Bệnh lạ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Hẳn là khi lớn lên, ai cũng chờ đợi một công vịêc. Cũng như tôi, sẽ cần một việc làm để kiếm cơm, khỏi mang tiếng là ăn bám chồng nếu may mắn có chồng.

Mẹ tôi thấp cổ bé họng trong xã hội thì kiếm làm sao được một công việc tốt. Người ta sẽ bĩu môi với thu nhập một triệu năm trăm ngàn một tháng của mẹ - cái đồng lương còm, nhưng với tôi và mẹ, thì đó là một sự vĩ đại. Tôi đang học đại học và nếu quá khó khăn trong khi tìm kiếm một việc làm thì tôi cũng muốn theo mẹ, làm một người tạp vụ trong một cơ quan nghiên cứu bình thường, kiếm mỗi tháng năm trăm ngàn thêm tiền thưởng nữa, thế là ổn rồi. Tôi không đủ sức để mơ những ước mơ cao xa. Cứ mơ cao xa rồi lại ngã xuống thực tại, thấy cô lẻ và chới với quá chừng. Lại thấy mình như bị thương

Mẹ tôi làm tạp vụ từ khi tôi được hai tuổi. Đó cũng là thời gian cha bỏ hai mẹ con được một năm. Giờ tôi hai mươi, tròn trĩnh để thực hiện mơ ước và làm đàn bà. Nơi mẹ làm là Viện X. Công việc lau chùi, quét tước, rửa cốc chén, cho giấy vào nhà vệ sinh, đun nước… Đôi khi còn nhận sự sai bảo của cán bộ trong cơ quan. Sau này, khi thấy mẹ tôi hiền lành, làm được việc, Giáo sư Mười làm Viện trưởng có nhờ mẹ về để chăm sóc góc vườn trồng nhiều cây cảnh trong biệt thự nhà ông. Mẹ kể rằng cây cảnh nhà ông loại bét cũng ra tiền triệu. Nhà có một người giúp việc nhưng chỉ biết nội trợ chứ không chăm được cây cảnh. Động đến cây cảnh là cây cảnh chết, động đến chim chim toi. Từ ấy vị giáo sư không cho sờ mó đến vườn cảnh, những chú chim quý của ông. Giáo sư bảo trông mẹ có vẻ mát tay. Ngày đầu tiên nhìn mẹ tưới rau đã thấy rõ “tay nghề” chuyên nghiệp. Ông ưng ngay. Người giúp việc cũ nghỉ, mẹ liền được ‘triệu” đến để giúp. Giáo sư trả rất hậu.

Tôi sắp ra trường, tương lai có vẻ mù mịt hơn lúc nhập trường hăm hở. Tôi muốn mẹ xem xét tình hình, đưa vào làm một chân tạp vụ của cơ quan mẹ đang làm. Tôi muốn thay mẹ công việc vất vả đó. Phần mẹ, nghỉ cũng được, còn không thì giúp việc cho riêng nhà giáo sư thôi.

Chỉ mới nhắc đến chuyện đó mẹ đã xâm xẩm mặt mày. Dứt khoát là không.

- Con tốt nghiệp đại học ra, có bằng cấp, bằng mọi giá phải tìm việc làm khác.

Mẹ không cho tôi làm công việc giống mẹ vì tôi có bằng cử nhân. Tôi không chấp nhận điều đó, mẹ đã từng dạy nếu không phi pháp, thì mọi công việc lương thiện đều tốt cả. Tạp vụ là công việc lương thiện, tại sao mẹ lại gay gắt phản đối? Thật khó hiểu.

Sau cùng, tôi được mẹ giải thích. Khi màn đêm về, treo lơ lửng vùng trời ngoại ô một mảnh trăng. Hai mẹ con nằm trong phòng trọ, chênh chếch cửa sổ. Mẹ kể tôi nghe về nỗi cơ cực của mình.

Công việc ở cơ quan nhà nước không có gì vất vả. Nỗi vất vả mà cha tôi và cuộc đời gây ra lớn gấp ngàn vạn lần. Khó khăn nhất ở cơ quan là phải nghe toàn bộ những chuyện cãi vã, đố kỵ, lừa lọc, phù phép của mấy cô gái ưa nhàn rỗi, cán bộ rửng mỡ trong đó. Mẹ có tuổi, nên ai cũng muốn kể cho nghe về thói xấu của người khác. Ai mẹ cũng gật. Nghe rồi phải học cách làm ngơ, không để mất lòng ai. Mẹ thành ra cái thùng mọi người trút vào đó. Ví thế này cũng được, mẹ lãnh nhận tất cả những thứ đó từ họ, rồi đem đổ đi, để chúng khỏi bốc mùi. Giống như hàng ngày mẹ vẫn mang những xô rác đi đổ.

