đã sử dụng cụm từ “vùng Tam giác Bermuda” khiến người nghe sởn tóc gáy. Từ đó về sau, bất kỳ vụ việc quái dị nào xảy ra ở khu vực này người ta đều liên hệ với cụm từ này, hoặc có ngưởi còn tìm một từ ngữ mang tính hình tượng hơn như “tam giác quỷ” hoặc “vùng biển rủi ro”.
Trong cuốn sách tựa đề “Những công dân không lộ diện” xuất bản vào năm 1970, tác giả Ivan Simpson cho rằng, đằng sau nhũng vụ mất tích xảy ra ở Tam giác Bermuda thoáng hiện bóng dáng của một trí tuệ và nền kỹ thuật văn minh rất cao dưới lòng đại dương, cũng là bóng dáng ẩn hiện đằng sau các sự kiện về vật thể bay chưa xác định.
Quyển sách chuyên nghiên cứu về Tam giác Bermuda là “Địa ngục giấu kín các vụ mất tích” của tác giả John Spencer xuất bản năm 1969 rất được độc giả hâm mộ.
Hình ảnh 5 chiếc máy bay thả ngư lôi mang tên “Kẻ báo thù". |
Năm 1970, bộ phim thời sự “Vùng biển ma quái” đã giới thiệu biển Bermuda cho đông đảo khán giả. Đến năm 1974, sự hâm mộ của công chúng đối với mảng đề tài này lên đến cực điểm khi mà hai tác giả Salet Belits và Mansen Varendin cho ra mắt cuốn “Vùng tam giác Bermuda” bán hết ngay 5 triệu bản. Trong năm đó, cuốn “Tam giác chết” của Salt Wayna và cuốn “Những điều khó lý giải” của John Spencer đều bán rất chạy. Lâu dần, độc giả phát hiện ra rằng các tác giả thường sao chép tài liệu của nhau. Trong cảc bài viết hoặc sách xuất bản đều thiếu các chứng cứ ban đầu.
Năm 1975, một nhân viên thư viện ở bang Aridona tên là Lari Curdodo xuất bản cuốn “Vén bức màn bí mật vùng tam giác Bermuda”. Cuốn sách này đã vận dụng nhiều tư liệu chi tiết mà các tác giả khác không có.
Ví dụ, ghi chép về khí tượng, báo cáo của cơ quan điều tra nhà nước, bản tin thời sự và các văn kiện khác, tất cả đều chứng tỏ rằng các tác giả khác đã sáng tác với một thái độ thiếu bằng chứng, thiếu nghiêm túc và đưa ra kết luận vội vàng. Chẳng hạn, theo nhật ký khí tượng, hôm đó trời yên biển lặng thì trong sách lại mô tả phong ba bão tố, sóng dựng ngang trời.
Một số vụ đắm tàu hoặc rơi máy bay hoàn toàn do những nguyên nhân thông thường thì được tô vẽ hết sức ly kỳ rùng rợn, xác tàu, xác máy bay bị coi là mãi mãi không tìm thấy, trong thực tế đã được vớt lên từ lâu.
Tuy nhiên những người say mê với các sự kiện giật gân ở Bermuda đã không thể biện hộ cho lập luận của mình trước những chứng cứ hiển nhiên. Theo cách nói của Curdodo thì Tam giác quỷ Bermuda chỉ là chuyện bí ẩn do con người dàn dựng nên.
Mặc dù vậy, sự mất tích bí ẩn của phi đội bay số 19 và những vụ mất tích khác chưa tìm được lý do khi đi qua vùng tam giác Bermuda vẫn luôn thách thức những người muốn tìm tòi và dư luận. Bởi những bí ẩn tại đây vẫn luôn là những điều chưa giải thích được.