Bật mí nguồn gốc “thương hiệu trăm tuổi” phô mai Con bò cười

Phô mai Con bò cười quen thuộc.
Phô mai Con bò cười quen thuộc.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thương hiệu phô mai Pháp La Vache qui rit (Con bò cười) vừa kỷ niệm 100 năm ngày ra đời với nhiều hoạt động khá sôi nổi. Ít người biết được rằng cái tên đã quá quen thuộc này xuất phát từ một ý tưởng rất ngẫu nhiên.

Hình tượng trẻ mãi không già

Tương tự bánh quy LU, nước ngọt CocaCola hay mứt chocolate hạt dẻ Nutella, phô mai Con bò cười (La Vache qui rit) được xếp vào nhóm những mặt hàng thực phẩm công nghiệp rất nổi tiếng trên thế giới. Đây là một thương hiệu được hầu như tất cả mọi nhà biết đến và phổ biến rộng rãi trong nhiều thế hệ người tiêu dùng.

Được chế biến từ sữa bò, loại phô mai mềm mịn này thường được ăn nguội kèm với bánh mì. Có người lại thích ăn kèm phô mai này với các loại trái cây như táo, nho tươi hay chuối. Một số người khác lại thích ăn nóng nên bỏ vào lò nướng trong vài phút để phô mai tan chảy, hoặc ăn kèm với súp khoai tây và đậu hà lan.

Phô mai Con bò cười được “sinh ra” vào 16/4/1921 và đến nay, sau 100 năm tồn tại và phát triển, La Vache qui rit vẫn “trẻ mãi không già” dù đã đi cùng bao thế hệ người Pháp. Đa số người tiêu dùng ở nước này đều có kỷ niệm tuổi thơ gắn liền với 8 mẩu phô mai hình tam giác, xếp ngăn nắp đều đặn trong chiếc hộp tròn. Mỗi phần được gói bằng giấy bạc, với logo con bò đeo đôi bông tai, miệng đang mỉm cười với hàm răng trắng xinh xắn. 

Câu chuyện về những mẩu phô mai vô cùng phổ biến ngày nay bắt đầu vào năm 1865 tại ngôi làng Orgelet ở vùng núi Jura. Tại thời điểm đó, một người đàn ông tên Jules Bel đã thành lập Công ty Bel chuyên sản xuất loại phô mai có tên là “comté”. Đây là một loại phô mai được làm từ sữa bò chưa tiệt trùng ở tỉnh Franche-Comté ở miền Đông nước Pháp.

Đến năm 1897, sau khi lên nối nghiệp cha điều hành công ty, con trai ông Jules là Léon Bel đã quyết định dời trụ sở công ty về thị trấn Lons-le-Saunier để khuếch trương hoạt động. Việc di dời cơ sở sản xuất từ ngôi làng miền núi về một thị trấn sung túc hơn về sau được chứng minh là quyết định khôn khéo của Léon Bel. Bởi, với quyết định này,công ty của ông có thể mua muối chế biến phô mai với giá rẻ hơn. Đồng thời, thị trấn Lons-le-Saunier còn có nhà ga xe lửa nối với các tuyến đường sắt chính yếu, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phân phối và xuất khẩu phô mai.Nhờ đó, ông đã giàu lên nhanh chóng.

Về tên gọi “Con bò cười”, không nhiều người biết được rằng nguồn gốc của nó xuất phát từ một trò đùa. Câu chuyện bắt đầu từ những đoàn xe tiếp vận lương thực trong thời kỳ Chiến tranh thế giới I. Vào năm 1914, ông Léon Bel (lúc bấy giờ 36 tuổi) được bổ nhiệm vào trung đoàn bộ binh chuyên cung cấp thực phẩm cho quân đội.

Để nhận dạng và dễ dàngbảo vệ những chiếc xe tải chuyển hàng vào kho, Léon Bel đã yêu cầu họa sĩ Benjamin Rabier vẽ hình một “con bò” lên những chiếc xe chở hàng thịt. Trung đoàn bộ binh sau đó đã chọn biểu tượng là một con bò vui nhộn, hí hửng lên xe. Ban đầu, con bò này được đặt tên là La Wachkyrie. Cái tên được đặt cách chơi chữ, trong đó các binh sỹ Pháp đã dùng từ dùng đồng âm để nhạo báng Valkyrie - những nữ thần trong truyện thần thoại cổ của Bắc Âu và cũng là biểu tượng văn hóa Đức qua tác phẩm dài của Wagner.