Có hôm, Giáo sư Mười gọi mẹ vào phòng giám đốc, hỏi mẹ có thấy những biểu hiện hay điều gì khác thường ở cơ quan không. Mẹ nói chẳng nghe thấy gì. Giáo sư bảo “chắc chị đùa”. Cơ quan xảy ra quá nhiều chuyện không thấy chuyện gì mới lạ. Ông cười hềnh hệch, ưỡn cái bụng phì nhiêu kềnh càng ra phía trước, giọng tuyên bố: “Tôi thừa biết chúng nó đang làm gì. Đứa nào cũng muốn vơ vét cả. Cơ quan nhà nước được bao cấp mà. Chẳng cần nhọc xác thì mỗi năm Nhà nước cũng rót kinh phí “nuôi” hoạt động. Không có việc, thấy nhàm quá. Thằng tôi này, cũng tự hào là mình làm cho đứa nào cũng khấm khá cả. Nhưng vẫn có thằng muốn lật”. Nói đến đây, Giáo sư Mười ngớ người ra tự nhiên hỏi “sao tôi lại nói chuyện này với chị nhỉ?”. Ông lại ồ lên ngạc nhiên “À, vì chị điếc mà, chị điếc. Chuyện ở cơ quan nhiều thế mà bảo chẳng nghe thấy gì. Lạ thật, thôi, chị ra ngoài đi”.

Độ Giáo sư Mười và Phó Giáo sư Chín - Phó Giám đốc diễn ra “chiến tranh lạnh”, cả cơ quan bị bao phủ bởi những tầng mây xám. Hai phe cánh của đôi bên lúc nào cũng thường trực một nỗi hằn học, sẵn sàng “hót” đối thủ ra khỏi trường đấu. Khổ nhất là mẹ, bên nào cũng muốn kéo mẹ về phe, muốn mẹ nghĩ xấu cho bên kia. Đôi bên bỏ bễ công việc, muốn phá bĩnh tất cả. Cơ quan biến thành quán nhậu một cách đáng ngạc nhiên. Họ mua đồ về, say xỉn, chửi bới, nôn ọe, ngã nhào. Đúng như một thứ bệnh đang lan ra. Mẹ nhìn thấy. Bệnh vô trách nhiệm. Và nhiều thứ khác. Tất cả những phế phẩm đó mẹ phải dọn sạch, đó là nhiệm vụ. Họ cũng tăng lương cho những vất vả của mẹ, với hy vọng để mẹ không kêu ca. Vào buổi trưa nhiều hơn. Lúc ra về, mẹ đã dọn dẹp cẩn thận, chiều đến nhận lấy ‘bãi chiến trường” ngồn ngộn giấy lau, xương xẩu, chén bát… Mùi hôi của đống nôn ọe bốc ra tận phòng bảo vệ.

Cuối năm, nhân dịp đón bằng danh hiệu, cơ quan có mở tiệc “tại gia”. Tôi ngỏ ý muốn đến cùng mẹ phục vụ, dọn dẹp một lần cho biết. Hai mẹ con đêm nào cũng tâm sự, nên thông tin đó tôi biết. Mẹ đồng ý. Đó là một ngày rất nhộn nhịp. Giáo sư Mười và Phó Giáo sư Chín ngày thường gườm nhau, khi có quan khách đông đủ vẫn tay bắt mặt mừng. Không ngớt lời chúc tụng. Bữa tiệc diễn ra vào thời điểm ý nhị của một buổi trưa. Rượu Tây nhiều vô kể. Thức ăn đặt sẵn nhà hàng, đặc biệt xa xỉ. Bao giờ những quan khách cũng rút trước. Rồi đến cán bộ chủ chốt cơ quan. Chỉ còn gần mười người uống tiếp. Giáo sư Mười đi cùng cán bộ cấp trên, chẳng hiểu sao quay lại muốn uống và tâm sự cùng anh em trong cơ quan. Tôi, mẹ và một số người được “huy động” hết mức. Sau cùng tất cả say. Giáo sư Mười say.

