Bảo vệ đặc biệt 11 bảo vật quốc gia tại Bình Định

Cặp tượng hộ pháp ở chùa Nhạn Sơn, có niên đại thế kỷ XII - XIII.
Cặp tượng hộ pháp ở chùa Nhạn Sơn, có niên đại thế kỷ XII - XIII.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Các bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Định đang được đặt trong chế độ bảo vệ, bảo quản đặc biệt, trang trọng, an toàn và phát huy tích cực giá trị lịch sử - văn hóa, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa Việt Nam”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết.

Tỉnh Bình Định hiện có 11 hiện vật được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận bảo vật quốc gia. Hầu hết các bảo vật quốc gia tại Bình Định đều là những tác phẩm điêu khắc Champa bằng chất liệu đá.

Trong đó, Bảo tàng tỉnh Bình Định đang trưng bày 6 bảo vật quốc gia, gồm: phù điêu nữ thần Mahishasuramardini (niên đại đầu thế kỷ XII, công nhận năm 2015), phù điêu thần Brahma (niên đại cuối thế kỷ XII, công nhận năm 2016), cặp phù điêu chim thần Garuda diệt rắn (niên đại thế kỷ XII - XIV, công nhận năm 2017), phù điêu nữ thần Sarasvati (niên đại đầu thế kỷ XII, công nhận năm 2020), phù điêu thần hộ pháp Mả Chùa (niên đại thế kỷ XII, công nhận năm 2021).

Ngoài 6 bảo vật quốc gia nói trên, Bình Định còn 5 bảo vật quốc gia khác, gồm: cặp tượng hộ pháp ở chùa Nhạn Sơn, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn (niên đại thế kỷ XII - XIII, công nhận năm 2020); tượng thần Shiva ở chùa Phật Lồi, xã Nhơn Hội, TP Quy Nhơn (niên đại thế kỷ XV, công nhận năm 2018); cặp tượng voi đá ở thành Hoàng Đế, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn (niên đại nửa sau thế kỷ XII, công nhận năm 2023).

Theo ông Bùi Tĩnh - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Định, bảo tàng đa dạng hóa hoạt động quảng bá bảo vật quốc gia bằng việc lồng ghép nhiều cuộc trưng bày chuyên đề lưu động, tại chỗ, xây dựng nhiều chương trình ngoại khóa đến các đối tượng học sinh, sinh viên, chú trọng thuyết minh chuyên sâu, có điểm nhấn để tạo sức hút…

Tượng thần Shiva ở chùa Phật Lồi có niên đại thế kỷ XV.
Tượng thần Shiva ở chùa Phật Lồi có niên đại thế kỷ XV.

“Bảo tàng đã đón tiếp và phục vụ hàng triệu lượt khách đến tham quan, hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nước đến nghiên cứu, các cơ quan thông tấn báo chí đến khai thác, viết bài. Hiện nay, bảo tàng triển khai chương trình số hóa thông tin các hiện vật bảo tàng, nhất là các bảo vật quốc gia để du khách dễ dàng tra cứu thông tin liên quan đến những hiện vật độc đáo này, phục vụ tốt công tác tuyên truyền, quảng bá và thu hút khách du lịch trong hành trình đến với di sản văn hóa Bình Định”, ông Tĩnh cho biết.

Theo ông Lâm Hải Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, các bảo vật quốc gia nói trên góp phần khẳng định những giá trị lịch sử - văn hóa độc đáo của tỉnh Bình Định trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Sau khi các hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia, UBND tỉnh Bình Định giao Sở Văn hóa và Thể thao chỉ đạo Bảo tàng tỉnh Bình Định xây dựng chương trình, kế hoạch về bảo vệ, bảo quản và phát huy giá trị của bảo vật quốc gia.

“Các bảo vật quốc gia luôn được xử lý làm vệ sinh bảo quản hằng ngày. Hiện vật được trưng bày đặt trên bục, bệ trang trọng và đặt trong chế độ bảo quản đặc biệt; có hệ thống thông gió làm thông thoáng hiện vật nhằm chống hư hỏng, kéo dài tuổi thọ và làm tăng giá trị cho hiện vật”, ông Giang cho biết.

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đọc thêm

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.