Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung sắp diễn ra tại Bình Định

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV sẽ được tổ chức tại Bình Định từ ngày 8 - 10/9.
Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV sẽ được tổ chức tại Bình Định từ ngày 8 - 10/9.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV sẽ diễn ra tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) từ ngày 8 - 10/9, với sự tham gia của 11 tỉnh thuộc khu vực miền Trung.

Ban Tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV tại Bình Định năm 2023 vừa phát đi thông cáo báo chí về các hoạt động diễn ra tại Ngày hội.

Theo đó, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV sẽ diễn ra tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) từ ngày 8 - 10/9, với sự tham gia của 11 tỉnh thuộc khu vực miền Trung, gồm: Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Ngày hội là một sự kiện văn hóa với quy mô lớn được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc miền Trung nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Qua đó, Ngày hội là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc miền Trung trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước.

Theo Ban Tổ chức, các nội dung hoạt động của Ngày hội được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời tạo không khí vui tươi, phấn khởi, an toàn gắn với các sự kiện chính trị, văn hóa của đất nước, của khu vực và của địa phương.

Ngày hội có sự tham gia của 11 tỉnh thuộc khu vực miền Trung.
Ngày hội có sự tham gia của 11 tỉnh thuộc khu vực miền Trung.

“Các chương trình tham gia Ngày hội được chuẩn bị chu đáo, có nội dung tiêu biểu, phù hợp và có tính nghệ thuật cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ của nhân dân, đề cao vai trò của chủ thể văn hóa các dân tộc miền Trung, bảo đảm yếu tố bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với các yếu tố thời đại. Các nội dung hoạt động của Ngày hội do các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên quần chúng... là người dân tộc thiểu số thực hiện”, thông cáo nêu rõ.

Các hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV, gồm: Lễ khai mạc (20h ngày 8/9 tại quảng trường Nguyễn Tất Thành); Liên hoan văn nghệ quần chúng (từ ngày 8 - 9/9 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định); Trình diễn trang phục dân tộc truyền thống (từ ngày 8 - 9/9 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định); Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc tại địa phương (tối 9/9 tại quảng trường Nguyễn Tất Thành); Trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương (từ ngày 8 - 10/9 tại quảng trường Nguyễn Tất Thành); Trưng bày, chế biến và giới thiệu ẩm thực (ngày 9/9 tại quảng trường Nguyễn Tất Thành).

Bên cạnh đó còn có các hoạt động, gồm: Hoạt động thể thao và các trò chơi dân gian dân tộc (từ ngày 8 - 10/9 tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể thao tỉnh Bình Định); Hoạt động du lịch (ngày 10/9 tại quảng trường Nguyễn Tất Thành); Trưng bày ảnh “Các dân tộc thiểu số miền Trung đồng hành cùng sự phát triển của đất nước” (ngày 8 - 10/9 tại tiền sảnh Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định); Triển lãm “Đặc trưng văn hóa các dân tộc miền Trung trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam” (ngày 8 - 10/9 tại quảng trường Nguyễn Tất Thành); Lễ bế mạc (20h ngày 10/9 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định).

Tin cùng chuyên mục

 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh (ảnh minh hoạ Sở KHCN Nghệ An)

Dù đi đâu, vẫn là giọng quê hương

(PLVN) - Giọng Nghệ An, đối với tôi, không chỉ là âm thanh của ngôn ngữ, mà còn là một phần không thể thiếu của tâm hồn, là hơi thở trong lành của đất mẹ. Mỗi lần cất lên, tiếng nói ấy gợi cho tôi những kỷ niệm của một thời thơ ấu, những ngày tháng hồn nhiên dưới mái nhà đơn sơ, làn gió mát lành của cánh đồng xanh bao la bát ngát, là những ánh mắt đậm tình thân thương của những người dân quê mộc mạc. Dù có đi đâu, làm gì, ở đâu đi chăng nữa, giọng Nghệ An vẫn luôn theo tôi, như một phần không thể thiếu trong bản sắc của chính mình.

Đọc thêm

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn

Trải qua gần 200 năm, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn vẫn được gìn giữ, phát huy. (Ảnh: Alex Cao)
(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.