Sau khi đón nhận danh hiệu, cơ quan đầu tư cho các giáo sư, tiến sĩ nghiên cứu, viết công trình khoa học, giáo trình để “đưa xuống cơ sở”. Tất cả nhập cuộc, hăm hở trong không khí nóng. Phần lớn họ nhận tiền trước cho công trình của mình. Sau này, những công trình đó có thể tốt hoặc không, nhưng là của những người có tầm cỡ. Sau này, mẹ thường xuyên vào phòng Giáo sư Mười lau chùi, dọn dẹp nên biết. Những người nhận tiền đều có công trình trăm phần trăm. Sau khi nghiệm thu, họ bắt đầu đưa xuống cơ sở. Phản ứng của cơ sở là chấp nhận “ôm” cái công trình nghèo nàn giá trị ấy về và lặng lẽ ném vào kho chờ làm giấy vụn…

Sự việc ách tắc này đến tai cấp trên. Sẽ không có chuyện gì to tát xảy ra nếu “dưới cơ sở” không kêu ca quá nhiều. Cán bộ chức sắc, Giáo sư Mười có đủ mối quan hệ cần thiết để cấp trên khỏi “sờ gáy”. Nhưng cấp trên đã về lục lọi hồ sơ sổ sách. Một cuộc sát hạch chưa từng có diễn ra. Ban đầu khiến lông chân của các đấng các bậc run rẩy, rồi đỏ gay mặt, sau tái mặt.

Giống như một cuộc thay máu của cơ thể người. Các giáo sư, phó giáo sư trụ hạng nhiều năm rụng như sung, không ai cứu vãn được. Giáo sư Mười ngã đầu tiên. Ban đầu ông vờ ốm nằm nhà, sau rồi sốc ốm thật, liệt giường.

Giáo sư Mười mang tiếng thét ra lửa mà chẳng có uy lực gì với vợ con. Trong lúc thất thời lỡ vận ốm nằm nhà bị vợ bỏ rơi. Một thằng con đi làm ăn ở Sài Gòn không chịu về, đứa con gái ở bên Đức càng không. Bà vợ còn khá đầy đặn sẵn sàng bỏ ông ở lại để theo một người khác. Mẹ cũng phải nghỉ ở cơ quan đó, Giáo sư Mười cũng gọi đến để chăm lo cho sức khỏe của mình. Vừa chăm ông, vừa chăm góc vườn cây cảnh đang vươn lá cành vô lối. Giáo sư ho khù khụ như hen. Một vụ sốc khiến ông gần như khuỵu hẳn, kiệt quệ.

Hận bà vợ bỏ ông. Ngày thường bà đã chẳng ưa gì, nay ông nằm đấy, còn sức đâu ngăn cản. Bực mình ông chửi. Chửi cả lũ chim ngoài kia ríu rít kêu. Khi còn khỏe ông nói chúng thốt ngọc, nhả vàng, nay lâm nạn thì chúng chẳng bằng lũ quạ.

Tôi đến nhà Giáo sư cùng mẹ. Ông mang máng nhớ tôi là con mẹ. Trong tiếng khản đục mệt mỏi của mình, ông khen tôi lớn và xinh. Cũng hỏi tôi đã đi làm ở đâu. Tôi nói đang chờ việc. Ông cười, bảo khi khỏe lại, sẽ sắp xếp cho một công việc tốt, chỉ cần tôi để mẹ ở lại, chỉ để chăm sóc cho ông.

Mẹ nói, ông còn đang mắc chứng ảo tưởng. Làm việc ở trên nhiều người, nay trong cơn mê man cũng ra lệnh với hò hét, sai bảo, ký kết giấy tờ này, giấy tờ khác. Còn nói nếu khỏe mạnh, phục quyền, sẽ cho khối thằng chết toi. Trời đất, ông mà phục quyền, hay làm một chức vụ tương tự, vẫn theo cái lối cũ thì chẳng hiểu xã hội sẽ đi đến đâu.

- Ông ấy còn tu rượu Tây nữa, trong lúc nằm liệt vẫn để một chai cạnh đầu, mẹ bỏ ra thì cáu.