Sáng kiến độc đáo

Sau khi Chiến tranh thế giới I kết thúc, ông Léon Bel giải ngũ, trở về quê hương. Những hầm chứa của công ty gia đình ông lúc bấy giờ đầy ắp phô mai. Để có thể bán hàng tồn kho, ông nảy ra ý định biến những loại phô mai vỏ cứng thành phô mai mềm. Vào đầu những năm 1920, phô mai là mặt hàng không dễ bảo quản nên trong các kiểu sản phẩm đầu tiên, ông bán phô mai mềm đóng hộp như các lon sữa đặc. Đặc biệt, từ việc quan sát về cách mua và ăn uống của người tiêu dùng, ông nghĩ ra ý tưởng độc đáo là đóng gói phô mai để bày bán theo những khẩu phần cá nhân. Nhờ vào ý tưởng tuyệt vời này, ông và con cháu đã nhanh chóng chinh phục thế giới.

Năm 1921, Léon Bel chính thức tung ra thị trường loại phô mai mềm chế biến theo khẩu phần, có gắn nhãn hiệu “La Vache qui rit” - Con bò cười. Cách chế biến và sản xuất công nghiệp phô mai này kể từ đó đã được duy trì theo một công thức hầu như không thay đổi trong suốt 1 thế kỷ. Khi đã định hình màu đỏ của logo và giữ nguyên hình tượng con bò đang mỉm cười, La Vache qui rit trở thành một trong những sản phẩm công nghiệp dễ nhận dạng nhất. 

Ban đầu, phô mai Con bò cười là loại kem sữa mềm mịn pha thêm muối theo cách chế biến kiểu phô mai gruyère của Thụy Sỹ. Tuy nhiên, cung với thời gian, nhà sản xuất đã kết hợp thêm nhiều loại khác như emmental, mimolette, gouda trộn với bơ và sữa. Kể từ năm 1929 trở đi, công ty Bel cũng đã thành lập các nhà máy ở nước ngoài trong đó có các nước như Anh, Bỉ, Ai Cập hay Algeria...

Cùng với quá trình này, Léon Bel đã biến công ty gia đình thành một doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực truyền thông, tiếp thị.Công ty của ông là một trong những công ty đầu tiên trên thế giới lập văn phòng quảng cáo và biến đây thành một khâu không thể thiếu trong các nhà máy sản xuất. Ngoài ra, lấy ý tưởng từ mô hình kinh doanh của Mỹ, công ty sản xuất phô mai Con bò cười cũng tung ra các cuộc thi có phần thưởng cũng như các đợt quảng cáo với các dòng sản phẩm như album ảnh sưu tầm, lịch treo tường, chén đĩa, quần áo...

Về thương hiệu La Vache qui rit, ban đầu, Con bò cười là thương hiệu của Pháp nhưng sau đó đã được phát triển thành một sản phẩm quốc tế, phổ biến tại 136 nước. Theo chuyên gia quảng cáo Frank Tapiro - tác giả cuốn sách Vì sao Con bò cười không bao giờ khóc, sáng kiến hay nhất của thương hiệu này là phô mai này đã biết thích ứng với từng thị trường, đôi khi có thêm mùi vị khác để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng địa phương (như loại phô mai pha trộn với một chút mùi quế cho thị trường Bắc Mỹ).

Thương hiệu La Vache qui rit minh họa cho câu chuyện kinh doanh của Jules và Léon Bel - những người đã biến công ty gia đình thành một tập đoàn quốc tế với doanh thu hàng năm lên tới 3,5 tỷ euro. Nếu còn sống, có lẽ cả hai cha con nhà họ cũng không ngờ rằng sản phẩm của họ sẽ được trưng bày trong các viện bảo tàng đương đại.

Đúng một thế kỷ sau ngày ra đời, Con bò cười vẫn hái ra bạc tỷ chứ không phải là ý tưởng vui đùa ban đầu. Ngoài ra cái tên La Vache qui rit, thương hiệu này cũng đã được dịch sang hơn hai 20 thứ tiếng nhưThe Laughing Cow trong tiếng Anh, Gulen Inek trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Den Skrattande kon trong tiếng Thụy Điển hay Con bò cười trong tiếng Việt.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.