Hai mẹ con ngồi nhà ngoài tâm sự thì nghe tiếng ông ho khù khụ. Mẹ chạy vào, tôi chạy theo. Giáo sư Mười vừa cầm chai rượu vừa nôn. Mẹ giật chai rượu từ tay ông bỏ bên cạnh, vớ lấy cái chậu nhựa để ông nôn vào. Tình trạng của ông thảm hại hơn tôi tưởng. Dù nghe đã nhiều, giờ thực sự chứng kiến cảnh một người có chức tước lâm vào kiệt quệ. Sửa soạn và để ông nằm yên lặng, mẹ kéo tôi ra nhà ngoài, mang theo cái chậu ông vừa nôn. Mẹ nói với tôi:

- Đồng ý là ông ấy tốt với mẹ, không làm hại gì. Nhưng rõ ràng ông ta chẳng có uy lực gì. Là giáo sư mà khi đương chức nhiều người kính trọng, giờ có thấy ai ngó ngàng đến. Ông ấy mà tìm lại được vị trí thì con biết rồi đấy. Mẹ có thể dọn dẹp được những rác rưởi, xú uế ông ấy thải ra, còn những thứ khác… Mẹ không muốn con theo nghề mẹ là vì thế. Con phải cố gắng lên.

Truyện ngắn của Ngô Thục Miên

Tin cùng chuyên mục

Có những mối quan hệ độc hại, đầy rẫy bạo lực và bất bình đẳng nhưng người trong cuộc không dứt ra được, bởi cái cớ “trót yêu”. (Nguồn: FL)

Có những kiểu yêu…

(PLVN) - Lan Anh gục khóc nức nở trên vai bạn. Trên gương mặt cô là đôi mắt sưng húp, không phải do khóc, mà là do một tác động ngoại lực. Bờ môi sưng vêu, tụ máu. Người bạn gái thân thiết nghiến răng: “Đã nói mày bao nhiêu lần, phải bỏ cái thằng vũ phu đó đi, không có ngày nó đánh mày chết, mà mày không nghe”. Lan Anh rấm rứt trong làn nước mắt: “Nhưng tao không bỏ được. Tao yêu ảnh. Ảnh chỉ có tật nóng tính, còn lại rất tốt với tao…”.

Đọc thêm

Bánh đúc không xương

Bánh đúc không xương
(PLVN) - Sau ngày giỗ đầu của mẹ tôi, bố mời mọi người đến họp gia đình. Trong cuộc họp, tiếng ông nội sang sảng quyền lực, tiếng chú Hảo buông bải nước đôi, tiếng cô Hậu thẽ thọt xa xót. Chỉ có tiếng bố trầm lắng nhưng lại như những nhát búa nện vào trái tim đang tuổi nổi loạn của tôi.

Bay lên từ nước

Bay lên từ nước
(PLVN) - Màn đen hun hút, gió thổi rát mặt đêm. Bà Nhường cảm nhận chuyện chẳng lành với đàn cò nên đã gọi con trai dậy, cầm đèn pin ra vườn.

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Xuyên bão

Tranh minh họa của Văn Học
(PLVN) - Trận bão về sớm hơn thường lệ. Gió ầm ào gào rít như muốn tàn phá tất cả. Ngoài kia, cây cối bị vặn ngả nghiêng, rõa rượi, lá bị bứt xáo xác, bay chíu chít.

Về nhé bạn ơi!

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.T)
(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.

Miền thơ ấu

Ảnh minh họa. (Nguồn: B.T)
(PLVN) - Sáng đi học, chiều vừa chăn bò, cắt cỏ. Nếu không cắt cỏ thì phải vơ lá. Thôi thì đủ các loại lá, lá tre, lá vải, gốc cây ngô, dây bù lào già (cây bí đỏ)… để về làm củi đun.

Báu vật của người già

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có một lần, một người bạn của tôi đăng lên mạng thông tin “Tìm bố lạc”. Trong bài viết ấy, bạn nói rằng bố bạn đã bỏ nhà đi mấy hôm nay. Kèm theo thông tin ấy là tấm ảnh một người đàn ông hơn 65 tuổi, trông còn minh mẫn, nét mặt sáng sủa, hiền lành.

Thám tử

Ảnh minh họa - Nguồn: ST
(PLVN) - Gã thích đội mũ nỉ đen, mặc áo ba đờ xuy đen và đeo kính râm mỗi khi ra đường mà không cần biết đó là mùa đông hay mùa hạ.

Gánh hàng rong

Hàng rong gây thương nhớ. (Ảnh: Pinterest)
(PLVN) - Đó là lúc canh khuya sương lạnh, trên con đường vắng tanh, có người mẹ, người chị kẽo kẹt gánh hàng rong ra chợ. Ánh lửa bập bùng từ bếp lò than sáng lên màu hồng tươi trong đêm đen, chuyển động nhịp nhàng theo bước chân chạy lúp xúp, rong ruổi, đánh thức sự sống ngày mới.

Sốt nhẹ

Ảnh minh họa: PV
(PLVN) - Rồi thì trong họ cũng không biết được rằng tình cảm ai nặng hơn: một người vốn luôn vui vẻ, chân thành lại vì một người chỉ cần nhắc đến tên là rơi lệ; và một người vốn lúc nào cũng lạnh nhạt, hờ hững với đời lại trở thành một người lãng mạn, biết quan tâm. Tình yêu muôn loại, ta sẽ không thể nào biết được toàn tâm, toàn ý vì một người hay thay đổi vì một người, cái nào sâu nặng hơn.

Giọt thu

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học
(PLVN) - An đến khi những cơn mưa mùa thu vẫn lất phất gõ đều trên mái hiên gỗ. Quán nằm trong con hẻm nhỏ. Giàn hoa phong sương vẫn biêng biếc lá. Bao năm rồi, quán vẫn cũ kỹ nằm nghe tàu lửa chạy sầm sập qua. Những bản tình ca cũng da diết như ngày nào. Chỉ có người ta sẽ trôi vào guồng quay bất tận của thời gian rồi dần dà thay đổi, chứ cái quán này muôn đời vẫn vậy, trừ khi ông lão họa sĩ mất đi mà thôi.

Ngắm 'năm cửa ô Hà Nội' qua 3D

Không gian “Hà Nội vùng đứng lên” trong triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”. (Nguồn: BTC)
(PLVN) - Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.

Khi mạng xã hội thành “sàn diễn”

Khi mạng xã hội thành “sàn diễn”
(PLVN) - Trong thời đại số hóa, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối và chia sẻ, mà còn trở thành “sân khấu” để nhiều người phô diễn. Sống ảo, "phông bạt" trên mạng đang dần trở thành một hiện tượng đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.

Vùng trời tím biếc

Vùng trời tím biếc
(PLVN) - Nghe tiếng, tôi biết ông Đúc đến tìm bố, nên hờ hững bảo “họa sĩ ở trong phòng”. Tôi phụng phịu quay lại bức tranh đang vẽ dở. Cây khế lúc lỉu quả và hoa với lích chích tiếng chim kêu chẳng làm tôi tĩnh tâm được, có lẽ vì thế các bức vẽ chẳng bao giờ ra hồn. Chiều qua bố trúng gió nên có hơi sốt, tôi chỉ mua thuốc rồi đặt lên bàn mà không nói gì. Suốt bao năm qua tôi cứ tự đẩy bố xa khỏi mình.

Triển lãm thầy trò 3 miền đất nước

Triển lãm thầy trò 3 miền đất nước
(PLVN) - “Gặp gỡ mùa thu” là triển lãm của họa sĩ Ngô Đăng Hiệp và 4 học trò Đoàn Tuyên, Hà Văn Chúc, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Trần Trọng Đạt với những điều khác biệt, không chỉ về sắc màu, thời gian mà còn cả không gian.

Những cuộc chia ly

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Nỗi buồn nhỏ giọt từng chút một trong đêm, cứ tựa như những giọt sương đang nấp đâu đó trên mái nhà vắng, rồi rơi tõm vào lòng người cô tịch. Miệng mở ra nói câu đầy kiêu hãnh: “Người như tôi đau rồi sẽ chừa” nhưng rồi cuối cùng mọi thứ lại lặp lại, cứ như chưa từng có bài học nào, chưa từng có kí ức buồn thương nào lưu lại. Tôi, rồi lại tiếp tục đi vào vết xe đổ của chính tôi.

Triệu chứng kẹt xe

Tranh minh họa: V. Học
(PLVN) - Sẽ không có gì đáng nói nếu như ông bố không rút “lệnh cho nhà”. Quân sẽ ngoan ngoãn nghe lời ông và không có gì oán thán. Đằng này ông cụ lại quay ngoắt một trăm tám mươi độ làm anh cay cú. Ngôi nhà cũ anh sẽ đầu tư xây mới, biến thành biệt thự tân thời. Một mình sở hữu hai căn, vậy coi như ổn với gã đàn ông một vợ, hai con.